Béo phì được coi là căn bệnh nguy hiểm của thế kỷ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một trong những hệ lụy phổ biến nhất là suy giãn tĩnh mạch. Cùng Dulcit tìm hiểu chi tiết về mối liên hệ giữa béo phì và suy giãn tĩnh mạch trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Mối liên hệ giữa béo phì và suy giãn tĩnh mạch
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, béo phì được định nghĩa là tình trạng tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức có thể làm suy giảm sức khỏe. Để xác định cân nặng có ở mức bình thường hay không, người ta dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI như sau:
- BMI dưới 18.5: Người bị thiếu cân.
- BMI từ 18.5 đến dưới 25: Người khỏe mạnh.
- BMI từ 25 đến dưới 30: Người bị thừa cân.
- BMI từ 30 đến dưới 35: Người bị béo phì loại 1.
- BMI từ 35 đến dưới 40: Người bị béo phì loại 2.
- BMI trên 40: Người bị béo phì loại 3.
Béo phì dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng như: bệnh tim, đột quỵ – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới trong năm 2012, đái tháo đường, rối loạn cơ xương… Tỷ lệ người béo phì bị suy giãn tĩnh mạch cũng ngày một gia tăng.
Trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường làm tăng áp lực lên các van và tĩnh mạch. Trong thời gian dài, van có thể bị hỏng, không đóng kín và không hoàn thành được vai trò của nó. Nghiên cứu được đăng trên Journal of Vascular Surgery năm 2002 cho biết: sự gia tăng các mô mỡ còn là nguyên nhân làm rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch nông và tổn thương các tĩnh mạch sâu.
Những yếu tố trên cùng tác động và cản trở quá trình hồi lưu máu từ chân trở về tim, làm xuất hiện hiện tượng chảy ngược, dồn đọng lại ở chân. Từ đó, các nhánh tĩnh mạch giãn nở lớn hoặc xoắn lại gây ra chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Bệnh lý thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng như sau:
- Chân bị đau nhức âm ỉ, sưng phù, nóng rát ở vùng da bị suy giãn tĩnh mạch, cảm giác nặng nề, mỏi như đeo đá, đặc biệt nghiêm trọng hơn vào buổi tối.
- Tĩnh mạch có màu tím sẫm hoặc xanh lam, nổi lên thành từng đám khu trú hoặc phồng lên dọc theo cẳng chân gây mất thẩm mỹ.
- Chuột rút bàn chân và cẳng chân kèm tê ran gan bàn chân, thường đột ngột xuất hiện vào ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ.
Nếu không có phương án điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị huyết khối tĩnh mạch sâu gây tắc mạch phổi đe dọa đến tính mạng.
Đọc thêm: Các yếu tố nguy cơ khác có thể gây suy giãn tĩnh mạch chân
2. Cách ngăn ngừa nguy cơ béo phì – phòng tránh suy giãn tĩnh mạch
Hai yếu tố quan trọng nhất để ngăn ngừa nguy cơ béo phì là thiết lập chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể thao thường xuyên.
2.1. Chế độ ăn khoa học
Nếu đang ở mức cân nặng đáng báo động, bạn cần kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn tiêu thụ vào mỗi ngày. Hiện nay, không có quy tắc nào được khuyến cáo là phù hợp để áp dụng cho tất cả mọi người. Nhưng để giảm cân ở mức an toàn và bền vững từ 0,5 đến 1kg mỗi tuần, hầu hết mọi người được khuyên nên giảm lượng năng lượng nạp vào khoảng 600 calo mỗi ngày. Điều này có nghĩa là tiêu thụ không quá 1900 calo trong một ngày đối với đàn ông và không quá 1400 calo trong một ngày đối với phụ nữ.
Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu trên là hạn chế thực phẩm không lành mạnh và giàu năng lượng. Một thực đơn lành mạnh thường bao gồm:
Tinh bột: Lượng tinh bột chiếm khoảng một phần ba tổng số thức ăn bạn tiêu thụ mỗi ngày. Bạn nên chọn những thực phẩm như: gạo lứt, mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây còn nguyên vỏ… Bởi chúng chứa nhiều chất xơ hơn gạo trắng, bánh mì trắng, bún, phở… và có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
Nhiều hoa quả và rau củ: Ăn tối thiểu 400 g hay 5 phần rau quả khác nhau, tốt nhất là còn tươi và theo mùa mỗi ngày giúp giảm các bệnh mãn tính và đảm bảo lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Chất béo không bão hòa: Các chất béo bão hòa thường có trong thịt mỡ, pho mát, kem, bơ, dầu cọ… và chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp thường có trong các món ăn chiên rán, chế biến sẵn như: bánh nướng, bánh quy, bánh xốp, pizza, hamburger… làm tăng nguy cơ béo phì. Vì vậy, bạn nên ưu tiên tiêu thụ chất béo không bão hòa được tìm thấy nhiều trong cá, các loại hạt, dầu hướng dương, đậu nành, dầu ô liu, dầu cải…
Chế độ ăn ít muối: Không kiểm soát lượng muối đi vào cơ thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng cao huyết áp cực kỳ nguy hiểm đối với người đang bị béo phì. Lượng muối được khuyến khích tiêu thụ mỗi ngày là ít hơn 5 g.
Giảm lượng đường: Thức ăn và đồ uống có hàm lượng đường cao thường chứa nhiều năng lượng góp phần làm tăng nguy cơ béo phì, đồng thời gây sâu răng. Vì vậy, bạn nên cắt giảm bánh kẹo, nước ngọt, nước trái cây rau củ đóng hộp, nước tăng lực…
Thực đơn Tuần 1:
Ngày 1:
- Bữa sáng: Xôi gấc (200g) - 250 calo
- Bữa trưa: Bún riêu cua (200g) - 350 calo
- Bữa tối: Gà kho gừng (150g) và cải xanh luộc (100g) - 400 calo
- Snack: Trái cây, ví dụ như lê (1 trái) - 100 calo
Ngày 2:
- Bữa sáng: Bánh mì nướng với pate (2 lát) - 300 calo
- Bữa trưa: Cơm tấm sườn bì chả (200g) - 450 calo
- Bữa tối: Canh bún măng vịt (200g) - 300 calo
- Snack: Sữa chua không đường (1 hủ) - 150 calo
Ngày 3:
- Bữa sáng: Bánh mì nướng với trứng (2 lát) - 350 calo
- Bữa trưa: Phở gà (200g) - 350 calo
- Bữa tối: Cá hấp hành ngâm (150g) và rau muống xào tỏi (100g) - 400 calo
- Snack: Chuối (1 quả) - 100 calo
Ngày 4:
- Bữa sáng: Cháo lòng (200g) - 250 calo
- Bữa trưa: Bún bò Huế (200g) - 450 calo
- Bữa tối: Tôm rang muối (150g) và bắp cải xào tỏi (100g) - 400 calo
- Snack: Nho (1 bóng) - 80 calo
Ngày 5:
- Bữa sáng: Bánh mì nướng với mứt dâu (2 lát) - 350 calo
- Bữa trưa: Cơm gà xối mỡ (200g) - 450 calo
- Bữa tối: Lẩu thái (200g) - 350 calo
- Snack: Hạt điều rang muối (30g) - 150 calo
Ngày 6:
- Bữa sáng: Cháo sườn (200g) - 250 calo
- Bữa trưa: Bánh mì cuốn thịt luộc (2 cuốn) - 350 calo
- Bữa tối: Gỏi ngó sen (200g) và thịt nướng (100g) - 400 calo
- Snack: Dứa (1 lát) - 80 calo
Ngày 7:
- Bữa sáng: Bánh mì nướng với hành phi (2 lát) - 350 calo
- Bữa trưa: Cơm cuộn (200g) - 450 calo
- Bữa tối: Cá kho tộ (150g) và rau luộc (100g) - 400 calo
- Snack: Dưa leo (1 lát) - 80 calo
Tổng cộng: 1.200 - 1.500 calo/ngày
Những lưu ý để thiết lập chế độ ăn uống khoa học:
- Kiểm tra nhãn thực phẩm để xác định lượng calo, muối, đường, chất béo có bên trong trước khi tiêu thụ.
- Không giảm cân bằng cách nhịn ăn hoặc cắt bỏ hoàn toàn một nhóm thực phẩm nào như tinh bột, chất béo. Kiểu ăn kiêng này không mang lại hiệu quả mà còn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt, rối loạn tiêu hóa…
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để tăng khả năng chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Ngoài ra, bạn nên bổ sung nhiều nước hơn khi thời tiết nóng hoặc khi tập thể dục.
- Ăn chậm, nhai kỹ để bạn nhanh cảm thấy no hơn và cơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.
Hiện nay, nhiều người áp dụng chế độ ăn kiêng siêu ít calo, nghĩa là chỉ tiêu thụ ít hơn 800 calo mỗi ngày. Đây là cách giúp giảm cân nhanh chóng nhưng không phù hợp và không đảm bảo an toàn với tất cả mọi người. Vì vậy, bạn chỉ nên thực hiện chế độ ăn kiêng này khi đang mắc các biến chứng nghiêm trọng của bệnh béo phì và dưới sự giám sát của chuyên gia.
2.2. Tập thể dục đều đặn
Bên cạnh việc kiểm soát lượng calo tiêu thụ mỗi ngày, bạn còn phải hoạt động thể chất vừa đủ để sở hữu một cơ thể khỏe mạnh và duy trì mức cân nặng hợp lý. Ngoài ra, tập thể dục còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, ngăn ngừa và quản lý hơn 20 tình trạng bệnh.
Chuyên gia khuyến nghị bạn nên hoạt động với cường độ vừa phải tối thiểu 150 phút mỗi tuần như: đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ… Hoặc hoạt động cường độ mạnh tối thiểu 75 phút mỗi tuần như: chạy, chơi bóng đá, bóng rổ, thể dục nhịp điệu, thể dục dụng cụ, tập võ… cũng mang lại hiệu quả tương tự. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện các bài tập tăng sức bền và khả năng thăng bằng khoảng 2 lần mỗi tuần như: yoga, pilates, chống đẩy, gập bụng, tập tạ, tập với dây kháng lực…
Theo khuyến cáo của WHO, người đang có nguy cơ béo phì cần tập thể thao cường độ vừa phải trong thời gian dài hơn, khoảng 40 đến 60 phút mỗi ngày. Nếu muốn tránh tăng cân trở lại sau khi béo phì, bạn cần vận động khoảng 60 đến 90 phút mỗi ngày.
Lưu ý:
- Cần căng cơ trước và sau khi luyện tập để hạn chế chấn thương và tránh co cứng cơ gây chuột rút.
- Mức độ tập luyện phù hợp với khả năng của bản thân, không tập quá sức khiến cơ bắp và xương khớp căng thẳng, gây đau nhức, tê bì.
- Những người vốn đang bị suy giãn tĩnh mạch không nên thực hiện các bài tập, môn thể thao hạng nặng, gây áp lực lớn cho chân (chạy nhanh, bóng đá, tạ chân, bóng rổ…). Các hoạt động thể thao cường độ cao có thể làm tăng áp lực trong tĩnh mạch và gây sưng chân, gây khó khăn trong việc lưu thông máu trong tĩnh mạch chân.
Nếu đang bị béo phì kèm theo các bệnh lý liên quan đến cân nặng, ngoài việc ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn thuốc điều trị phù hợp. Mỗi số loại thuốc phổ biến nhất hiện nay là:
- Thuốc Orlistat: Thuốc Orlistat thường được dùng cho những người đang bị béo phì với chỉ số BMI lớn hơn 28 và đang mắc các vấn đề về sức khỏe như: tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2…
- Thuốc Liraglutide: Thuốc phù hợp cho người trên 75 tuổi có chỉ số BMI lớn hơn 35 và mắc bệnh về tim như: đau tim, đột quỵ.
- Thuốc Semaglutide: Thuốc này thường dùng cho người có chỉ số BMI trên 35 và không phù hợp với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú.
Béo phì chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ có thể gây ra suy giãn tĩnh mạch. Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân toàn diện có nhiều biện pháp khác mà bạn có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe của mình. Trong các phần tiếp theo, Dulcit mời bạn tham khảo bài viết: Làm thế nào để ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch trước khi nó xuất hiện?