Nổi gân xanh ở chân ngoài việc gây mất thẩm mĩ còn cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân nổi gân xanh ở chân và giải pháp cải thiện, bạn có thể tham khảo thông tin tin cậy của bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Gân xanh dưới da là gì?
Các đường gân xanh nằm ở dưới da chính là các tĩnh mạch, chúng có có vai trò như một đường dẫn quan trọng trong việc đưa máu từ các bộ phận trên cơ thể đến tim rồi chuyển đến các cơ quan trao đổi chất.
Phần lớn, các đường gân xanh đều nằm dưới da. Tuy nhiên, một số trường hợp giãn tĩnh mạch làm tăng kích thước khiến chúng phồng lên, nổi đậm màu dễ dàng nhìn thấy ngay dưới bề mặt da.
Trong một số trường hợp, gân xanh nổi dưới da là hiện tượng tự nhiên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng có một số trường hợp gân xanh nổi dưới da có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó đáng lo ngại, cần được xử lý kịp thời.
2. Nguyên nhân gây nổi gân xanh dưới da
Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng nổi gân xanh dưới da, có những nguyên nhân sinh lý không gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc có những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm cần được theo dõi và điều trị cụ thể, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2.1. Do nguyên nhân sinh lý
Trong một số trường hợp, chân nổi nhiều gân xanh là hiện tượng tự nhiên không phải là biểu hiện của bệnh lý gây nguy hiểm. Những nguyên nhân gây ra dấu hiệu nổi gân xanh ở chân có thể là:
Sắc tố, tính chất da:
Ở những người da trắng, da sáng màu hoặc da mỏng thì sẽ dễ nhìn thấy gân xanh hơn những người da sẫm màu, những người da da mỏng thường dễ nổi gân xanh hơn, dễ quan sát thấy hơn.
Cơ thể gầy:
Với những người gầy, lớp mỡ dưới da sẽ mỏng hơn người bình thường bởi lượng chất béo trong cơ thể thấp, không đủ để che phủ hoàn toàn những đường gân xanh. Chính vì vậy, ở người gầy, đường gân xanh ở chân, bắp chân hoặc những bộ phận khác sẽ dễ nổi lên, dễ nhìn thấy hơn.
Sau khi vận động, làm việc nặng:
Sau khi làm việc nặng hoặc hoạt động mạnh như chơi thể thao, lập luyện các bài tập liên quan đến chân, bắp chân thì các cơ ở chân căng lên, đẩy các tĩnh mạch nổi lên trên bề mặt dưới da gây hiện tượng gân xanh nổi lên ở chân, bắp chân, bàn chân…
Phụ nữ đang mang thai:
Khi mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng lên khá nhiều để nuôi dưỡng thai nhi, các mạch máu phải hoạt động nhiều hơn khiến các tĩnh mạch nổi dưới lớp da. Tuy nhiên, khi kết thúc quá trình mang thai, các đường gân xanh cũng dần quay về trạng thái bình thường.
Yếu tố tuổi tác:
Ở những người lớn tuổi, mô dưới da bị chùng nhão, chảy xệ, lượng mỡ cũng giảm và mỏng đi, nhất là một số vị trí như chân, tay. Vì vậy, ở người già dễ bị nổi gân xanh ở chân, tay hơn những người trẻ tuổi.
2.2. Mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Dấu hiệu nổi gân xanh ở chân có thể cảnh báo một số bệnh về tĩnh mạch, trong đó phổ biến nhất là suy giãn tĩnh mạch chân. Đây là tình trạng hệ thống tĩnh mạch chân suy giảm chức năng đưa máu về tim gây ứ đọng máu tại chân khiến tĩnh mạch chân giãn ra và biến dạng các tổ chức mô xung quanh chân.
Một số nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân cần kể đến như:
- Yếu tố di truyền.
- Đặc thù công việc ngồi nhiều, đứng nhiều.
- Do vấn đề tuổi tác.
- Mắc các bệnh về tĩnh mạch như: viêm mạch, nhiễm trùng.
- Tắc mạch sau phẫu thuật…
Nổi gân xanh là một trong những triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch chân. Các đường gân xanh nổi ngoằn ngoèo quanh bắp chân hoặc cẳng chân. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây ra các triệu chứng:
- Đau nhức chân: Khi đứng lâu, ngồi lâu hoặc không thay đổi tư thế, triệu chứng đau hai bắp chân và giảm khi được nghỉ ngơi.
- Chân sưng, phù: Vị trí sưng phù tại bàn chân, mắt cá chân.
- Chuột rút: Người bị suy giãn tĩnh mạch thường bị chuột rút, có cảm giác kiến bò hoặc tê ở bàn chân và bắp chân, khi rung lắc chân sẽ dễ chịu.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm tĩnh mạch: Cảnh báo hiệu tình trạng suy giãn của tĩnh mạch đã chuyển nặng, các vết loét có thể lan rộng, nhiễm trùng và khá phức tạp để điều trị.
- Huyết khối tĩnh mạch ngoài: Gây đau nhức, khó chịu và có thể có loét, nhiễm khuẩn.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Gây tắc nghẽn động mạch phổi khi có áp lực tác động, có thể gây tử vong.
Xem chi tiết: Mọi điều cần biết về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
3. Điều trị nổi gân xanh ở chân do suy giãn tĩnh mạch
Hiện nay có một số phương pháp điều trị nổi gân xanh do suy giãn tĩnh mạch mà bạn có thể tham khảo như:
- Điều trị bằng thuốc
- Tiêm xơ tĩnh mạch
- Liệu pháp laser
- Keo sinh học venaseal tĩnh mạch
- Phẫu thuật
Xem chi tiết: Các phương pháp điều trị nổi gân xanh ở chân
4. Biện pháp hỗ trợ khắc phục nổi gân xanh ở chân
Có nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng nổi gân xanh ở chân. Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng của bệnh bạn có thể chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số cách điều trị nổi gân xanh sau đây:
4.1. Mang vớ ép y khoa
Vớ ép y khoa là biện pháp hỗ trợ điều trị dành cho người bị suy giãn tĩnh mạch, đây là biện pháp đơn giản và mang lại hiệu quả khá cao. Dù chưa có vấn đề về tĩnh mạch nhưng xuất hiện các triệu chứng: nhức mỏi chân, nổi gân xanh ở chân, bạn cũng có thể mang vớ phòng ngừa áp lực thấp hơn.
Vớ ép y khoa là loại chuyên được sử dụng trong y tế, có thể mang từ bàn chân đên dầu gối hoặc đùi. Chúng tạo lực bóp ở bàn chân và giảm dần lên khi kéo dài lên trên, giúp các van tĩnh mạch bị hổng được làm kín lại, giúp máu không bị trào ngược nữa, máu chảy đúng chiều của tĩnh mạch, giảm sưng chân, giảm chứng nổi gân xanh ở chân.
Để dùng vớ ép y khoa mang lại hiệu quả nhất, người bệnh nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn loại vớ có áp lực phù hợp.
4.2. Massage chân
Massage chân nhẹ nhàng vùng gân xanh nổi lên có rất nhiều tích cực, giúp nhanh chóng cảm cơn đau, người bệnh thấy thư thái, thoải mái, tăng cường lưu thông máu, đả thông kinh mạch, thức đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Tuy massage chân không có tác dụng giảm hoàn toàn triệu chứng nhưng nó có thể giúp người bệnh giảm đau và khó chịu hiệu quả.
Để tăng hiệu quả massage, bạn có thể sử dụng dầu massage hoặc kem dưỡng ẩm thoa đều vùng chân và bắp chân, dùng lực ở đầu ngón tay ấn nhẹ từ từ vào vùng bắp chân sau đó thả ra từ từ, làm dọc vùng chân xuất hiện nhiều gân xanh nhất. Thực hiện như vậy khoảng 10 – 15 lần cho mỗi bên chân. Nếu cảm thấy massage gây đau hoặc khó chịu thì dừng lại.
4.3. Ngủ kê cao chân
Khi ngủ người bệnh nhớ kê cao chân khoảng 10 – 15 cm sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm tình trạng nổi gân xanh ở chân. Đây là phương pháp được áp dụng với những người bị suy giãn tĩnh mạch, huyết áp, phù chân… Bạn có thể kê chân tùy theo tư thế nào mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, có thể kê ở khoeo chân hoặc ở cổ chân khiến bạn thoải mái khi ngủ.
Có thể bạn quan tâm: Bị suy giãn tĩnh mạch chân nên chọn gối kê như thế nào?
4.4. Vận động thường xuyên
Thường xuyên vận động giúp cơ thể linh hoạt, cải thiện sức khỏe, lưu thông máu tốt hơn và giảm tình trạng nổi gân xanh ở chân. Bạn có thể đi bộ tại chỗ, hoạt động chân thường xuyên để giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch của chân khi đứng hoặc ngồi quá lâu. Bên cạnh đó, bạn có thể tập một số bài tập căng cơ, yoga, đi bộ,… để hỗ trợ điều trị bệnh giãn tĩnh mạch, giúp lưu thông máu, vận động hệ thống tĩnh mạch hiệu quả.
4.5. Thay đổi lối sống
Nổi gân xanh ở chân do suy giãn tĩnh mạch tuy được điều trị nhưng vẫn có nguy cơ tái phát cao. Vì vậy, thay đổi lối sống sẽ hỗ trợ điều trị tích cực trong điều trị bệnh hiệu quả. Bạn cần lưu ý một số thói quen dưới đây:
- Tránh đi giày cao gót thường xuyên.
- Hạn chế đứng hoặc ngồi trong thời gian quá lâu.
- Không nên thường xuyên mặc quần áo bó sát vào chi dưới gây ảnh hưởng đến tĩnh mạch dưới da.
- Hạn chế nằm ngủ gối đầu cao.
- Không tắm nước quá nóng, nên rửa chân bằng nước lạnh sau khi tắm để giúp các tĩnh mạch co bóp, vận chuyển máu về tim được dễ dàng hơn.
- Thường xuyên xoa bóp chân, đặc biệt là xoa bóp trước khi ngủ để máu lưu thông nhanh, tránh tắc nghẽn mạch máu chi dưới.
Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng, chúng có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa các đường gân xanh xuất hiện. Bạn có thể tham khảo bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây:
- Các loại thực phẩm giàu vitamin C, E như cam, quýt, bơ giúp tăng sức bền thành mạch máu , tăng đàn hồi thành mạch và làm chúng khó bị giãn hơn.
- Các loại rau xanh và trái cây giúp cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa: quả việt quất, ải xanh, rau xà lách, rau chân vịt – rau bina, bông cải xanh, cà rốt làm hạn chế sự phá huỷ mô liên kết giúp bảo vệ mạch máu tốt hơn trong đó có tĩnh mạch.
- Thực phẩm có hàm lường omega 3 cao, ít cholesterol xấu như: dầu đậu nành, dầu mè, dầu phộng, cá hồi rất tốt cho hệ tuần hoàn và tĩnh mạch, giảm hình thành cholesterol, giảm viêm các mảng xơ trong mạch máu.
- Bổ sung các loại thực phẩm cung cấp protein từ động vật như: cá thu, cá ngừ, hàu, tôm, cua, nghêu sò, mực… rất tốt cho việc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân.
Xem tham khảo: Suy giãn tĩnh mạch ăn gì, kiêng gì?