Cây phỉ – Tên khoa học là Hamamelis virginiana, là loại cây được ứng dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe với nhiều công dụng độc đáo. Vậy, cây phỉ là cây gì? Mời bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay.
Mục lục
1. Cây phỉ là cây gì?
Cây phỉ (Witch Hazel) là một loại cây nhỏ được trồng chủ yếu ở vùng Bắc Mỹ như một cây trang trí ngoài trời. Loại cây này có chiều cao khoảng 5m, lá to, hình bầu dục có răng cưa thô và thường rụng lá theo chu kỳ. Cây phỉ nở hoa vào mùa đông, cho quả có vỏ cứng, khi chín chuyển thành màu nâu. Hạt cây phỉ có thể được phân tán cách cây 4 – 5m sau khi chín.

Cây phỉ thuộc nhóm cây thân gỗ, có thể được trồng từ hạt giống hoặc bằng phương pháp chiết tách. Người dân Mỹ thường dùng phần lá và vỏ cây để chế biến trong các thuốc dân gian dưới dạng trà hoặc thuốc mỡ. Dưới sự phát triển của Y học hiện đại, các tác dụng của cây phỉ ngày càng trở nên rõ ràng. Vì vậy, thay vì chỉ mọc hoang ở vùng Bắc Mỹ thì ngày nay, cây Phỉ đã được trồng ở khắp châu Âu.
2. Thành phần hóa học trong cây phỉ
Vỏ và lá của cây phỉ là những bộ phận được sử dụng để chiết tách hoạt chất sử dụng trong nghiên cứu khoa học và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Quá trình phân tích cho thấy, hoạt chất chính trong cây phỉ gồm:
- Tanin: Có khả năng tạo phức với protein, tạo thành màng mỏng, làm đông máu nên ứng dụng trong các thuốc làm săn da, thuốc đông máu,… 1.
- Flavonoid: Có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và điều chỉnh chức năng của enzyme tế bào 2.
- Catechin: Là chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng chống viêm và chống ung thư hiệu quả.
- Dầu dễ bay hơi.
3. 9 tác dụng độc đáo từ cây phỉ
Thông qua các nghiên cứu, tác dụng của cây phỉ dần trở nên rõ ràng. Dưới đây là 9 công dụng của cây phỉ được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
3.1 Giảm suy giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch xảy ra khi máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại, không thể tuần hoàn lên hệ thống tĩnh mạch và trở về tim như bình thường. Tình trạng này làm tăng áp lực thủy tĩnh, khiến tĩnh mạch bị giãn ra, có màu sẫm và tạo thành hình dạng giống như sợi dây xoắn.

Chiết xuất lá cây phỉ được sử dụng rộng rãi như một liệu pháp giúp bảo vệ và cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Theo các nhà khoa học, các hoạt chất chống oxy hóa trong cây phỉ có khả năng chống viêm mạnh và làm se huyết khối. Hoạt chất tanin hoạt động như một chất làm “thắt chặt” và sửa chữa các tĩnh mạch đã bị giãn. Bởi vậy, loại cây này được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.
Một trong những cách dùng đơn giản nhất là ngâm vải trong nước cây phỉ và đắp trực tiếp lên vùng có tĩnh mạch bị giãn 2 lần/ ngày để giảm các triệu chứng đau và sưng tấy.
3.2 Chống viêm
Viêm là một phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể khi bị thương hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi phản ứng viêm diễn ra mạnh mẽ hoặc trong thời gian quá dài lại tạo thành những ảnh hưởng tiêu cực. Đây là lý do, các loại thuốc chống viêm được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ.
Chiết xuất cây phỉ chứa tanin và acid galic được cho là có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Bên canh đó, tác dụng chống oxy hóa giúp ức chế hoạt động của các gốc tự do và ngăn tổn thương lan rộng. Tác dụng này được sử dụng phổ biến trong những loại thuốc điều trị viêm trên da như: mụn trứng cá, chàm, vảy nến,…
3.3 Giảm kích ứng da
Hiện tượng kích ứng thường xảy ra trên nền da nhạy cảm với các dấu hiệu đặc trưng như: da châm chích, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, dễ dị ứng, nóng ran, căng đau,… Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng nước cây phỉ như một liệu pháp cải thiện tình trạng kích ứng da.

Các thực nghiệm đã chứng minh được rằng nước cây phỉ có khả năng ức chế khoảng 27% tình trạng ban đỏ, mẩn đỏ do kích ứng da hoặc chấn thương gây nên. Một nghiên cứu khác được thực hiện trên 40 người cũng cho thấy, khi sử dụng sản phẩm dưỡng da chứa ít nhất 10% chiết xuất cây phỉ giúp giảm viêm da và ban đỏ.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, việc sử dụng chế phẩm chứa chiết xuất cây phỉ có thể cải thiện cảm giác châm chích, đau, râm ran trên những người có làn da nhạy cảm 3.
3.4 Kiểm soát bệnh trĩ
Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị sưng viêm gây ngứa, đau và chảy máu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng các chế phẩm tại chỗ từ chiết xuất cây phỉ có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu này.
Cách sử dụng đơn giản nhất là dùng bông gòn hoặc vải sạch, thấm nước cây phỉ và bôi trực tiếp vào vùng trĩ để làm dịu da, giảm đau ngứa. Phương pháp này thậm chí còn được phát triển thành một sản phẩm dành cho người bị trĩ tại Mỹ.
Ngoài ra, nhờ khả năng làm đông máu của hoạt chất tanin, nhiều nhà khoa học tin rằng việc sử dụng chiết xuất cây phỉ trên người bị bệnh trĩ cũng có thể giảm triệu chứng chảy máu ở các búi trĩ.
3.5 Điều trị mụn
Nhờ đặc tính chống viêm mạnh mẽ nên cây phỉ được ứng dụng trong các sản phẩm trị mụn trứng cá. Bạn có thể sử dụng nước cây phỉ bằng cách xông hơi hoặc rửa mặt để ngăn sự tiến triển của mụn cũ và ngăn mụn mới hình thành.

Lý giải về tác dụng này, các nhà khoa học cho biết, thành phần tanin trong nước cây phỉ hoạt động như một chất làm se tự nhiên, giúp mô da săn chắc, thu nhỏ lỗ chân lông. Qua đó làm dịu da và giảm phản ứng viêm hiệu quả. Tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông còn giúp hạn chế tình trạng dầu thừa trên da, ngăn tắc nghẽn lỗ chân lông và ức chế quá trình tạo nhân mụn mới.
Một nghiên cứu đã được thực hiện trên những người từ 12 – 34 tuổi bị mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình. Kết quả cho thấy, những người sử dụng nước cân bằng da có thành phần chính là cây phỉ 2 lần/ ngày giảm đáng kể mụn trứng cá sau 2 tuần. Sau 4 – 6 tuần, số lượng và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá vẫn tiếp tục được cải thiện.
Không chỉ vậy, sức khỏe da của những người tham gia nghiên cứu cũng được cải thiện rõ rệt. Tình trạng mẩn đỏ và viêm ngứa ít hơn hẳn so với trước đó. Theo các nhà nghiên cứu, tác dụng này được tạo ra bởi tác dụng chống viêm mạnh của cây phỉ.
3.6 Giảm độ nhạy cảm của da đầu
Da đầu nhạy cảm có thể xảy ra do kích ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc hoặc các bệnh da liễu như: viêm da tiết bã, vảy nến. Trong trường hợp này, sử dụng nước cây phỉ có thể giúp cải thiện các triệu chứng như: đau và râm ran ngứa.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng dầu gội và sản phẩm dưỡng từ chiết xuất cây phỉ có thể cải thiện tình trạng da đầu đỏ, ngứa rát hiệu quả 7. Một nghiên cứu khác trên 1373 người cũng đã chứng minh được tác dụng tương tự của nước cây phỉ.
Ngoài ra, các chế phẩm từ cây phỉ cũng được sử dụng nhằm giảm kích ứng cho da đầu khi sử dụng dung dịch trị rụng tóc minoxidil trong thời gian dài 4.
3.7 Giảm đau họng
Do đặc tính chống viêm và làm se da, nước cây phỉ còn được sử dụng như một loại nước súc miệng điều trị viêm họng. Bạn chỉ cần pha 5ml nước cây phỉ cùng 240ml nước lọc, sau đó đun sôi khoảng 10 phút, để nguội và dùng súc miệng để giảm triệu chứng: sưng rát, đau, khô họng và tăng tiết đờm.

Tuy nhiên, cần lưu ý là hàm lượng tanin cao trong nước cây phỉ có thể gây kích ứng dạ dày. Vì vậy, cần tránh nuốt loại nước này khi súc miệng.
3.8 Bảo vệ da
Theo các nhà nghiên cứu, hoạt chất chống oxy hóa polyphenol trong nước cây phỉ có thể làm giảm viêm và dịu da do cháy năng gây ra. Bên cạnh đó, nhờ tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông, chiết xuất cây phỉ có thể hạn chế được các chất ô nhiễm trong không khí tác động vào sâu trong da. Điều này giúp hạn chế tình trạng khô da, lão hóa và tăng sắc tố da.
Một nghiên cứu cho thấy, thành phần tanin trong chiết xuất cây phỉ có thể hoạt động như một rào chắn, ngăn chặn các tác nhân ô nhiễm tấn công vào da của bạn. Bên cạnh đó, nghiên cứu trong ống nghiệm còn cho thấy nước cây phỉ có khả năng trung hòa gốc tự do, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư da.
Để tăng hiệu quả, bạn có thể bổ sung các sản phẩm chứa dầu cây phỉ vào quy trình chăm sóc da hàng ngày. Cách thức này có thể giúp bảo vệ da khỏi ô nhiễm không khí, hạn chế tình trạng tổn thương da hay bùng phát mụn trứng cá, chàm da và vảy nến.
3.9 Tránh nhiễm trùng
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước cây phỉ có lợi cho cơ thể trong việc chống lại sự xâm nhập của các loại virus. Theo đó, hoạt chất tanin trong cây phỉ có tác dụng kháng virus cúm A và virus HPV ở người. Ngoài ra, chiết xuất của cây phỉ cũng được chứng minh là có khả năng chống lại virus herpes simplex 1 trong môi trường ống nghiệm.

Vì những lý do này, chế phẩm tại chỗ từ cây phỉ được bôi tại chỗ như một loại thuốc chống loét lạnh và giảm các triệu chứng do virus gây ra.
4. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng cây phỉ
Cây phỉ là một trong những dược liệu đã được FDA phê duyệt là thành phần an toàn được phép sử dụng trong các loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, về bản chất cây phỉ là cây thuốc và có dược tính. Vậy nên, việc sử dụng cây phỉ sai cách có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
- Tác dụng phụ thường gặp: Sử dụng cây phỉ ở trẻ em có thể gây đỏ da và nóng rát. Ngoài ra, những loại kem chiết xuất từ cây phỉ dùng cho vùng âm đạo có thể gây khô nhẹ, tiêu chảy hoặc tăng cảm giác buồn tiểu.
- Tác dụng phụ nghiêm trọng: Chỉ xảy ra khi uống chiết xuất cây phỉ với lượng lớn. Chất tanin có thể gây kích ứng dạ dày, các hợp chất như safrole và phenol có thể gây tổn thương gan và thận.
5. Lưu ý khi sử dụng chiết xuất cây phỉ
Để đảm bảo an toàn và tránh gặp phải các tác dụng phụ, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây khi sử dụng chiết xuất và các sản phẩm từ chiết xuất cây phỉ:
- Chỉ nên sử dụng chiết xuất và các chế phẩm từ chiết xuất cây phỉ dưới dạng bôi, thoa tại chỗ, tránh sử dụng theo đường uống.
- Không nên sử dụng các sản phẩm từ chiết xuất cây phỉ quá 7 ngày để hạn chế tình trạng khô và kích ứng da.
- Những người dị ứng với thực vật trong họ Compositae (như hoa cúc hoặc cỏ thi) có nguy cơ cao nhạy cảm với nước cây phỉ. Vì vậy, hãy cẩn trọng khi sử dụng.
- Chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả và tính độ an toàn của nước cây phỉ với phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn sử dụng.
- Chưa có nghiên cứu về sự tương tác của nước cây phỉ và các loại thuốc khác. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy xin ý kiến của bác sĩ nếu có ý định kết hợp chiết xuất cây phỉ trong quá trình điều trị.
- Những người có kế hoạch phẫu thuật cần ngưng sử dụng nước cây phỉ tối thiểu hai tuần trước khi thực hiện.
- Trong quá trình sử dụng chiết xuất cây phỉ, nếu cơ thể xảy ra bất kỳ phản ứng nào bất thường, hãy ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ điều trị của bạn.

6. Viên uống Dulcit – Chiết xuất cây phỉ, đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch
Viên uống Dulcit là một trong những ứng dụng nổi bật của cây phỉ trong hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Mỗi viên Dulcit chứa hàm lượng 30mg bột lá cây phỉ có tác dụng giảm sưng, kháng khuẩn và kháng viêm, cải thiện triệu chứng sưng và đau nhức ở người bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Đặc biệt, viên uống Dulcit còn được bổ sung thêm chiết xuất hạt dẻ ngựa tương ứng với 40mg Aescin và chiết xuất cây đậu chổi với 7,5mg Ruscogenin có tác dụng:
- Chống sưng viêm, giảm phù nề và tăng cường độ bền thành mạch.
- Hỗ trợ quá trình lưu thông máu, cải thiện các triệu chứng tê bì, nhức mỏi và nặng nề ở chân.
- Góp phần đem đến tinh thần thoải mái cho người bệnh, giảm tâm lý khó chịu do áp lực từ bệnh lý suy giãn tĩnh mạch gây ra.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người bệnh nên sử dụng với liều 2 viên/ ngày, chia làm 2 lần sau ăn 15 – 30 phút. Một liệu trình sử dụng nên kéo dài khoảng 3 tháng để có được kết quả tốt nhất. Nhãn hàng Dulcit cam kết sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, thành phần 100% thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh an toàn.
Tại Việt Nam, viên uống Dulcit đã có mặt trên thị trường hơn 10 năm, được nhiều chuyên gia khuyên dùng và được phân phối tại hơn 2000 nhà thuốc.
Xem phản hồi khách hàng thực tế:
- 2 đợt sử dụng DULCIT chị đã giảm hẳn khó chịu do suy giãn tĩnh mạch gây nên
- Cô Tam – Dù bệnh chỉ khỏi 80% vẫn tin dùng cao dẻ ngựa Pháp
- Nhân viên kho, tôi không nghĩ mình bị suy giãn tĩnh mạch.
Bạn có thể đặt hàng trực tiếp qua website chính hãng của sản phẩm TẠI ĐÂY.