Dù không quá thân thuộc với đời sống hàng ngày của người Việt nhưng cây đậu chổi lại được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, loại cây này còn được mệnh danh là “thần dược” cho người suy giãn tĩnh mạch. Nếu bạn cũng đang quan tâm về loại thảo dược này thì tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết hôm nay.
Mục lục
1. Cây đậu chổi là gì?
Cây đậu chổi có tên khoa học là Ruscus aculeatus và tên tiếng anh là Butcher’s Broom. Đây là loại cây bụi thường xanh phát triển thấp phân bổ chủ yếu ở khu vực Iran, Địa Trung Hải và miền nam Hoa Kỳ.
Cây đậu chổi có thân cứng, mọc thẳng và có vân với những chiếc lá gai giả. Chồi của loại cây này có hình dáng tương tự như măng tây và có thể ăn được.
Từ hơn 2000 năm trước, người dân phương Tây đã sử dụng cây đậu chổi như một cây thuốc truyền thống với mục đích nhuận tràng, lợi tiểu và trị liệu tĩnh mạch. Tuy nhiên, ngày nay việc sử dụng các chiết xuất, thuốc sắc và thuốc đắp từ cây đậu chổi đã không còn phổ biến như trước nữa.
Từ những năm 1950, sau hàng loạt các nghiên cứu khoa học, người ta chủ yếu sử dụng loại thảo dược này trong điều trị các bệnh tuần hoàn bởi tác dụng co mạch. Tác dụng này cũng được ứng dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiện nay.
2. Thành phần – Cơ chế tác dụng
Cây đậu chổi chứa một số hợp chất hóa học khác nhau, trong đó hai hợp chất saponin chính là ruscogenin và neoruscogenin. Nồng độ ruscogenin trong phần dưới đất và trên đất là khoảng 0,12% và 0,08%. Ngoài ra, cây đậu chổi còn chứa nhiều furanostanol và spirostanol saponin. Hai bisdesmosidic spirostanol saponin, aculeoside A và aculeoside B, cũng đã được tách ra.
Bên cạnh đó, cây đậu chổi còn chứa các flavonoid, một hỗn hợp axit béo chủ yếu bao gồm axit tetracosanoic và các hợp chất liên quan, axit chrysophanic, sitosterol, campesterol và stigmasterol. Ngoài ra, cây đậu chổi cũng chứa triterpenes, coumarins, sparteine, tyramine và axit glycolic.
Các hợp chất khác được tách ra từ cây đậu chổi bao gồm benzofuran euparone và ruscodibenzofuran phenolic. Các chiết xuất từ cây cũng cho thấy sự hiện diện của sulfated steroid saponins và các steroid glycoside rusin và ruscoside.
Lượng saponin steroid có hoạt tính dược lý trong cây đậu chổi có thể thay đổi nhưng nồng độ cao nhất thường tập trung ở phần thân và rễ. Trong đó, hai hợp chất saponin hoạt động chính là ruscogenin và neoruscogenin có tác dụng làm co mạch, giảm phù nề.
Các saponin này hoạt động như một chất chủ vận trên thụ thụ thể adrenergic của cơ trơn tĩnh mạch, làm giảm tính thấm của mạch máu, từ đó tạo ra tác dụng lợi tiểu và nhuận tràng nhẹ. Đây cũng là cơ chế được ứng dụng trong điều trị các vấn đề về tuần hoàn (phù nề, giãn tĩnh mạch) và bệnh tiểu đường.
Theo nghiên cứu của Đại học Washington DC – Mỹ, chiết xuất của cây đậu chổi kích hoạt các thụ thể giải phóng noadrenaline làm tăng huyết mạch và co thắt mạch máu. Sự co thắt thắt kích thích quá trình lưu thông máu, từ đó cải thiện được tình trạng ứ đọng, tăng áp lực thủy tĩnh gây suy giãn tĩnh mạch.
Ngoài ra, chiết xuất flavonoid và acid phenolic được chứng minh rằng có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa, tạo ra tác dụng chống viêm, hỗ trợ lưu thông và tăng cường mạch máu.
3. Lợi ích của cây đậu chổi với sức khỏe
Dựa trên những phân tích rõ ràng về thành phần hoạt chất, các nhà khoa học đã chứng minh được hàng loạt lợi ích mà cây đậu chổi mang đến cho sức khỏe.
3.1. Kiểm soát suy tĩnh mạch mãn tính
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý xảy ra có rối loạn van ở các tĩnh mạch chi dưới khiến máu bị ứ lại hệ thống tĩnh mạch chân, không thể quay trở lại hệ thống tuần hoàn tĩnh mạch chủ và về tim như bình thường. Tình trạng này làm tăng áp lực thủy tĩnh trong tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch bị giãn ra và lồi lên khỏi bề mặt da (đám rối tĩnh mạch), gây sưng phù và đau nhức ở chân.
Tìm hiểu kỹ hơn: Các dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Các nghiên cứu dược lý phát hiện ra được hoạt chất ruscogenin và neoruscogenin ở rễ của cây đậu chổi có tác dụng co tĩnh mạch, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu từ tĩnh mạch trở về tim 1. Một nghiên cứu tổng hợp của các nhà khoa học Đức vào năm 2002, được thực hiện trên 166 người bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính cho thấy, tình trạng phù nề, sưng tấy ở chân dưới đã được cải thiện sau 3 tháng điều trị cùng chiết xuất của rễ cây đậu chổi 2.
Trong một phân tích khác cho thấy, sự kết hợp giữa chiết xuất rễ của cây đậu chổi, hesperidin methyl chalcone và acid ascorbic theo tỷ lệ 150mg:150mg:100mg có thể cải thiện triệu chứng sưng đau và chuột rút ở người suy giãn tĩnh mạch 3.
Đọc chi tiết:
- 5 tác dụng lớn của cây đậu chổi với bệnh suy giãn tĩnh mạch
- Nghiên cứu khoa học về cây đậu chổi với bệnh suy giãn tĩnh mạch
3.4 Cải thiện bệnh trĩ
Cũng giống như suy giãn tĩnh mạch chân, bệnh trĩ cũng là một dạng suy giãn tĩnh mạch xảy ra với các tĩnh mạch ở cuối trực tràng – hậu môn.
Với đặc tính chống viêm, giảm sưng và co tĩnh mạch, cây đậu chổi được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên trong điều trị bệnh trĩ. Trong một nghiên cứu, có đến 69% người bị bệnh trĩ đã cải thiện các triệu chứng sưng và đau sau khi sử dụng thực phẩm chức năng chứa cây đậu chổi 8.
Cây đậu chổi là một thảo dược an toàn, tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa hoặc giảm hấp thu sắt, kẽm. Nếu gặp phải những dấu hiệu này, bạn cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Chưa được chứng minh an toàn cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, những đối tượng này không nên tự ý điều trị bằng cây đậu chổi.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn đang uống thuốc điều trị huyết áp hoặc bệnh thận để tránh gặp phải tình trạng tương tác thuốc.
3.2. Giúp giảm viêm
Viêm là phản ứng có lợi khi cơ thể bị thương hoặc mắc bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, phản ứng viêm quá mạnh mẽ lại có thể gây phản ứng ngược, khiến cơ thể bị tổn thương. Đây là lý do các thảo dược có đặc tính chống viêm như cây đậu chổi được sử dụng để ngăn tình trạng này.
Theo các chuyên gia, ruscogenin trong rễ cây đậu chổi có khả năng ức chế các tín hiệu viêm và điều trị các tổn thương do viêm gây ra. Tác dụng này được tạo ra thông qua hoạt động ruscogenin ức chế sự kết dính của tế bào bạch cầu với tế bào nội mô tĩnh mạch rốn bị tổn thương do yếu tố hoại tử khối u – alpha (TNF – alpha) và ngăn chặn kích hoạt NF-kappaB 4.
Bên cạnh đó, ruscogenin cũng được chứng minh có tác dụng ức chế enzyme Matrix metallicoproteinase-13, từ đó ngăn cản quá trình phân hủy sụn ở những người bị viêm xương khớp 5. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, ruscogenin có tác dụng giảm triệu chứng viêm và điều trị tổn thương viêm liên quan đến bệnh tiểu đường 6.
3.3. Giảm triệu chứng hạ huyết áp tư thế đứng
Hạ huyết áp tư thế đứng là vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Tình trạng này xảy ra do huyết áp giảm đột ngột khi bạn đứng lên quá nhanh gây ra các triệu chứng: chóng mặt, hoa mắt, suy nhược và buồn nôn. Thông thường, cơ thể sẽ tự chống lại các hiệu ứng này bằng phản xạ co mạch máu ở phần dưới cơ thể. Tuy nhiên, phản xạ này trở nên suy yếu dần theo tuổi tác.
Hoạt chất ruscogenin có tác dụng co mạch, co tĩnh mạch giúp khắc phục tình trạng dồn màu ở các chi, thiếu trương lực tĩnh mạch và giảm co mạch qua trung gian thần kinh. Nhờ đó, chiết xuất cây đậu chổi được ứng dụng để khắc phục các trường hợp hạ huyết áp tư thế đứng mức độ nhẹ 7.
4. Tác dụng phụ khi dùng cây đậu chổi
Cây đậu chổi (Butcher’s Broom) nhìn chung được cho là an toàn cho hầu hết mọi người khi sử dụng bằng đường uống trong tối đa 3 tháng. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nó có thể gây khó chịu cho dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, hoặc nôn mửa.
Một trường hợp hiếm gặp đã được báo cáo về một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường phát triển chứng nhiễm toan ceton do đái tháo đường, một tình trạng nguy hiểm, sau khi sử dụng cây đậu chổi. Tuy nhiên, chưa có kết luận rõ ràng liệu cây đậu chổi có phải là nguyên nhân trực tiếp hay không.
Cây đậu chổi có chứa saponin, một hợp chất thực vật có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các khoáng chất như kẽm và sắt, do đó có thể làm giảm hấp thụ các chất này vào cơ thể.
Ngoài ra, cây đậu chổi không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, hoặc đang cho con bú, vì chưa có đủ nghiên cứu về tính an toàn trong các nhóm này.
Những người đang dùng thuốc điều trị thận hoặc huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây đậu chổi, vì nó có thể tương tác với một số loại thuốc.
5. Viên uống Dulcit – Chiết xuất đậu chổi, đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch
Viên uống Ducit chứa chiết xuất cây đậu chổi tương đương với 7,5mg ruscogenin hỗ trợ kiểm soát hiệu quả tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Sản phẩm có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu ở tĩnh mạch chân, ngăn cản quá trình thoát máu ra ngoài mạch từ đó khắc phục triệu chứng phù nề, đau nhức chân.
Thống kê của nhãn hàng cho thấy, sau khoảng 12 tuần sử dụng, các triệu chứng chân căng tức, nặng nề sẽ được cải thiện nhanh chóng. Điều này mang đến cho người bệnh tinh thần thư thái, giảm tâm lý bí bách, khó chịu do các triệu chứng bệnh lâu ngày gây ra.
Bên cạnh đó, mỗi viên uống Dulcit còn được bổ sung:
- Chiết xuất hạt dẻ ngựa (40mg Aescin): Tăng cường độ bền thành mạch, ngăn chặn quá trình giãn tĩnh. Qua đó cải thiện tình trạng đau nhức, sưng tấy, bỏng rát và nặng nề ở chân.
- Bột lá cây phỉ (30mg): Giúp giảm viêm, kháng khuẩn và giảm sưng, phù nề ở chân hiệu quả hơn.
Việc kết hợp đồng thời các thảo dược tự nhiên trong viên uống Dulcit giúp cải thiện và kiểm soát các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch nhanh chóng chỉ sau 4 – 12 tuần. Người bệnh chỉ cần sử dụng với liều lượng 2 viên/ ngày chỉ làm 2 lần uống sau ăn 15 – 30 phút để có hiệu quả tốt nhất.
Viên uống Dulcit nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với 100% thảo dược tự nhiên, cam kết an toàn và không gây tác dụng phụ.
Xem phản hồi khách hàng thực tế:
- 2 đợt sử dụng DULCIT chị đã giảm hẳn khó chịu do suy giãn tĩnh mạch gây nên
- Chia sẻ của một dược sĩ nghỉ hưu về suy giãn tĩnh mạch.
- Nhân viên kho, tôi không nghĩ mình bị suy giãn tĩnh mạch.
Sản phẩm hiện đã được phân phối tại hơn 2000 nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm điểm bán gần mình nhất TẠI ĐÂY.