Ngâm chân nước ấm giúp cải thiện đau nhức xương khớp và tình trạng mất ngủ. Nhưng mỏi chân ngâm nước ấm có tốt không? Có cần lưu ý gì không? Mời bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Mục lục
1. Mỏi chân ngâm nước ấm có tốt không?
Ngâm chân nước ấm là phương pháp có lợi cho sức khỏe. Trong Đông Y, bàn chân là vị trí với 20 huyệt đạo tương ứng với các cơ quan, phủ tạng khác nhau trên cơ thể. Bởi vậy, việc tác động lên các vị trí tương ứng trên lòng bàn chân có gây ra phản xạ kích thích hưng phấn, nâng cao năng lực hoặc làm suy yếu năng lực hoạt động của phủ tạng đó.
Chứng tê nhức, đau mỏi tay chân trong Đông y được xếp vào chứng phong do cơ thể mắc bệnh lý, bị suy nhược, nhiễm phải phong hàn. Tình trạng này khiến người bệnh bị đau mỏi, tê bì và nặng nề ở chân tay, chuột rút, chân đi không thật và đau vai gáy. Trong khi đó, phương pháp ngâm chân nước ấm được cho là có khả năng làm ấm kinh lạc, làm ấm phủ tạng, giúp bài trừ phong hàn, khắc phục hiệu quả chứng nhức mỏi chân.
Khổng chỉ cải thiện đau mỏi chân, ngâm chân nước ấm còn đem đến hàng loạt lợi ích như:
– Cải thiện stress và chứng mất ngủ: Ngâm chân nước ấm làm ấm huyệt Vĩnh Tuyền, thúc đẩy tuần hoàn máu nuôi dưỡng toàn thân, mang lại cảm giác thư thái dễ chịu, từ đó giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, giải tỏa cảm xúc căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.
– Cải thiện tình trạng cảm lạnh: Ngâm chân nước ấm giúp cơ thể ấm lên, kích thích tuần hoàn máu lưu thông và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Nhờ đó, các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm sẽ được cải thiện nhanh chóng.
– Giảm đau nhức xương khớp: Ngâm chân với nước ấm giúp làm giãn nở mạch máu, giảm sưng viêm, cải thiện tuần hoàn máu. Biện pháp này giúp làm dịu các triệu chứng đau nhức do thoát vị đĩa đệm hay các chấn thương cơ bắp.
– Tăng cường sức khỏe tổng thể: Ngâm chân nước ấm giúp tăng cường tuần hoàn máu lưu thông trong cơ thể, tăng nuôi dưỡng, phục hồi các rối loạn và tổn thương từ đó giúp cơ thể khỏe khoắn hơn.
2. Trường hợp nào nên ngâm nước ấm khi mỏi chân?
Đông y có quan niệm: Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông. Tình trạng đau mỏi chân xảy ra là do khí huyết tại chân bị ngưng trệ, kinh lạc tắc nghẽn. Những trường hợp này, người bệnh có thể ngâm chân nước ấm để thúc đẩy khí huyết vận động, cải thiện tình trạng nhức mỏi.
Một số trường hợp cụ thể như:
1/ Nhức mỏi chân do vận động quá sức, dẫn đến co cơ, cơ căng cứng. Ngâm chân nước ấm giúp làm giãn cơ, thúc đẩy tuần hoàn lưu thông, cung cấp máu và oxy đến cơ từ đó cải thiện tình trạng đau mỏi, co cứng.
2/ Nhức mỏi chân kèm theo tay chân lạnh do tuần hoàn máu ngoại vi kém. Lúc này, ngâm nước ấm giúp giãn nở mạch mạch, tạo điều kiện cho máu lưu thông dễ dàng, giúp tay chân ấm và giảm đau nhức.
3/ Nhức mỏi chân do thoái hóa xương khớp mạn tính. Việc ngâm chân nước ấm lúc này giúp tăng lượng máu đến nuôi dưỡng và phục hồi các khớp, cải thiện tình trạng đau mỏi, cứng khớp.
4/ Nhức mỏi chân kèm cảm giác tê bì, bồn chồn do thiếu hụt dưỡng chất gây ra. Trường hợp này, ngâm chân nước ấm giúp tăng cường máu đến nuôi dưỡng các mô cơ, từ đó cải thiện cảm giác khó chịu.
3. Trường hợp nào cần tránh ngâm chân nước ấm?
Ngâm chân nước ấm mặc dù có nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng. Một số trường hợp, ngâm chân nước ấm không đúng cách có thể khiến bệnh tiến triển, làm tăng cảm giác khó chịu và tăng nguy cơ biến chứng, cụ thể như:
1/ Người bị suy giãn tĩnh mạch chân: Ngâm chân nước ấm khiến tĩnh mạch giãn rộng, tăng máu ứ đọng và tăng áp lực lên thành mạch. Điều này khiến các triệu chứng đau nhức, sưng tấy, nặng nề ở chân tiến triển nặng hơn.
2/ Người bị viêm xương khớp: Nhiệt độ ấm của nước kích thích máu lưu thông làm tăng ứ dịch, kích thích phản ứng viêm mạnh mẽ hơn, từ đó khiến các tình trạng đau nhức chân trở nên nghiêm trọng.
3/ Người bị xơ cứng mạch: Nước ấm gây giãn mạch không phù hợp với những vùng mạch bị xơ cứng, làm tăng nguy cơ vỡ mạch, gây chảy máu khiến người bệnh gặp nguy hiểm.
4/ Người bị tắc nghẽn mạch: Làm tăng kích thước và độ phân tán của cục máu đông trong lòng mạch, tăng nguy cơ đột quỵ và các tai biến tim mạch.
5/ Người bị bệnh tiểu đường nặng: Những người này dễ gặp biến chứng ở bàn chân và rối loạn cảm giác trên da nên dễ bị bỏng, gây tổn thương khó phục hồi khi ngâm nước ấm.
6/ Người huyết áp thấp: Ngâm chân lâu có thể gây tụt huyết áp nên không phù hợp với những người bị huyết áp thấp.
7/ Người mắc các bệnh da liễu: Thường gặp như herpes, eczema, tổ đỉa,… không nên ngâm chân vào nước nóng vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
8/ Phụ nữ mang thai: Ngâm chân nước ấm có thể làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân, gây sưng phù chân đồng thời giảm lưu lượng máu lên não và đến thai nhi nên không phù hợp với phụ nữ đang mang thai.
4. Cách ngâm chân nước ấm giúp hết nhức mỏi
Ngâm chân nước ấm là phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả và đơn giản. Bạn có thể thực hiện tại nhà theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị vật dụng và nguyên liệu cho việc ngâm chân, gồm: 1.5l nước sạch, 1 chiếc nồi hoặc ấm đun nước, 1 chiếc chậu lớn, ghế ngồi, các nguyên liệu ngâm chân (nếu có): muối, lá lốt, ngải cứu, gừng, tinh dầu,….
Bước 2: Rửa sạch và sơ chế các nguyên liệu (thái nhỏ, đập dập) sau đó cho vào nồi hoặc ấm đã được chuẩn bị, thêm 1.5 lít nước và đun sôi. Riêng tinh dầu và muối không đun cùng nước ở bước này.
Bước 3: Đổ nước đã sôi vào trong chậu sạch. Thêm một vài giọt tinh dầu hoặc vài hạt muối muối (nếu có) và khuấy đều.
Bước 4: Đợi nước nguội bớt đến khoảng 40 – 45 độ C, có thể dùng khuỷu tay để kiểm tra. Khi nước ấm vừa phải thì rửa sạch chân, sau đó ngồi trên ghế, thả chân vào chậu nước ngâm.
Bước 5: Ngâm chân liên tục trong khoảng 10 – 15 phút, có thể kết hợp với các cử động chân hoặc massage chân nhẹ nhàng để tăng hiệu quả.
Bước 6: Nhấc chân ra khỏi chậu ngâm, sau đó dùng khăn bông mềm thấm khô rồi dưỡng ẩm chân bằng kem dưỡng da (nếu có).
Khi ngâm chân nước ấm, bạn cần lưu ý những điều sau để có được kết quả tốt nhất:
– Không nên sử dụng nước quá 50 độ C vì ảnh hưởng đến mạch máu, gây khô da khiến da dễ bị rát, nứt nẻ sau khi ngâm.
– Không nên ngâm chân quá 30 phút vì lưu lượng máu đến chân lớn đồng nghĩa với việc giảm tuần hoàn đến não, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
– Nên ngâm chân vào thời điểm 19h00 – 21h00 vì thời điểm này khí huyết của kinh can, thận tương đối yếu. Ngâm chân nước ấm làm tăng khí huyết lưu thông giúp nuôi dưỡng các phủ tạng này tốt hơn, cải thiện giấc ngủ.
– Tránh ngâm chân ngay trước và sau bữa ăn vì sẽ làm giảm lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa, gây chứng khó tiêu. Bạn nên ngâm chân sau bữa ăn từ 1 – 2 tiếng là tốt nhất.
– Sau khi ngâm chân cần lau khô, tránh để nước đọng ở kẽ chân hoặc để chân ẩm ướt gây tình trạng lạnh chân, ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Mực nước nên ở trên mắt cá chân khoảng 10 – 15 cm hoặc cao đến cẳng chân nếu muốn tăng cường máu đến khu vực này nhiều hơn.
– Nếu có thể, nên lựa chọn chất liệu chậu ngâm chân bằng gỗ để tăng khả năng hấp thụ các loại thảo dược từ nước ngâm chân tốt hơn.
Như vậy, mỏi chân ngâm nước ấm có tốt không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Người bệnh cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình trước khi thực hiện để tránh gây ra nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu cần tư vấn thêm về phương pháp này, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 1900 545 518.