Chuột rút bàn chân có thể là hậu quả của việc vận động quá sức, thiếu hụt chất dinh dưỡng, đi giày không phù hợp, căng thẳng trong thời gian dài… Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy hay bị chuột rút bàn chân là bệnh gì? Mời các bạn tìm hiểu 8 căn bệnh thường gặp nhất trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bệnh thần kinh ngoại vi
Bệnh thần kinh ngoại vi là hậu quả do sự tổn thương các dây thần kinh nằm bên ngoài não và tủy sống (dây thần kinh ngoại biên) như chấn thương, nhiễm trùng, các vấn đề về trao đổi chất, tiếp xúc với chất độc hoặc do di truyền. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh đái tháo đường.
Bệnh thần kinh ngoại vi thường ảnh hưởng đến bàn tay và bàn chân với các triệu chứng như sau:
- Bắt đầu dần dần tê, ngứa ran như kim châm ở bàn chân hoặc bàn tay, có thể lan lên chân và cánh tay.
- Nóng rát và đau nhói, đau kể cả khi đang thực hiện các hoạt động không gây đau như: nằm trong chăn, đặt vật nặng lên bàn chân.
- Yếu cơ, co cơ kèm theo chứng chuột rút bàn chân.
- Thiếu phối hợp tay chân, gây mất thăng bằng và ngã.
Xem thêm: Cách chữa tê mỏi chân cho người bị đái tháo đường
Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các khu vực và chức năng khác của cơ thể bao gồm: tiêu hóa, tiểu tiện và tuần hoàn, đổ mồ hôi quá nhiều hoặc không thể đổ mồ hôi, tăng huyết áp gây chóng mặt hoặc choáng váng.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương dây thần kinh ngoại biên để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đối với các chấn thương nhẹ có thể tự phục hồi theo thời gian, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc, liệu pháp xoa bóp hoặc vật lý trị liệu. Nếu tổn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng của bàn tay hoặc bàn chân, bác sĩ có thể đề xuất các phương án phẫu thuật phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.
2. Động kinh
Động kinh là một bệnh thần kinh liên quan đến não bộ gây nên chứng co giật tái phát nhiều lần. Đây là một trong những rối loạn phổ biến nhất của hệ thần kinh và ảnh hưởng đến nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và sắc tộc.
Động kinh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhiễm trùng não, rối loạn tự miễn dịch, các vấn đề chuyển hóa hoặc bệnh truyền nhiễm… Trong một số trường hợp, không thể xác định được nguyên nhân cụ thể.
Triệu chứng thường thấy ở người mắc bệnh động kinh là:
- Mất ý thức tạm thời, sau khi tỉnh lại người bệnh không thể nhớ được những gì xảy ra trước đó.
- Nhìn chằm chằm, đôi khi mắt đảo lên trên.
- Co cứng, co giật một phần hoặc toàn bộ cơ thể, có thể kèm theo chứng chuột rút bàn chân, khiến người bệnh mất thăng bằng và ngã xuống.
- Xuất hiện các triệu chứng tâm lý như: lo lắng, sợ hãi không rõ nguyên nhân.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị giúp khắc phục tạm thời hoặc hoàn toàn các triệu chứng của bệnh động kinh như: dùng thuốc, áp dụng chế độ ăn Ketogenic, phẫu thuật loại bỏ một phần nhỏ của não gây ra cơn động kinh…
3. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 80 mmHg. Nguyên nhân là do tăng áp lực máu lên thành mạch, kéo theo tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Nếu không kiểm soát kịp thời, thành mạch máu và các cơ quan trong cơ thể sẽ tổn thương nghiêm trọng dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như: đau tim, suy tim, đột quỵ, chứng phình động mạch, suy thận, giảm thị lực, giảm khả năng ghi nhớ và học tập…
Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2023, tăng huyết áp không có dấu hiệu cụ thể. Kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để xác định bạn có bị huyết áp cao hay không. Những bệnh nhân có huyết áp từ 180/120 trở lên có thể gặp một số triệu chứng như: đau đầu dữ dội, đau ngực, chóng mặt, buồn nôn, chảy máu cam, tê bì và chuột rút chân tay…
Để cải thiện tình trạng tăng huyết áp, người bệnh cần thay đổi lối sống như: ăn uống lành mạnh, chế độ ăn ít muối, giảm cân, tích cực luyện tập thể thao, bỏ thuốc lá… Ngoài ra, bác sĩ có thể đề xuất một số loại thuốc giúp kiểm soát huyết áp như: thuốc chẹn thụ thể angiotensin-2 (ARB), thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu.
4. Đái tháo đường
Đái tháo đường là một hội chứng liên quan đến quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể, được phân loại như sau:
➤ Đái tháo đường type I: Nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hụt insulin, khiến quá trình chuyển hóa glucose bị gián đoạn, làm tăng glucose trong máu. Bệnh thường phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên với các triệu chứng xuất hiện rầm rộ bao gồm: sút cân nhanh chóng, đái nhiều, uống nhiều. Để điều trị đái tháo đường type I, người bệnh bắt buộc phải sử dụng insulin.
➤ Đái tháo đường type II: Có rất nhiều yếu tố hình thành nên cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường type II, đặc biệt là do di truyền, béo phì, lười vận động… Bệnh phổ biến ở người già và các triệu chứng gần tương tự như đái tháo đường type I nhưng thường không xuất hiện rõ rệt. Người bệnh cần thay đổi lối sống, sử dụng các thuốc hạ đường máu như Metformin, Sulphonylurea, thuốc ức chế alpha Glucosidase, đôi khi cần dùng cả insulin.
➤ Đái tháo đường thai kỳ: Bệnh xảy ra ở phụ nữ mang thai do cơ thể không sản xuất đủ insulin. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng và chủ yếu biết được sau khi khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Sản phụ mắc bệnh có thể bị tiền sản giật, tăng huyết áp và nguy cơ cao mắc đái tháo đường type II sau sinh. Thai nhi có thể bị chứng khổng lồ, đẻ non, suy hô hấp…
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh đái đường: nhiễm toan ceton, hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, xơ vữa mạch vành ảnh hưởng chủ yếu đến các động mạch chi dưới gây đau nhức, chuột rút bàn chân và cẳng chân, xơ vữa mạch máu não…
5. Suy giáp
Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động kém, không sản xuất đủ hormon tuyến giáp. Điều này làm cho quá trình trao đổi chất bị trì trệ, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Nguyên nhân có thể do viêm tuyến giáp Hashimoto, phẫu thuật tuyến giáp, chế độ ăn thiếu iot, tuyến yên bị tổn thương, di truyền…
Trong giai đoạn đầu, bệnh diễn biến âm thầm với các dấu hiệu không rõ ràng như mệt mỏi, tăng cân. Khi quá trình trao đổi chất tiếp tục chậm lại, không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, người bệnh sẽ nhận thấy rõ hơn một số triệu chứng như sau: nhạy cảm với lạnh, táo bón, khô da, đau cứng các cơ có thể kèm theo chuột rút bàn chân, cẳng chân, nhịp tim chậm…
Hiện nay, suy giáp được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc, phổ biến nhất là levothyroxine, dưới sự theo dõi của bác sĩ để bình thường hóa lượng hormon trong cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị bướu cổ, khó thở, mắc các bệnh về tâm thần, bệnh tim…
6. Suy tim
Suy tim xảy ra khi tim không đủ khả năng bơm máu đi khắp cơ thể hoặc không hút được máu trở về tim. Đây là hậu quả cuối cùng hay gặp trong nhiều bệnh về tim mạch như: bệnh cơ tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, hở hoặc hẹp van tim… và một số bệnh khác như: tăng áp lực động mạch phổi, bệnh tim phổi mạn tính…
Suy tim được phân loại như sau:
➤ Suy tim trái: Triệu chứng phổ biến là khó thở khi làm việc nhẹ, khi gắng sức và kể cả khi nằm nghỉ khiến người bệnh phải ngồi dậy tập thở, có cơn kịch phát về đêm, ho khan, đau ngực, hồi hộp đánh trống ngực, ngất lịm hoặc có cơn ngừng tim ngắn.
➤ Suy tim phải: Triệu chứng thường gặp là: khó thở ngày càng tăng nhưng không có cơn kịch phát, đau nhức vùng hạ sườn phải, gan to, phù hai chi dưới có thể kèm theo đau nhức và chuột rút, tím da và niêm mạc môi…
➤ Suy tim toàn bộ: Người bị suy tim toàn bộ thường cảm thấy khó thở thường xuyên, phù toàn thân, tĩnh mạch cổ nổi to, gan to nhiều, huyết áp tâm thu hạ, huyết áp tâm trương tăng…
Hiện nay, các phương pháp điều trị suy tim tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát triệu chứng càng lâu càng tốt và làm chậm tiến triển của bệnh bao gồm:
- Thay đổi lối sống: ngừng hút thuốc, chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên…
- Sử dụng thuốc: một số thuốc thường dùng như: glycosid trợ tim (Digoxin), thuốc lợi tiểu (Furosemid, Triamterene, Aldactone, Spironolactone…), thuốc giãn mạch (Nitroglycerin,Coversyl…), thuốc chẹn beta giao cảm (Carvedilol, Metoprolol, Bisoprolol)…
- Dùng máy trợ tim: cấy thiết bị vào ngực để kiểm soát nhịp tim của bệnh nhân.
- Phẫu thuật: phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, ghép tim…
7. Thoát vị địa đệm
Thoát vị đĩa đệm bắt nguồn từ sự thoái hóa tự nhiên trong cơ thể, khi dây chằng yếu đi, khiến vị trí đốt sống sai lệch làm tổn thương đĩa đệm. Ngoài ra, bệnh lý có thể xuất hiện sớm và diễn biến trầm trọng hơn do một số nguyên nhân như: chấn thương cột sống, mang vác nặng thường xuyên, béo phì, hoạt động sai tư thế…
Các triệu chứng bệnh lý chỉ xuất hiện khi đĩa đệm thoát vị chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống, bao gồm: đau nhức âm ỉ, trở nên dữ dội khi hoạt động và giảm dần khi nghỉ ngơi, tê bì các chi, chuột rút bàn chân, cẳng chân, cứng khớp… Mức độ trầm trọng của chúng còn phụ thuộc vào vị trí tổn thương và khả năng chịu đựng của mỗi người.
Thoát vị đĩa đệm không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ lặp đi lặp lại liên tục khiến hệ thống xương khớp ngày càng suy yếu, ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống sinh hoạt. Nếu không có phương pháp khắc phục phù hợp, người bệnh có thể mất cảm giác tay chân, rối loạn tiểu tiện, thậm chí là bại liệt.
Một số biện pháp thường áp dụng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là: siêu âm trị liệu, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc giảm đau, phẫu thuật…
8. Suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị xoắn, sưng hoặc to ra, thường xuất hiện ở chân và bàn chân. Nguyên nhân chủ yếu là do tổn thương van một chiều khiến máu bị ứ đọng, không thể di chuyển trở về tim, làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch, đồng thời tăng nguy cơ tắc nghẽn. Suy giãn tĩnh mạch hay gặp ở người cao tuổi, người béo phì, người lười vận động, thường xuyên mang vác nặng, đi giày cao gót liên tục trong thời gian dài…
Một số triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch:
- Tĩnh mạch có màu tím sẫm hoặc xanh lam, nổi lên thành từng đám khu trú hoặc phồng lên dọc theo cẳng chân gây mất thẩm mỹ.
- Chân sưng phù, đau nhức âm ỉ, nặng nề, mỏi như đeo đá, nóng rát, đặc biệt nghiêm trọng hơn vào chiều tối và giảm dần khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
- Chuột rút bàn chân và cẳng chân đột ngột xảy ra chủ yếu vào ban đêm kèm theo cảm giác tê ở gan bàn chân khiến người khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Hiện nay, có nhiều phương pháp làm giảm triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch như: dùng thuốc, dùng vớ y khoa, vật lý trị liệu, tiêm xơ tĩnh mạch, phẫu thuật… Bên cạnh đó, bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh cũng đang là cách được nhiều người quan tâm.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên sử dụng sản phẩm nào thì có thể tham khảo viên uống thảo dược Dulcit được nhập khẩu nguyên hộp từ Holistica, Pháp và đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Thành phần trong Dulcit đã được nghiên cứu và chứng minh mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch với liều lượng cụ thể:
➤ Chiết xuất từ hạt dẻ ngựa (Aescin) 40mg từ lâu đã được sử dụng tại Pháp như một giải pháp từ thiên nhiên nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng ứ trệ máu góp phần cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Điều này đã được khẳng định qua nghiên cứu tại Đại Hoạc Italia Milano. Nghiên cứu cho thấy Aescin trong hạt dẻ ngựa có hiệu quả tương tự tất y khoa trên bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch và cũng có hiệu quả với người bị trĩ và phù nề.
➤ Chiết xuất cây đậu chổi với hoạt chất chính là Ruscogenin 7.5mg giúp giảm cảm giác mỏi, nặng chân, nhờ đó mang lại tinh thần thoải mái, thư giãn cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính.
➤ Bột lá cây phỉ hàm lượng 30mg giúp hỗ trợ giảm sưng, giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Không những thế, ESCOP (Hợp tác xã khoa học Châu Âu về Phytotherapy) và WHO (Tổ chức Y tế thế giới) đã công nhận việc sử dụng cây phỉ thường xuyên giúp duy trì lưu thông tĩnh mạch và làm giảm nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch sâu.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người bệnh nên bắt đầu điều trị với liều 2 viên/ngày chia thành 2 lần và sử dụng liên tục trong 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay, Dulcit đã có mặt tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc, mời bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt hàng và thanh toán online, giao hàng tận nhà, mời bạn xem TẠI ĐÂY