Với hoạt chất chính Aescin, hạt dẻ ngựa được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong y học, những báo cáo tại các cơ quan nghiên cứu tại Đức, Mỹ và Pháp cho thấy, việc sử dụng cao hạt dẻ ngựa trên bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân cho hiệu quả nhanh và tốt ngang bằng so với tất Y khoa với độ an toàn cao, mức độ tuân thủ điều trị tốt hơn.
Thảo dược từ châu Âu
Hạt dẻ ngựa có tên khoa học Aesculus hippocastanum, phát hiện đầu tiên từ bán đảo Balkan nhưng tìm thấy trên khắp bán cầu bắc. Hạt, vỏ cây, hoa hạt dẻ ngựa đều được người dân bản địa ở đây sử dụng trong nhiều thế kỉ để điều trị bệnh. Ở Châu Âu, người ta đã sử dụng cao hạt dẻ ngựa để trị các bệnh liên quan tới mạch máu. Còn ở Thổ Nhĩ Kì, Trà từ hạt dẻ ngựa để làm giảm đau bụng và sỏi thận; không những vậy, họ cũng sử dụng hạt để giảm triệu chứng của bệnh trĩ.
Ngày nay, hạt dẻ ngựa chủ yếu được sử dụng như một phương thuốc truyền thống cho các vấn đề tim mạch như suy giãn tĩnh mạch hoặc CVI ( một tình trạng tổn thương các van tĩnh mạch mà khi đó tĩnh mạch gặp khó khăn trong việc đưa máu từ chân trở lại tim).
Câu hỏi được đưa ra là Tại sao Hạt dẻ ngựa lại đạt được hiệu quả như vậy?
Thực chất, trong cao hạt dẻ ngựa có một hợp chất gọi là Aescin mà theo như các nghiên cứu thì Aescin có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể con người.
Tác dụng chống viêm: tại Trung Quốc, các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng chống viêm mà không gây ức chế hệ thống miễn dịch.
Tác dụng chống oxy hóa: Đại học Middlesex ở Anh đã công bố thông tin cho thấy, Chiết xuất cao hạt dẻ ngựa có tác dụng chống oxy hóa, trong hòa các gốc tự do rất hiệu quả.
Làm sạch hệ thống mao mạch: Aescin là một hợp chất thuộc nhóm Saponin giúp làm sạch hệ thống mạch máu mao mạch nhỏ mong manh. Điều này có ý nghĩa rất lớn với những trường hợp sưng tấy mà mao mạch bị tổn thương gây rò rỉ chất lỏng trong thành mạch.
Ứng dụng rộng dãi cao hạt dẻ ngựa tại châu Âu trên bệnh nhân Suy giãn tĩnh mạch
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Chiết xuất hạt dẻ ngựa có tác dụng tương tự như vớ y khoa, giúp co động mạch và tĩnh mạch.
Theo tạp chí của hiệp hội y khoa Na Uy: Chiết cuất hạt dẻ ngựa được sử dụng rộng rãi khắp Châu âu để điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính( CVI)
Tại Đại Hoạc Italia Milano thực hiện nghiên cứu cho thấy Aescin hiệu quả tương tự Vớ y khoa trên CVI và cũng có hiệu quả trên Trĩ và phù nề.
Chiết xuất hạt dẻ ngựa còn được cho rằng có thể ức chế sự phân hủy của protein trên thành mao mạch
Theo viện Y Sinh trắc học và y tế tin học tại Đại Học Exeter của Đức xem xét thông tin có sẵn và thấy rằng :
- Trong liệu pháp nén và trị liệu nén (giống như vớ y khoa) có thể gây đau đớn và tuân thủ kém. Trong những trường hợp này , thuốc có thể mang lại những tuân thủ điều trị tốt hơn và mang lại những kết quả tích cực hơn.
- Trong đánh giá của họ, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng, hiệu quả của cao hạt dẻ ngựa mang lại cải thiện được CVI là rất nhanh chóng.
Một nghiên cứu khác tại Đức trên 22 bênh nhân bị CVI. Số bệnh nhân được cho sử dụng viên nang Aescin, kết quả thu được:
Chiết xuất aescin được ghi nhận có tác dụng giảm thể tích nội mạch, hỗ trợ vo số lợi ích cho việc kiểm soát sự giãn tĩnh mạch ở chân.
Tại các trường đại học ở Trung tâm Khoa học Y tế Oklahoma đánh giá cách tiếp cận khác nhau để đối phó với vấn đề tĩnh mạch và tuần hoàn. Liệu pháp nén các loại kem bôi đã được chứng minh giảm đau và sưng phù nhưng khó có thể áp dụng được trong thời gian dài.
Như vậy có thể khẳng định, sử dụng Cao hạt dẻ ngựa trong điều trị suy giãn tĩnh mạch sẽ đem lại kết quả nhanh chóng trên bệnh nhân, đồng thời giúp người bệnh tuân thủ quá trình điều trị tốt hơn so với vớ y khoa do việc uống thuốc thuận tiện hơn, không gây đau, hay mẩn ngứa chân như một số trường hợp dùng vớ y khoa.
THAM KHẢO
- Küçükkurt I, Ince S, Keleş H, Akkol EK, Avci G, Yeşilada E, Bacak E.Beneficial effects of Aesculus hippocastanum L. seed extract on the body’s own antioxidant defense system on subacute administration. J Ethnopharmacol. 2010 May 4;129(1):18-22. doi: 10.1016/j.jep.2010.02.017. Epub 2010 Feb 26.
- Wang T, Fu F, Zhang L, Han B, Zhu M, Zhang X.Effects of escin on acute inflammation and the immune system in mice. Pharmacol Rep. 2009 Jul-Aug;61(4):697-704.
- Wilkinson JA, Brown AM.Horse Chestnut – Aesculus Hippocastanum: Potential Applications in Cosmetic Skin-care Products. Int J Cosmet Sci. 1999 Dec;21(6):437-47. doi: 10.1046/j.1467-2494.1999.234192.x.
- Felixsson E, Persson IA, Eriksson AC, Persson K.Horse chestnut extract contracts bovine vessels and affects human platelet aggregation through 5-HT(2A) receptors: an in vitro study. Phytother Res. 2010 Sep;24(9):1297-301. doi: 10.1002/ptr.3103.
- Methlie CB, Schjøtt J.[Horse chestnut–remedy for chronic venous insufficiency]. Tidsskr Nor Laegeforen. 2009 Feb 26;129(5):420-2. doi: 10.4045/tidsskr.09.33871. Norwegian.
- Sirtori CR.Aescin: pharmacology, pharmacokinetics and therapeutic profile. Pharmacol Res. 2001 Sep;44(3):183-93. Review.
Suter A, Bommer S, Rechner J. Treatment of patients with venous insufficiency with fresh plant horse chestnut seed extract: a review of 5 clinical studies
*Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng*