Đau nhức, tê bì chân là triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi, người phải làm công việc nặng nhọc, người làm việc trong môi trường ẩm ướt hay những người đứng – ngồi một chỗ, ít vận động. Vậy, làm thế nào để khắc phục được tình trạng này? Bài viết hôm nay sẽ chỉ ra cách bấm 12 huyệt vị giúp giảm đau mỏi chân hiệu quả tại nhà.
Mục lục
1. Vì sao bấm huyệt có thể chữa nhức mỏi chân
Trong Đông y, chứng đau nhức, tê bì chân tay xảy ra do cơ thể bị nhiễm phòng hành, ẩm thấp gây ứ trệ kinh mạch, khí huyết kém lưu thông. Đây là lý do mỗi khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh, mưa nắng thất thường khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
Sách Hải Thượng Y Tông từng viết: “Nhờ có kinh mạch, khí huyết có thể dưỡng âm dương, nhuận gân cốt, các khớp có thể vận động”. Bên cạnh đó, chức năng của kinh lạc là vận hành khí huyết, nuôi dưỡng, bảo trì và điều tiết các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể.
Vì lý do này, khi kinh lạc thông suốt thì tạng phủ cường thịnh, dễ dàng chống lại ngoại tà xâm nhập. Ngược lại, khi kinh lạc bế tắc, khí huyết ngưng trệ thì cơ thể sẽ suy yếu, tạo điều kiện cho ngoại tà thừa hư xâm nhập gây ra các chứng đau nhức, tê mỏi, bao gồm cả chứng đau mỏi chân.
Như vậy, để khắc phục được chứng đau mỏi chân thì cần làm thông kinh hoạt lạc, kích thích khí huyết lưu thông, vận hành thông suốt trong cơ thể. Dựa trên nguyên lý này, các thầy thuốc Đông y đã thông qua việc xoa bóp, kích thích các huyệt vị để điều hòa khí cơ, từ đó cải thiện chứng đau nhức chân hiệu quả.
Không chỉ vậy, Y học hiện đại cũng đồng ý rằng việc bấm huyệt trên chân giúp giảm đau hiệu quả bởi:
- Kích thích tuần hoàn máu lưu thông, giảm máu ứ đọng ở tĩnh mạch.
- Gia tăng chuyển động của bạch huyết qua các mô.
- Giảm co thắt cơ, giúp cơ thư giãn và giảm căng thẳng.
- Tăng cường hoạt động nuôi dưỡng, bôi trơn giúp các khớp xương linh hoạt.
Có thể bạn muốn biết:
2. 12 huyệt vị giúp chữa nhức mỏi chân
Bấm huyệt chữa nhức mỏi chân muốn đạt được hiệu quả cao cần đảm bảo 2 yếu tố: Xác định đúng huyệt vị và bấm huyệt đúng cách. Trong đó, cách bấm huyệt đúng cần lựa chọn và kết hợp đồng thời nhiều động tác gồm: xoa, day, miết và bóp ở vị trí của huyệt vị. Dưới đây là 12 huyệt vị chữa nhức mỏi chân hiệu quả
2.1 Huyệt A thị (huyệt bất định)
Huyệt A thị là huyệt vị không có vị trí cố định mà thường xuất hiện ở vị trí đau. Việc tác động vào huyệt vị này giúp thông kinh hoạt lạc, kích thích khí huyết lưu thông, nhờ đó giảm đau rất tốt.
- Xác định vị trí huyệt: Bạn dùng tay ấn nhẹ quanh vùng chân bị đau, vị trí nào đau nhất thì đó chính là huyệt a thị.
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái ấn nhẹ day vào vị trí của huyệt a thị, sau đó day ngón tay theo chiều từ ngoài vào trong, với lực tăng dần. Duy trì lực day trong khoảng 3 – 5 phút rồi dừng.
2.2 Huyệt Túc tam lý
Trong Trung y, huyệt túc tam lý còn được gọi là “điểm trường thọ” có tác dụng điều hòa khí huyết, tăng tuần hoàn máu và tăng miễn dịch của. Bấm huyệt túc tam lý vừa giúp giảm đau nhức chân lại cải thiện một số bệnh lý như: suy nhược cơ thể, huyết áp cao, dị ứng, suy nhược thần kinh,…
- Xác định vị trí huyệt: Huyệt túc tam lý nằm ở trước đầu gối. Bạn chỉ cần dùng lòng bàn tay che đầu gối, sau đó xác định điểm giữa hai đầu ngón tay út và ngón áp út, đó là vị trí của huyệt túc tam lý.
- Cách bấm huyệt: Dùng đầu ngón tay cái, bấm thẳng một góc 90 độ để tạo áp lực lớn lên huyệt vị kết hợp với động tác day. Thời gian bấm huyệt nên kéo dài 1 – 3 phút, thực hiện 1 – 2 lần/ ngày.
2.3 Huyệt Lương khâu
Huyệt Lương khâu nằm ở phía trên đầu gối khoảng 2 tấc, giữa hai đường gân, có dáng giống sườn đồi, gò dốc. Đây còn được coi là huyệt Khích kinh vị nên rất mẫn cảm với người đau dạ dày. Việc bấm huyệt vị này giúp giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, rất hiệu quả với trường hợp đau mỏi chân do viêm khớp khớp gây ra.
- Xác định vị trí huyệt: Người bệnh thực hiện động tác co duỗi đầu gối để xác định khe giữa gân cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài của cơ tứ đầu. Huyệt Lương khâu nằm cách xương bánh chè khoảng 6cm.
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt tạo lực kết hợp với động tác day huyệt trong khoảng 1 phút.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách massage giảm mỏi chân hiệu quả
2.4 Huyệt Thừa sơn
Thừa sơn là huyệt thứ 57 của kinh bàng quang, nằm ở vị trí cuối bắp chân nên gần như phải chịu toàn bộ trọng lực của cơ thể. Việc tác động vào huyệt vị này giúp chữa chuột rút, đau nhức bắp chân đau thần kinh tọa và đau gót chân.
- Xác định vị trí huyệt: Người bệnh gập bàn chân ra sau sẽ thấy chỗ lõm giữa hai cơ sinh đôi trong và ngoài bắp chân. Đây là vị trí của huyệt Thừa sơn.
- Cách bấm huyệt: Dùng một tay nắm chặt bên bắp chân đau và lấy ngón cái của tay còn lại bấm vào vị trí của huyệt, ấn day trong 2 phút.
2.5 Huyệt Độc tỵ
Huyệt Độc tỵ là huyệt thứ 35 thuộc vị linh, tác động trực tiếp đến các khu vực quanh khớp gối. Việc tác động vào huyệt vị này giúp khắc phục các triệu chứng đau nhức khớp gối do thoái hóa và tổn thương phần mềm. Ngoài ra, bấm huyệt Độc tỵ cũng giúp sơ phong, hoạt lạc và chỉ thống.
- Xác định vị trí huyệt: Người bệnh thực hiện co đầu gối tạo thành góc vuông với đùi. Vị trí lõm ở mặt ngoài xương bánh chè chính là huyệt Độc tỵ.
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay trỏ ấn thẳng và mạnh vào huyệt, sau đó thực hiện động tác day ấn huyệt liên tục trong khoảng 3 phút.
2.6 Huyệt Tất nhãn
Huyệt Tất nhãn (hay Tất mục) nằm ở mé trong của đầu gối và có hình dáng tương tự như mặt của con bò. Huyệt vị này giữ vai trò chi phối dây thần kinh vận động cơ ở đầu gối nên khi bấm huyệt giúp các triệu chứng giảm đau, sưng tấy chân hiệu quả.
- Xác định vị trí huyệt: Người bệnh ngồi co chân góc 45 độ sẽ thấy mé trong xương đầu gối xuất hiện chỗ lõm. Đó là vị trí của huyệt Tất nhãn.
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay giữa bấm thẳng vào huyệt sau đó day ấn nhẹ nhàng trong khoảng 1 – 3 phút.
2.7 Huyệt Âm lăng tuyền
Huyệt Âm lăng tuyền (hay Âm lăng chi tuyền) là huyệt vị thứ 9 của kinh Tỳ, có tác dụng điều trị các chứng rối loạn bài tiết. Huyệt nằm ở đầu gối nên khi tác động tại chỗ còn giúp khắc phục các chứng đau nhức, tê bì chân, giúp xoa dịu và phục hồi tổn thương.
- Xác định vị trí huyệt: Bạn dùng ngón tay men theo bờ trong của xương ống chân. Vị trí của huyệt Âm lăng tuyền nằm ở chỗ lõm tiếp giáp đường thẳng và đường cong phía sau xương chày.
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón cái bấm thẳng vào huyệt rồi day nhẹ trong khoảng 2 phút.
2.8 Huyệt Dương lăng tuyền
Huyệt Dương lăng tuyền (hay Dương chi lăng tuyền) là huyệt vị thứ 34 của kinh túc thiếu dương đởm, chủ về hàn nhiệt. Bấm huyệt này giúp thư giãn gân cốt, thanh thấp nhiệt, khu phong tà từ đó cải thiện tình trạng cứng cơ, chuột rút, đau mỏi chân.
- Xác định huyệt vị: Huyệt Dương lăng tuyền nằm ở mặt ngoài ống chân, cách dưới đầu gối khoảng 3cm.
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái bấm thẳng vào huyệt, sau đó day bấm huyệt theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 2 phút.
2.9 Huyệt Ủy trung
Huyệt Ủy trung (hay huyệt Trung khích) là huyệt đạo thứ 40 của kinh bàng quang, thuộc hành thổ. Huyệt vị này chủ về lưng, cột sống và các chi dưới nên khi tác động giúp giảm đau đầu gối, giảm tê nhức, co cơ bắp chân và giảm đau thắt lưng hiệu quả.
- Xác định vị trí huyệt: Huyệt Ủy trung nằm ở chính giữa lằn chỉ ngang nếp gấp phía sau đầu gối.
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái bấm tạo lực vừa phải lên huyệt vị, sau đó day bấm huyệt liên tục trong khoảng 1 phút.
2.10 Huyệt Hạc đỉnh
Huyệt Hạc đỉnh nằm ở xương bánh chè. Bấm huyệt này có tác dụng giảm đau, nhức mỏi chân và giảm sưng khớp gối.
- Xác định vị trí huyệt: Huyệt Hạc đỉnh nằm ở ngay chính giữa, phía trên của xương bánh chè.
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón cái day mạnh vào huyệt Hạc đỉnh, sau đó dùng cả lòng bàn tay xoa quanh khớp gối.
2.11 Huyệt Tất dương quan
Huyệt Tất dương quan là huyệt vị thứ 33 thuộc kinh Đởm. Bấm huyệt này giúp trị đau nhức, tê bì chân và khắc phục tình trạng khớp gối không co duỗi được.
- Xác định vị trí huyệt: Người bệnh gập chân 90 độ. Vị trí lõm phía bên ngoài đầu gối chính là vị trí của huyệt Tất dương quan.
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái bấm mạnh vào huyệt, sau đó day ấn mạnh lên huyệt khoảng 20 lần.
Có thể bạn quan tâm: Mỏi chân ngâm nước ấm có tốt không?
2.12 Huyệt Huyết hải
Huyệt huyết hải là nơi chứa nhiều máu có tác dụng kiểm soát, điều phối lưu thông máu trong cơ thể. Bấm huyệt vị này giúp tăng lưu thông máu, giảm ứ đọng máu trong tĩnh mạch và tăng cường nuôi dưỡng cơ khớp.
- Xác định vị trí huyệt: Người bệnh ngồi co gối, buông thõng hai chân, hai bàn tay úp vào xương bánh chè đồng thời hướng ngón cái vào mặt trong của đùi. Vị trí có cảm giác ê nhức chính là huyệt Huyết hải.
- Cách bấm huyệt: Người bệnh co đầu gối, một tay đỡ trên đầu gối, sau đó dùng ngón cái tay còn lại ấn day huyệt Huyết hải liên tục khoảng 1 – 3 phút.
3. Lưu ý khi bấm huyệt chữa nhức mỏi chân
Bấm huyệt chữa nhức mỏi chân bản chất là một phương pháp vật lý trị liệu. Vì vậy, cần thực hiện đúng phương pháp, đủ thời gian mới có thể cho hiệu quả tốt nhất, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình bấm huyệt:
- Nên thăm khám để xác định xem tình trạng của bạn có phù hợp để áp dụng phương pháp này hay không.
- Thực hiện bấm huyệt tại các cơ sở trị liệu uy tín, dưới sự theo dõi và giám sát của bác sĩ Đông y.
- Không thực hiện bấm huyệt khi cơ thể vừa mới ăn no, sau khi sử dụng đồ uống có cồn hay khi cơ thể đang bị chấn thương.
- Không bấm huyệt khi đang mang thai, mắc các bệnh viêm cấp tính hay ung thư.
- Nên kết hợp bấm huyệt với chế độ dinh dưỡng khoa học và thói quen tập luyện, sinh hoạt lành mạnh để tăng hiệu quả.
- Không sử dụng phương pháp này để thay thế cho phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định.
Trên đây là bài viết giới thiệu về phương pháp bấm huyệt chữa nhức mỏi chân. Hi vọng bài viết đã mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn đừng ngại để lại câu hỏi dưới bài viết để được chuyên gia giải đáp.
Ho vinh Quang đã bình luận
Hay quá, áp dụng theo thấy tác dụng ngay!