Không ít người người tin rằng suy giãn tĩnh mạch không phải là vấn đề nghiêm trọng và không cần quan tâm quá mức. Hầu hết mọi người lựa chọn lướt qua dấu hiệu cảnh báo bệnh ở giai đoạn sớm. Điều này tạo điều kiện lý tưởng để bệnh tiến triển thành những biến chứng nghiêm trọng. Các chuyên gia cảnh báo người bệnh cần nghiêm túc quản lý suy giãn tĩnh mạch ngay từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
Mục lục
1. Dấu hiệu điển hình của suy giãn tĩnh mạch chân
Trong chương trình “hiểu đúng suy giãn tĩnh mạch”, PGS.Ts Đinh Thị Thu Hương – Nguyên Phó viện trưởng viện Tim mạch quốc gia giải đáp: Suy giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch bị suy giảm chức năng dẫn đến các mạch máu bị giãn ra và có hiện tượng ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch, tùy mức độ mà kích thước tĩnh mạch giãn ra hoặc van của tĩnh mạch bị suy, sẽ có biểu hiện triệu chứng khác nhau.
Xem thêm: Các nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch
Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh:
1.1. Chân nặng nề, tê mỏi
Suy giãn tĩnh mạch chân tiến triển qua 7 cấp độ khác nhau. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh không rõ ràng nên thường bị bỏ qua. Trên cẳng chân không xuất hiện dấu hiệu bất thường nào ví dụ như tình trạng sưng phù hay nổi tĩnh mạch.
Ban đầu, nhiều người chỉ thấy chân có cảm giác nặng nề, mỏi như đeo đá, nóng rát, đặc biệt về chiều tối, có thể sớm hơn là khoảng trưa. Tình trạng này chỉ đỡ hơn khi người bệnh nằm nghỉ ngơi thoải mái.
Khi ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế, chân hay bị tê, tình trạng này sẽ giảm bớt khi bạn xoay cổ chân, đung đưa chân (khi ngồi), đi lại liên tục (khi đứng).
Theo các chuyên gia, người bệnh cần được thăm khám và điều trị chuyên khoa ngay khi các dấu hiệu đầu tiên của suy giãn tĩnh mạch xuất hiện.
1.2. Chuột rút ban đêm
Chuột rút ở chân là sự co cơ đột ngột, không chủ ý của một hoặc nhiều cơ. Chúng thường xảy ra ở chân nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến bàn chân, mắt cá chân, đùi và thậm chí cả thân hoặc cánh tay. Chuột rút ở chân có thể gây đau đớn và kéo dài trong vài giây đến vài phút.
Khi các van bên trong tĩnh mạch hoạt động không bình thường, máu dồn lại ở chân, tĩnh mạch sẽ phình to và xoắn lại gây áp lực lên các dây thần kinh và cơ ở chân, dẫn đến viêm và sưng, có thể dẫn đến chuột rút cơ.
Một lý do khác khiến chứng giãn tĩnh mạch có thể gây ra chuột rút đau đớn ở chân là khi thành tĩnh mạch yếu và căng ra, chúng có thể gây áp lực lên các cơ và dây thần kinh xung quanh. Áp lực này có thể dẫn đến chuột rút hoặc co thắt ở các cơ bị ảnh hưởng.
Rất đặc trưng, chuột rút ở chân bị suy giãn, gặp nhiều về đêm, hai chân bị rút không đồng đều, kèm theo cảm giác tê dưới gan bàn chân, bồn chồn khó chịu không rõ nguyên nhân.
Đọc thêm: Những bệnh nào thường có biểu hiện chuột rút chân?
1.3. Nổi tĩnh mạch
Khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu có thể quan sát thấy trên lâm sàng bằng mắt thường với biểu hiện là các mạch máu li ti nổi dưới da. Đặc biệt là gần các mạch máu, mắt cá chân trong, sau đầu gối, sau bắp chân hoặc mặt trong của đùi. Một số bệnh nhân còn bị giãn các mạch máu li ti trên ngực, mặt, cánh tay…
Bệnh nặng hơn có thể thấy trên chân nổi gân xanh to giống như cái đũa. Các tĩnh mạch sau đầu gối chân nổi rõ, ngoằn ngoèo, đường kính trên 3mm. Bệnh càng nặng mạch giãn càng to, càng nhiều.
1.4. Đau nhức chân
Một số bệnh nhân còn mô tả họ bị đau râm râm (âm ỉ) vùng tĩnh mạch bị giãn, và xuất hiện vết thâm chỗ đau đó.
Vùng chân đau nhức liên tục, không có dấu hiệu cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp điều trị.
1.5. Chân sưng phù
Giãn tĩnh mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây phù chân. Hầu hết các vấn đề về giãn tĩnh mạch phát sinh khi các van trong tĩnh mạch chân không hoạt động bình thường để giữ cho máu di chuyển. Giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng, xoắn nằm sát bề mặt da. Khi các van này bị hư hỏng, chúng sẽ giữ nhiều máu hơn ở áp suất cao hơn bình thường. Chất lỏng được ép vào các mô xung quanh, làm cho chân bị ảnh hưởng sưng lên và cảm thấy nặng nề.
Về cuối hoặc lúc đứng lâu, bệnh nhân có cảm giác máu dồn xuống chân, sưng to mắt cá chân, mu bàn chân dày lên, ấn lõm. Khi nghỉ ngơi hoặc kê cao chân sẽ đỡ hơn.
Chân sưng phù do suy giãn tĩnh mạch dễ bị chẩn đoán nhầm với triệu chứng của suy tim hoặc suy thận, hoặc thậm chí là mang thai.
2. Dấu hiệu nào cho thấy bệnh ở giai đoạn nguy hiểm
Bệnh tiến triển nặng gây phù nặng, giãn nhiều mạch chằng chịt, ngoằn ngoèo, giãn to ứ máu, viêm mạch, nguy cơ loét chân,viêm mô tế bào, cả chân đỏ mọng như quả hồng chín, da trên cơ thể dễ bị bầm, khi gãi dễ gây xuất huyết những đốm đỏ li ti, thậm chí nhiễm trùng nông dẫn vào xương, có thể dẫn đến cắt cụt chi.
Cả suy tĩnh mạch nông và suy tĩnh mạch sâu mạn tính đều có nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch. Huyết khối làm nặng hơn triệu chứng đau nhức, sưng phù, tê buốt chân, đáng lo nhất là huyết khối có thể gây tắc tĩnh mạch phối, nguy hiểm tới tính mạng.
3. Làm thế nào để ngăn suy giãn tĩnh mạch chân tiến triển?
Việc quan sát các dấu hiệu lâm sàng có thể giúp người bệnh phần nào nhận định được mức độ tiến triển của suy giãn tĩnh mạch. Các triệu chứng càng trở nặng chứng tỏ người bệnh tăng nguy cơ đối diện với các biến chứng nguy hiểm. Để hạn chế nguy cơ này, các chuyên gia đưa ra một số đề xuất dưới đây.
3.1 Tăng cường thực phẩm tốt cho tĩnh mạch
Chế độ ăn khoa học cung cấp các dưỡng chất tốt cho thành mạch có thể là lựa chọn an toàn để kiểm soát và cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh có thể lựa chọn để bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở nửa dưới cơ thể. Chất xơ có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và trái cây tươi.
- Thực phẩm giàu flavonoid: Hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm áp lực thành mạch và tăng sức bền thành mạch. Hoạt chất này được tìm thấy nhiều trong rau bina, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, ớt chuông,…
- Thực phẩm giàu vitamin C: Chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do đồng thời kích thích sản sinh collagen, đó tăng cường sự đàn hồi và bền vững của thành mạch. Bạn có thể bổ sung vitamin C qua đu đủ, ớt chuông, dâu tây, ổi, bưởi,…
- Thực phẩm giàu Kali: Ổn định thể tích máu từ đó hạn chế tình trạng tăng áp lực lên thành mạch, hỗ trợ cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Kali có nhiều trong cá ngừ, đậu lăng, mơ, bưởi, trái cây khô,…
- Thực phẩm giàu vitamin E: Ức chế quá trình hình thành cục máu đông, hạn chế nguy cơ biến chứng. Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật, quả bơ, hạt dẻ, quả bơ, rau bina,…

Chú ý, nếu như bạn đang bị thừa cân, đã đến lúc kiểm soát cân nặng nghiêm túc hơn. Vì béo phì là “bạn đồng hành” của chứng giãn tĩnh mạch. Để làm điều này, bạn có thể liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý.
3.2 Áp dụng các bài tập với chân
Các bài tập nâng cao chân là lựa chọn lý tưởng cho người suy giãn tĩnh mạch bởi hàng loạt lợi ích như: tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy của máu về tim, tăng cường sức mạnh cơ bắp ở chân đồng thời cải thiện sức khỏe thành tĩnh mạch. Việc tập luyện đều đặn cũng giúp giảm nhẹ các triệu chứng do suy giãn tĩnh mạch gây ra.

Một số bài tập đơn giản được khuyến khích tại nhà gồm:
- Bài tập Buerger – Allen: Bạn nằm thằng trên giường, sau đó từ từ giơ hai chân lên cao. Đợi chân chuyển màu trắng nhợt thì ngồi dậy và buông thõng xuống mép giường đến khi chân hồng hào trở lại. Nằm nghỉ khoảng 5 phút.
- Bài tập nhón gót: Bạn chỉ cần đứng thẳng, sau đó từ từ nhón gót chân để trọng lượng cơ thể dồn vào nửa bàn chân trước và các ngón chân. Giữ nguyên khoảng 15 giây rồi trở về tư thế ban đầu
- Bài tập nâng cao chân ra sau: Bạn nằm sấp trên sàn rồi từ từ nâng cao chân tạo thành góc 30 độ, giữ chân thẳng trong khoảng 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
- Bài tập nâng chân ngang hông: Bạn nằm nghiêng bên phải, dùng tay phải đỡ đầu, khuỷu tay chống lên sàn. Sau đó, từ từ nâng chân trái lên cao tạo góc 45 độ. Giữ nguyên trong khoảng 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
*** Bài tập vật lý trị liệu được tham khảo theo nguồn tại Bệnh viện 1A.
Có thể bạn cần: Cách hữu ích giúp giảm đau mỏi chân khi đứng lâu
3.3 Dùng vớ nén y khoa tại nhà
Đeo vớ nén y khoa là phương pháp điều trị không xâm lấn thường được bác sĩ chỉ định thực hiện tại nhà. Trong thời gian đầu, người bệnh có thể cần đeo vớ nén cả ngày để cơ thể làm quen. Vớ nén được thiết kế siết chặt ở vùng cổ chân và rộng dần về phía hông nhằm giúp tạo điều kiện cho máu dịch chuyển từ chân về tim.

Tùy vào mức độ suy giãn tĩnh mạch mà người bệnh cần lựa chọn các loại vớ nén với thông số kỹ thuật khác nhau. Thông thường, vớ nén y khoa cho người suy giãn tĩnh mạch được bán tại hiệu thuốc và các cửa hàng bán thiết bị y tế. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể mua theo đơn tại các bệnh viện.
Để lựa chọn được loại vớ nén phù hợp, người bệnh cần thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hỏi kỹ bác sĩ về cách sử dụng, thời điểm và thời gian sử dụng phù hợp để có được kết quả điều trị tốt nhất.
3.4. Sử dụng viên uống Dulcit giúp kiểm soát suy giãn tĩnh mạch tiến triển
Viên uống thảo dược Dulcit là sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Holistica – Pháp. Với công thức độc đáo gồm các loại thảo dược chuyên biệt cho người suy giãn tĩnh mạch, viên uống Dulcit giúp giảm triệu chứng khó chịu, tăng bảo thành mạch đồng thời ngăn suy giãn tĩnh mạch tiến triển.

Những tác dụng nổi bật của viên uống Dulcit trong hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch gồm có:
- Bổ sung 40mg Aescin có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống oxy hóa và làm bền thành mạch, qua đó giảm 60 – 80% các triệu chứng đau nhức, sưng tấy nặng nề ở chân chỉ sau 4 – 12 tuần sử dụng.
- Bổ sung 7.5mg Ruscogenin giúp giảm tình trạng nhức mỏi, nặng nề ở chân đồng thời hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
- Bổ sung 30mg bột cây phỉ có tác dụng giảm sưng, kháng khuẩn hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da, giảm triệu chứng sưng nhức, hỗ trợ phòng ngừa viêm tĩnh mạch.
Viên uống Dulcit được nhập khẩu từ Pháp với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng. Sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh về cả tính an toàn và hiệu quả dựa trên tiêu chuẩn Châu Âu.
Tại Việt Nam, viên uống hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch đã có mặt trên thị trường trên 10 năm, phân phối tại hơn 2000 nhà thuốc trên toàn quốc, được các chuyên gia y tế và hàng chục nghìn người tiêu dùng Việt tin tưởng.
Dulcit hiện đã có mặt tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc, mời bạn xem TẠI ĐÂY
Bạn muốn thanh toán, đặt hàng online và giao hàng tận nhà, mời bạn xem TẠI ĐÂY