Suy giãn tĩnh mạch thường được biết đến với các đám xoắn tĩnh mạch sưng phồng, nổi xanh tím và gây đau đớn. Đây là một bệnh lý phổ biến ở người trưởng thành, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng sống và thẩm mỹ của người bệnh. Nhiều người thắc mắc một người bình thường tại sao bị giãn tĩnh mạch? Nếu bạn cũng có cùng câu hỏi, vậy đừng bỏ qua bài viết hôm nay!
Mục lục
1. Tại sao bị giãn tĩnh mạch?
Hệ tuần hoàn máu trong cơ thể được điều phối bởi hoạt động của các mạch máu, khối cơ và hệ thống van. Máu giàu oxy lưu thông từ phổi đến các bộ phận của cơ thể dựa vào hệ thống động mạch với lớp cơ và mô đàn hồi chắc chắn. Tương tự, tuần hoàn máu trở lại tim dựa vào hệ thống tĩnh mạch với các cơ xung quanh và mạng lưới van một chiều.
Khi máu di chuyển qua tĩnh mạch, các van một chiều mở ra để máu đi qua, sau đó đóng lại để ngăn dòng chảy ngược lại. Trong bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, các van một chiều không thể hoạt động bình thường khiến máu ứ đọng trong tĩnh mạch, làm tăng áp lực lên lòng tĩnh mạch, tăng nguy cơ tắc nghẽn đồng thời khiến tĩnh mạch phình ra và xoắn lại, sau đó nổi lên bề mặt da.
Theo bác sĩ Trung Anh, Phó GD Viện lão khoa Trung Ương cho biết: Hầu hết trường hợp suy van tĩnh mạch nông xảy ra là do sự chênh lệch áp lực lớn giữa hệ thống tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu, gây suy yếu các van nối giữa hai hệ tĩnh mạch này. Sự lan truyền áp lực từ tĩnh mạch sâu qua tĩnh mạch nông xảy ra qua 2 con đường chính, gồm:
- Suy van nối tĩnh mạch hiển lớn và tĩnh mạch đùi chung: Gây, mất chức năng tĩnh mạch tiến triển dần từ háng xuống chân. Một tình trạng tương tự là suy van nối tĩnh mạch hiển bé và tĩnh mạch khoeo khớp gối.
- Suy van hệ tĩnh mạch nhánh xuyên: Thường gặp ở vị trí giữa đùi và bắp chân. Áp lực cao ở xa khiến tĩnh mạch cẳng chân bị ảnh hưởng làm tĩnh mạch giãn dần từ chân lan về háng.
Hệ thống tĩnh mạch nông ít có sự hỗ trợ của cơ nên chúng dễ bị giãn rộng dưới dòng máu áp lực cao, gây ra suy van thứ phát, khiến các van không thể đóng kín. Sự tác động qua lại của quá trình này khiến chức năng của tĩnh mạch nông ngày càng suy giảm, giãn rộng hơn.
2. Các yếu tố nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch
Bất kỳ yếu tố nào tạo ra áp lực quá mức lên chân bụng hoặc làm suy yếu các van tĩnh mạch đều có thể trở thành nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ thường gặp nhất:
2.1 Đặc điểm sinh hoạt, làm việc
Suy giãn tĩnh mạch thường phổ biến hơn dân văn phòng, nội trợ, đầu bếp, nhân viên bán hàng có các thói quen làm việc, sinh hoạt với các đặc điểm như:
- Ít vận động, phải đứng hoặc ngồi lâu trong một tư thế.
- Người lao động nặng, thường xuyên mang vác các vật nặng.
- Người thường xuyên mặc quần áo bó chặt.
- Người phải đi giày cao gót liên tục trong thời gian dài.
- Người có thói quen hút thuốc hoặc ở cạnh người hút thuốc trong thời gian dài.
Những yếu tố này tạo điều kiện cho máu dồn xuống chân, làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, khiến hệ thống van tĩnh mạch bị tổn thương. Bên cạnh đó, những hoạt động này cũng cản trở dòng chảy của máu từ chân về tim khiến máu dễ bị ứ đọng ở chân, làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
Có thể bạn quan tâm: Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch điển hình ở giáo viên
2.3 Yếu tố giới tính
Thống kê cho thấy, suy giãn tĩnh mạch ở nữ giới thường cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân là do các nội tiết tố nữ cho phép tĩnh mạch giãn căng hơn nam giới. Bên cạnh đó, các loại thuốc uống tránh thai hoặc giai đoạn tiền mãn kinh khiến hormone rối loạn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến áp lực dòng máu, ảnh hưởng đến hoạt động đàn hồi của tĩnh mạch.
Một giai đoạn khiến phụ nữ dễ bị suy giãn tĩnh mạch là thời điểm mang thai. Lúc này, tử cung mở rộng gây chèn ép lên tĩnh mạch, cản trở quá trình di chuyển của máu về tim. Kết hợp với các hormone tăng cao và thay đổi đột ngột khiến không ít phụ nữ mang thai bị suy giãn tĩnh mạch.
Tỷ lệ suy giãn tĩnh mạch ở nữ tăng cao còn xuất phát từ thói quen thích đi giày cao gót hoặc mặc đồ bó sát làm gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ngoại biên trên chân.
2.3 Yếu tố tuổi tác
Người cao tuổi có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch cao hơn người trẻ. Nguyên nhân là do người già thường mắc các bệnh tim mạch, điển hình như cao huyết áp khiến áp lực lên thành mạch tăng cao. Bên cạnh đó, quá trình lão hóa làm suy giảm độ bền tĩnh mạch, tĩnh mạch giảm tính đàn hồi nên khó co hồi về kích thước bình thường sau khi bị giãn rộng.
Quá trình lão hóa và các bệnh lý tim mạch cũng làm suy giảm chức năng của hệ van tĩnh mạch. Các van dễ bị suy yếu dưới áp lực cao, chức năng đóng mở bị suy giảm làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
2.4 Yếu tố cân nặng
Suy giãn tĩnh mạch phổ biến hơn ở những người thừa cân, béo phì. Lý giải về tình trạng này, các chuyên gia cho biết, trong khi hệ thống tĩnh mạch và các van thúc đẩy sự dịch chuyển của máu từ chân về tim thì trọng lượng lại tạo ra tác dụng ngược lại.
Vì lý do này, cân nặng dư thừa không chỉ tạo áp lực chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch mà còn tạo ra trọng lượng lớn hơn gây cản trở máu từ tĩnh mạch ngoại biên trở về hệ tuần hoàn của cơ thể. Các chuyên gia cho biết, chỉ thay đổi 10% trọng lượng cơ thể có thể thay đổi đáng kể áp lực lên mạch máu. Đây cũng là lý do khiến người bệnh suy giãn tĩnh mạch luôn được khuyên là phải kiểm soát cân nặng của mình.
2.5 Yếu tố bệnh lý
Suy giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện hoặc tiến triển nặng nề hơn nếu người bệnh mắc phải một số bệnh lý dưới đây:
- Táo bón: Táo bón kéo dài khiến người bệnh phải rặn liên tục khi đi vệ sinh. Quá trình này làm gia tăng áp lực lên thành bụng và hệ tĩnh mạch nửa dưới cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ bị trĩ và giãn tĩnh mạch chi dưới.
- Bệnh tim mạch: Gây suy giảm chức năng mạch máu và hệ thống van đồng thời làm rối loạn áp lực lên thành mạch, ảnh hưởng đến hoạt động tuần hoàn máu, dễ gây suy giãn tĩnh mạch.
- Khối u: Các khối u xuất hiện ở nửa dưới cơ thể có thể gây chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch, làm tăng áp lực máu lên thành mạch và cản trở dòng chảy của máu về tim.
Vì vậy, khi mắc một trong số những vấn đề sức khỏe trên đây, người bệnh nên tiến hành thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ để có thể phát hiện và kiểm soát sự phát triển của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.
2. 6 Yếu tố di truyền
Thống kê cho thấy, có đến 80% người bệnh suy giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ từng mắc bệnh lý này. Vì vậy, nếu bạn có người thân bị suy giãn tĩnh mạch và đang có dấu hiệu của bệnh lý này, hãy sắp xếp thời gian thăm khám để có thể sớm phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời.
Đọc thêm: Suy giãn tĩnh mạch chân có khỏi hoàn toàn được không?
3. Làm thế nào để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch?
Mặc dù có rất nhiều yếu tố góp phần gây nên suy giãn tĩnh mạch nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh lý này thông qua những việc làm sau đây.
3.1 Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh
Thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp bạn có sức khỏe thành mạch tốt hơn đồng thời loại bỏ các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh lý giãn tĩnh mạch. Những lưu ý để bạn có một lối sống lành mạnh gồm:
- Thường xuyên tập luyện thể dục: Giúp thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn đồng thời kiểm soát cân nặng hiệu quả. Chỉ với 30 phút tập luyện mỗi ngày, sức khỏe tổng thể của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
- Duy trì cân nặng: Bạn có thể đối chiếu với tiêu chuẩn BMI để tính ra cân nặng tiêu chuẩn của bản thân. Nếu đang thừa cân, hãy áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện mỗi ngày để giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
- Tránh mặc đồ bó, đeo giày cao gót: Thói quen này giúp tránh tạo áp lực lên thành mạch và không tạo cản trở lưu lượng máu từ chân về tim.
- Tránh ngồi hoặc đứng lâu: Chủ động di chuyển hoặc tập các bài tập tại chỗ sau khoảng 1 tiếng ngồi hoặc đứng tại chỗ giúp kích thích máu lưu thông tốt hơn.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá: Ngay cả khi không hút thuốc, bạn cũng cần tránh các khu vực có người hút thuốc lá. Khói thuốc lá có thể làm suy yếu tĩnh mạch và các van, góp phần thúc đẩy giãn tĩnh mạch phát triển.
- Nằm nghiêng trái: Tư thế này đặc biệt tốt với thai phụ vì giúp giảm áp lực của tử cung lên tĩnh mạch ở vùng chậu. Tư thế này cũng cải thiện lưu lượng máu đến thai nhi, giúp thai phát triển tốt hơn.
3.2 Thực hiện chế độ ăn tốt cho tim mạch
Chế độ ăn bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch góp phần phòng ngừa sự phát triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Theo đó, những thực phẩm được khuyến khích sử dụng gồm: thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm giàu flavonoid, thực phẩm giàu vitamin C – E và thực phẩm giàu Kali.
Những tác động tích cực của nhóm thực phẩm này có thể tạo ra gồm:
- Hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón từ đó giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở nửa dưới cơ thể.
- Hỗ trợ tuần hoàn, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và giảm áp lực lên thành mạch, từ đó giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch.
- Chống oxy hóa, tăng cường sự đàn hồi và bền vững của tĩnh mạch, giúp ngăn cản sự hình thành và tiến triển của giãn tĩnh mạch.
- Ức chế hình thành cục máu đông, ổn định thể tích máu từ đó hạn chế tăng áp lực máu lên thành mạch và hạn chế nguy cơ biến chứng.
3.3 Sử dụng viên uống Dulcit
Viên uống thảo dược Dulcit là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng nhằm mục đích:
- Giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch: Bộ ba thảo dược: chiết xuất hạt dẻ ngựa (40mg Aescin) – Chiết xuất cây đậu chổi (7.5mg Ruscogenin) – Bột lá cây phỉ (30mg) giúp giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức và nặng nề ở chân.
- Ngăn biến chứng giãn tĩnh mạch: Nhờ khả năng tăng sức bền thành mạch, chống viêm và làm lành tổn thương trên da, qua đó đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch, ngăn hình thành biến chứng.
- Phòng ngừa giãn tĩnh mạch: Viên uống thảo dược Dulcit giúp hỗ trợ tuần hoàn, tăng sức khỏe tĩnh mạch, từ đó phòng ngừa giãn tĩnh mạch xuất hiện và tái phát.
Xem thêm: Uống Dulcit có phải kiêng gì không?
Viên uống thảo dược Dulcit là sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Holistica – Pháp. Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, nhãn hàng cam kết đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng. Sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh về cả tính an toàn và hiệu quả dựa trên tiêu chuẩn Châu Âu.
Sau hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam, viên uống Dulcit nhận được sự tin tưởng của các chuyên gia y tế, hàng chục nghìn người bệnh suy giãn tĩnh mạch và được lựa chọn phân phối tại hơn 2000 nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn muốn tìm điểm bán sản phẩm gần mình nhất, xem chi tiết TẠI ĐÂY.