Hạt dẻ ngựa là loại thảo dược được ví như “vệ sĩ” bảo vệ mạch máu và đặc biệt có lợi cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Vậy hạt dẻ ngựa là gì và có công dụng cụ thể ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết hôm nay để khám phá những thông tin thú vị về loại thảo dược này.
Mục lục
- 1. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của hạt dẻ ngựa
- 2. Thành phần hóa học tách chiết từ hạt dẻ ngựa
- 3. 6 lợi ích của hạt dẻ ngựa cho sức khỏe
- 4. Hạt dẻ ngựa có ăn được không?
- 5. Tìm hiểu tác dụng phụ của hạt dẻ ngựa
- 6. Hướng dẫn và lưu ý khi sử dụng hạt dẻ ngựa
- 7. Dulcit – Chiết xuất hạt dẻ ngựa, giải pháp cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân
1. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của hạt dẻ ngựa
Nguồn gốc:
Hạt dẻ ngựa tên khoa học là Aesculus hippocastanum, là một loại dược liệu có nguồn gốc bán đảo Balkan – phía đông nam châu Âu và được du nhập vào Anh vào thế kỷ 17.
Hình dáng, đặc điểm:
Đây là một loài cây lớn, có dáng vẻ đặc biệt với các cành cây uốn cong xuống dưới rồi lại cong lên phía trên. Cây này dễ nhận biết nhất khi ra hoa. Sau 10 năm, cây có thể đạt chiều cao 8 mét và rộng 4 mét. Sau 20 năm, kích thước tăng lên thành 11 mét x 8 mét.
Điểm đặc biệt của loại cây này là phần quả có vỏ màu xanh là, nhiều gai, chứa hạt màu nâu đỏ bóng loáng bên trong.
- Lá và vỏ cây: Lá cây rất lớn, có hình dạng giống bàn tay với 5 hoặc 7 lá nhỏ, mỗi lá nhỏ đều có gân nổi rõ và bề mặt thô ráp. Nụ lá của cây rất nổi bật trong mùa đông, to và dính, và cây hạt dẻ ngựa là một trong những loài cây đầu tiên ra lá vào mùa xuân. Vỏ cây có màu nâu xám, với các đường nứt nẻ khi cây già đi.
- Hoa, hạt và quả: Hoa của cây hạt dẻ ngựa nhỏ, màu trắng với các chấm màu vàng hoặc hồng, và được mọc thành từng chùm lớn, thẳng đứng, có thể cao tới 30cm vào tháng 4 và tháng 5. Sau khi hoa tàn, cây sẽ ra quả, có hình dạng giống quả dứa, màu xanh lá cây và có gai nhọn. Khi quả chín, nó sẽ nứt ra và lộ ra các hạt dẻ màu nâu bóng, còn được gọi là conkers.
Môi trường sống:
Cây hạt dẻ ngựa thích hợp với đất sâu, giàu dinh dưỡng và có thể phát triển tốt trong hầu hết các loại đất, trừ đất khô cằn. Cây hạt dẻ ngựa thường được trồng trong công viên, đại lộ, rừng và như cây cảnh.
Công dụng: Vỏ cây của nó có thể được sử dụng để làm thuốc nhuộm màu vàng, và cả vỏ cây và quả đều có thể được sử dụng để làm thuốc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch. Hạt dẻ có thể được nghiền thành thức ăn cho gia súc và ngựa, và cũng được sử dụng trong trò chơi của trẻ em.
2. Thành phần hóa học tách chiết từ hạt dẻ ngựa
Y học truyền thống phương Tây sử dụng chiết xuất hạt dẻ ngựa như một phương thuốc kiểm soát các rối loạn mạch máu ngoại biên như: giãn tĩnh mạch kèm tụ máu, suy tĩnh mạch tim, trĩ, suy giãn tĩnh mạch, đau khớp, các vấn đề về bàng quang, rối loạn tiêu hóa, sốt và chuột rút. 1
Dưới sự phát triển của Y học hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều dược chất trong hạt dẻ ngựa có thể ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Theo đó, hoạt chất chính được phát hiện trong hạt dẻ ngựa là aescin. Hoạt chất này được tìm thấy chủ yếu trong các lá mầm của cây, một phần nhỏ trong lá, vỏ cây và vỏ quả non.
Theo các nhà nghiên cứu, aescin có nhiều hoạt tính khác nhau, quan trọng nhất là tác dụng bảo vệ thành mạch trong suy tĩnh mạch mạn tính. Ngoài ra, nó cũng được ứng dụng trong điều trị các vấn đề khác như viêm, đái tháo đường, bệnh dạ dày 2.
Bên cạnh aescin, các nhà khoa học cũng phát hiện được các thành phần hóa học khác trong cây hạt dẻ ngựa gồm:
- Coumarin (như esculin, esculetin, scopoletin và fraxetin) có nhiều trong chiết xuất hoa có tác dụng ức chế quá trình chuyển hóa của các chất tiền viêm (lipoxygenase và cyclooxygenase), tạo ra tác dụng chống viêm.
- Carbohydrate và anthocyanin có nhiều trong chiết xuất lá cây.
- Các chất khác như: Flavonoid, , tanin, amin, axit amin, axit uric, phytosterol, nhựa, axit citric epicatechin, leucocyanidine, axit béo như axit oleic và linoleic và , dẫn xuất kaempferol.
3. 6 lợi ích của hạt dẻ ngựa cho sức khỏe
Dựa trên những phân tích chi tiết về thành phần, những lợi ích của cây dẻ ngựa đối với sức khỏe đã được nhiều nhà khoa học công nhận. Dưới đây là 6 lợi ích mà loại thảo dược này có thể mang đến cho sức khỏe của bạn.
3.1. Điều trị suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý xảy ra ở những người có van tĩnh mạch hoạt động không bình thường. Tình trạng này khiến máu bị ứ đọng ở hệ thống tĩnh mạch ngoại biên và không thể quay trở về tim để tuần hoàn như bình thường.
Người bị suy giãn tĩnh mạch thường gặp phải các triệu chứng như: sưng phù nề ở chân, ngứa nhức, đau chân hoặc chuột rút, tĩnh mạch ở chân bị giãn, xoắn, loét chân và giảm lực ở chân.
Xem thêm: Các cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được hoạt chất aescin trong cây hạt dẻ ngựa có tác dụng chống viêm và bảo vệ tế bào lót tĩnh mạch. Cơ chế này giúp tăng sức bền thành mạch, ngăn chặn sự rò rỉ huyết tương và giảm triệu chứng sưng đau, phù nề. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng cải thiện trương lực cơ và khả năng co thắt tĩnh mạch. 3
Ngoài ra, aescin cũng được chứng minh là có khả năng tăng cường lưu thông máu qua tĩnh mạch, cải thiện các triệu đau nhức và hình thành các đám rối tĩnh mạch ở chân. Các nghiên cứu còn cho thấy, việc sử dụng chiết xuất hạt dẻ ngựa với liều lượng 600mg (tương đương với 50mg aescin) trong 8 tuần giúp giảm các triệu chứng: sưng tấy, đau và ngứa ở chân.
Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần cho kết quả 58% bệnh nhân giãn tĩnh mạch uống viên nén chiết xuất hạt dẻ ngựa (tương đương 20mg aescin) 3 lần/ ngày kết hợp bôi gel aescin 2% tại chỗ 2 lần/ ngày đã giảm được các triệu chứng: đau chân, chân sưng tấy, nặng nề và đổi màu.
Viện Y Sinh trắc học và y tế tin học tại Đại Học Exeter của Đức từng đánh giá rằng, việc sử dụng hạt dẻ ngựa điều trị điều trị suy giãn tĩnh mạch mang lại kết quả tích cực, nhanh chóng và giúp người bệnh tuân thủ chỉ định tốt hơn bởi không gây đau đớn như vớ y khoa.
Xem thêm: Kết quả giảm triệu chứng Suy giãn tĩnh mạch của Cao Hạt Dẻ Ngựa trên 5249 bệnh nhân
Theo tạp chí của hiệp hội y khoa Na Uy, chiết xuất hạt dẻ ngựa được sử dụng rộng rãi khắp Châu âu để điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính. Tại Đại Hoạc Italia Milano, một nghiên cứu cũng cho thấy aescin cho hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch tương tự liệu pháp nén hay mang vớ y khoa.
Xem chi tiết: Lợi ích của hạt dẻ ngựa với bệnh suy giãn tĩnh mạch
3.2 Kiểm soát bệnh trĩ
Bệnh trĩ đặc trưng bởi các tĩnh mạch trực tràng và xung quanh hậu môn bị sưng tấy, hình thành búi trĩ gây đau đớn, ngứa ngáy, kích ứng và có thể chảy máu.
Nhờ những tác động tích cực đến hệ thống tĩnh mạch như: gây co tĩnh mạch, tăng trương lực cơ và tăng co thắt tĩnh mạch mà hạt dẻ ngựa được đề xuất trong nhiều giải pháp điều trị bệnh trĩ. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã xác nhận rằng chiết xuất hạt dẻ ngựa có tác dụng chống viêm, chống tạo mạch, chống oxy hóa và kháng khuẩn nên rất hữu ích cho bệnh nhân trĩ.
Với đặc tính chống viêm mạnh, hạt dẻ ngựa giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ bằng cách giảm viêm và sưng ở các tĩnh mạch hậu môn, trực tràng 4.
3.3 Tác dụng chống viêm mạnh
Phản ứng viêm có thể làm tăng tích tụ chất lỏng dư thừa ở các mô, gây hiện tượng sưng tấy, đau nhức. Trong khi đó, hoạt chất aescin trong hạt dẻ ngựa được biết đến như một chất chống viêm mạnh có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Theo đó, nghiên cứu được chứng minh được chiết xuất hạt dẻ ngựa có thể làm giảm TNF- α IL-I beta và PGE2 trong viêm,đồng thời giảm tính thấm thành mạch ở liều lượng 50 mg/kg và 200 mg/kg aescin, qua đó cải thiện triệu chứng phù nề ở chân hiệu quả .
Một thí nghiệm khác được thực hiện nhằm so sánh tác dụng chống viêm của aescin so với ibuprofen và dexamethasone trong bệnh viêm xương khớp. Kết quả cho thấy, aescin có khả năng ức chế quá trình sản xuất COX-2, iNOS, IL-1β, IL-18 và TNF-α trong tế bào hoạt dịch và sản xuất NO và PGE2 trong tế bào đơn nhân/đại thực bào, đồng thời giảm đau và viêm ở viêm xương khớp.
Một nghiên cứu chống viêm khác cho thấy aescin có hiệu quả để điều trị viêm cấp tính. Ở liều 50-200 mg/kg của aescin đủ tạo ra tác dụng ức chế quá trình tăng tính thấm thành mạch. Ở liều 200 mg/kg, aescin làm giảm chứng phù chân.
3.4 Chống oxy hóa hiệu quả
Gốc tự do được tạo ra từ quá trình chuyển hóa tế bào bình thường hoặc xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào cơ thể. Khi lượng gốc tự do trong cơ thể quá tải sẽ gây ra hiện tượng stress oxy hóa. Quá trình này thúc đẩy sự phát triển của các bệnh mãn tính, gây tổn thương tế bào
Các nghiên cứu cho thấy, trong chiết xuất hạt dẻ ngựa chứa các hoạt chất như: flavonoid, quercetin và kaempferol. Những chất này có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, giúp chống lại hoạt động của các gốc tự do, từ đó chống viêm và ngăn tổn thương tế bào.
Ngoài ra, các nghiên cứu trong ống nghiệm cũng cho thấy aescin trong chiết xuất hạt dẻ ngựa cũng có đặc tính chống oxy hóa. Điều này tạo ra tác dụng hiệp đồng giữa các thành phần trong chiết xuất.
3.5 Phòng ngừa ung thư
Bên cạnh đặc tính chống viêm mạnh mẽ, aescin còn có khả năng chống ung thư. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, chiết xuất hạt dẻ ngựa có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào khối u trong các bệnh: ung thư gan, ung thư bạch cầu và ung thư u đa tủy.
Ngoài ra, các nghiên cứu trong ống nghiệm cũng phát hiện ra aescin trong chiết xuất hạt dẻ ngựa có khả năng làm chết tế bào ung thư phổi và ung thư tuyến tụy.
3.6 Cải thiện tình trạng vô sinh nam
Một trong những nguyên nhân gây ra vô sinh nam là giãn tĩnh mạch sừng tinh và sưng tĩnh mạch gần tinh hoàn. Như vậy, nếu giải quyết được vấn đề này thì những trường hợp vô sinh nam do nguyên nhân này có thể được khắc phục.
Hoạt chất aescin trong hạt dẻ ngựa có đặc tính chống viêm và chống sưng, rất có tiềm năng trong việc điều trị vô sinh nam liên quan đến giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Một nghiên cứu đã được thực hiện ở hơn 100 nam giới bị vô sinh do giãn tĩnh mạch sừng tinh trong vòng 2 tháng. Kết quả cho thấy, việc sử dụng aescin với liều lượng 30mg/ 12 giờ giúp cải thiện mật độ, khả năng vận động và chất lượng của tinh trùng. Bên cạnh đó, kích thước tĩnh mạch sừng tinh bị giãn cũng được cải thiện đáng kể 17.
4. Hạt dẻ ngựa có ăn được không?
Hạt dẻ ngựa không phải là loại hạt mà con người có thể ăn được. Loại hạt này có chứa một chất độc gọi là aesculin, có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc nếu ăn phải.
Mặc dù người ta thường sử dụng hạt dẻ ngựa trong y học cổ truyền để điều trị một số vấn đề như suy giãn tĩnh mạch, các bệnh lý liên quan đến huyết mạch, nhưng hạt dẻ ngựa chỉ nên được sử dụng dưới dạng chiết xuất hoặc chế phẩm đã qua xử lý. Do đó, không nên ăn hạt dẻ ngựa trực tiếp.
Tuy vậy, một số loài động vật có thể ăn được hạt dẻ ngựa mà không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể:
- Ngựa và gia súc: Một số loài như ngựa và bò có thể ăn hạt dẻ ngựa, nhưng nếu tiêu thụ một lượng lớn, chúng có thể gặp phải vấn đề sức khỏe do chất độc trong hạt.
- Động vật hoang dã: Một số động vật hoang dã, như sóc và chim, có thể ăn hạt dẻ ngựa mà không gặp vấn đề lớn, tuy nhiên chúng cũng có thể bị ảnh hưởng nếu ăn nhiều.
Lưu ý hạt dẻ ngựa vẫn có thể gây ngộ độc ở động vật nếu ăn phải với số lượng lớn, vì vậy tốt nhất là không nên cho chúng ăn loại hạt này.
5. Tìm hiểu tác dụng phụ của hạt dẻ ngựa
Sử dụng hạt dẻ ngựa có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Khó chịu hoặc đau bụng sau khi sử dụng.
- Đau đầu
- Chóng mặt
Ngoài ra, hạt dẻ ngựa có thể làm nước tiểu chuyển sang màu đỏ, nhưng điều này không gây hại cho sức khỏe.
Hạ đường huyết: Hạt dẻ ngựa có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp), đặc biệt nếu dùng với người bị tiểu đường. Các triệu chứng của hạ đường huyết có thể bao gồm:
- Cảm thấy lạnh và đổ mồ hôi
- Nhìn mờ
- Chóng mặt và buồn ngủ
- Run rẩy
- Nhịp tim nhanh
- Yếu ớt
- Đau đầu
- Ngất xỉu
- Tê tay/chân
- Cảm giác đói
Các tác dụng phụ hiếm gặp
- Chảy máu bất thường
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phát ban, ngứa (đặc biệt ở mặt/lưỡi/họng), chóng mặt nghiêm trọng, hoặc khó thở)
6. Hướng dẫn và lưu ý khi sử dụng hạt dẻ ngựa
Để việc sử dụng hạt dẻ ngựa được an toàn và có hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không dùng hạt dẻ ngựa chưa qua chế biến bởi chứa một thành phần là aesculin có thể gây ngộ độc với các triệu chứng như: trầm cảm, co giật, tê liệt, hôn mê và tử vong.
- Chiết xuất hạt dẻ ngựa có thể gây các tác dụng phụ như đau dạ dày, chóng mặt, nhức đầu và ngứa. Nếu gặp phải những triệu chứng này, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử trí.
- Hạt dẻ ngựa có thể tương tác với các thuốc chống đông máu, insulin, thuốc chống viêm và liti. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng hạt dẻ ngựa nếu bạn đang uống các loại thuốc này.
- Hạt dẻ ngựa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gan, vì vậy bạn không nên sử dụng thảo dược này nếu đang điều trị các bệnh về gan.
- Chưa có nghiên cứu chứng minh về sự an toàn của hạt dẻ ngựa với phụ nữ mang thai và cho con bú. Vậy nên, những đối tượng này nên tránh sử dụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Hiện nay, hạt dẻ ngựa được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe dưới dạng viên nang, viên nén, tinh chất, tinh dầu và kem bôi tại chỗ. Trong hầu hết các nghiên cứu, liều lượng aescin được khuyến cáo sử dụng là 100 – 150mg/ ngày theo đường uống.
Các kem bôi tại chỗ từ chiết xuất hạt dẻ ngựa thường chứa khoảng 2% aescin. Với những chế phẩm này, liều dùng khuyến cáo là thoa 3 – 4 lần/ ngày.
7. Dulcit – Chiết xuất hạt dẻ ngựa, giải pháp cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân
Viên uống Dulcit là sản phẩm chuyên biệt dành cho người suy giãn tĩnh mạch được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp. Mỗi viên Dulcit được bổ sung chiết xuất hạt dẻ ngựa tương đương với 40mg aescin cho tác dụng:
- Tăng cường sức bền tĩnh mạch, tăng trương lực cơ và co thắt tĩnh mạch từ đó hạn chế tình trạng ứ đọng máu trong tĩnh mạch.
- Chống viêm tĩnh mạch và tăng cường máu lưu thông trở về hệ thống tĩnh mạch chủ.
Những tác dụng này giúp giảm nhanh triệu chứng: đau nhức, sưng tấy, nặng mỏi nóng rát chân đồng thời bảo vệ tĩnh mạch và ngăn ngừa các biến chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, viên uống Dulcit còn được bổ sung thêm chiết xuất đậu chổi và bột lá cây phỉ tạo ra tác dụng hiệp lực, tăng cường hiệu quả chống viêm, giảm sưng phù nề và cải thiện các triệu chứng do suy giãn tĩnh mạch gây ra.
Ưu điểm của viên uống Dulcit là thành phần 100% thảo dược được phối hợp từ bộ ba dược có tác dụng đặc biệt với tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Pháp và châu Âu trong sản xuất và chất lượng sản phẩm, được nghiên cứu và chứng minh tuyệt đối an toàn, không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, một liệu trình sử dụng viên uống thảo dược Dulcit nên kéo dài liên tục 3 tháng để phát huy hiệu quả tốt nhất. Tại Việt Nam, viên uống Dulcit đã được tin dùng hơn 8 năm và có mặt tại hơn 2000 nhà thuốc.
Chinh đã bình luận
Sản phẩm tốt ạ, shop có bán ở shopee không?
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Dulcit hiện nay có bán tại Shopee, bạn có thể click vào link sau để mua hàng https://shp.ee/zlvrfri
Ngọc Diệp đã bình luận
Tôi muốn tìm mua hạt này mua ở đâu ạ
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Hạt dẻ ngựa thường không bán ở Việt Nam, nếu bạn bị suy giãn tĩnh mạch và quan tâm tới sản phẩm có thành phần hạt dẻ ngựa thì có thể tham khảo Dulcit.
Chiết xuất hạt dẻ ngựa với hoạt chất chính Aescin 40 mg
Chứa các tinh chất giúp chống phù nề, chống viêm, chống oxy hóa và làm bền thành mạch. Qua nhiều nghiên cứu, dược liệu này được chứng minh là rất tốt cho người bị trĩ, suy giãn tĩnh mạch mãn tính, phù nề sau phẫu thuật. Hoạt chất Aescin trong chiết xuất dẻ ngựa được áp dụng rộng rãi trong hỗ trợ tĩnh mạch.
Nghiên cứu trên hơn 5.200 bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân của Hiệp hội các bác sĩ thực hành tại Đức cho thấy, sau 4-12 tuần sử dụng các triệu trứng.