Nhân viên văn phòng dành hầu hết thời gian trong ngày ngồi ở bàn và làm việc với máy tính, ít vận động dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Dưới đây là 8 căn bệnh dân văn phòng thường mắc phải, cần hết sức lưu ý và đề phòng.
Mục lục
1. Béo phì
Béo phì là một bệnh mãn tính thể hiện bởi sự gia tăng kích thước và số lượng các tế bào mỡ trong cơ thể. Bệnh được xác định bằng chỉ số BMI (Body mass index) tính theo chiều cao và cân nặng. Chỉ số BMI của người trên 20 tuổi biểu thị nội dung sau:
- Trên 18,5: Người bị thiếu cân.
- Từ 18,5 – 24,9: Người có trọng lượng cơ thể bình thường.
- Từ 25 – 29,9: Người bị thừa cân.
- Từ 30 – 34,9: Người mắc bệnh béo phì.
- Trên 35: Người bị béo phì ở mức nguy hiểm.
Nhân viên văn phòng thường mắc bệnh béo phì do:
Dành hầu hết thời gian trong ngày để ngồi ở bàn làm việc, ít tham gia các hoạt động thể chất, hay có thói quen ăn vặt, các món nhiều đường. Năng lượng được cung cấp từ thức ăn không được tiêu thụ hết, trở nên dư thừa và tích trữ dưới dạng chất béo. Nếu không chủ động kiểm soát lượng mỡ, béo phì lâu ngày là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, giảm khả năng sinh sản…
Cẳng thẳng và sự tập trung cao độ trong công việc cũng là điều kiện thuận lợi gây tích mỡ. Căng thẳng khiến cơ thể tiết ra một hóc môn khuyến khích các loại chất béo tập trung ở vùng bụng, cũng như khiến người ta ăn nhiều hơn để giải tỏa cảm xúc. Ngoài ra, uống nhiều cà phê để tỉnh táo cũng gây tăng đường huyết, cholesterol và huyết áp.
Do đó, dịch vụ y tế quốc gia của Anh khuyến cáo rằng người trưởng thành nên dành ít nhất 150 phút/tuần để luyện tập thể thao cường độ vừa phải như đạp xe, đi bộ nhanh… giúp hạn chế tối đa nguy cơ gây bệnh. Trong trường hợp đang bị béo phì, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia và tập thể dục nhiều hơn mức được nêu trên.
2. Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, đĩa đệm giữa các đốt sống bị tổn thương kèm theo nhiều thay đổi khác ở vùng dưới sụn và màng hoạt dịch. Nhân viên văn phòng thường mắc bệnh do chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, cà phê, đồ uống có cồn khiến chất lượng cột sống suy giảm. Ngoài ra, ngồi làm việc sai tư thế như ngồi vẹo lưng, cong lưng, cổ đưa về đằng trước… trong thời gian dài cũng khiến bệnh xuất hiện sớm hơn.
Ở giai đoạn đầu, bệnh diễn biến âm thầm và không có triệu chứng điển hình. Khi bị chèn ép dây thần kinh và tủy sống do sự sai lệch đốt sống, gai xương, thoát vị đĩa đệm, người bệnh bắt đầu cảm thấy đau nhức, tê bì kéo dài, mất dần khả năng vận động.
Hiện nay có một số biện pháp giúp khắc phục triệu chứng bệnh như:
- Vật lý trị liệu: Chườm nóng, chườm lạnh, siêu âm trị liệu, sóng ngắn trị liệu…
- Sử dụng thuốc Tây y: Paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ…
- Phương pháp Đông y: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dùng bài thuốc Đông y…
- Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống, phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm, phẫu thuật cắt bỏ gai xương…
3. Loãng xương
Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ chất khoáng trong xương, kèm suy giảm cấu trúc xương khiến xương suy yếu, giòn và dễ gãy hơn. Bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi hoặc người có tiền sử bị chấn thương, gãy xương trước đó.
Tuy nhiên, loãng xương đang ngày một phổ biến hơn ở giới trẻ, đặc biệt là dân văn phòng do chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu canxi, vitamin D, ít hoạt động khiến chất lượng xương suy giảm. Ngoài ra, thói quen uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá cũng là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.
Bệnh thường không có triệu chứng cho đến khi xương bị gãy, tác động vào các cơ và dây chằng xung quanh gây đau nhức dai dẳng. Để ngăn ngừa loãng xương diễn biến trầm trọng hơn, người bệnh cần bổ sung canxi, vitamin D, có thể sử dụng thuốc chống hủy xương, chất đồng hóa, romosozumab…
4. Suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng tĩnh mạch bị xoắn, sưng hoặc to ra, thường xuất hiện ở chân và bàn chân. Nhân viên văn phòng có nguy cơ cao mắc bệnh do ngồi yên một chỗ liên tục trong thời gian dài, ít vận động, phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót… Đây đều là những nguyên nhân làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch, ngăn cản quá trình lưu thông máu khiến máu ứ đọng, tắc nghẽn.
Một số triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch:
- Tĩnh mạch có màu tím sẫm hoặc xanh lam, nổi lên thành từng đám khu trú hoặc phồng lên dọc theo cẳng chân gây mất thẩm mỹ.
- Chân sưng phù, đau nhức âm ỉ, nặng nề, mỏi như đeo đá, nóng rát, đặc biệt nghiêm trọng hơn vào chiều tối và giảm dần khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
- Chuột rút bàn chân và cẳng chân đột ngột xảy ra chủ yếu vào ban đêm kèm theo cảm giác tê ở gan bàn chân khiến người khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Đọc thêm: Phân biệt suy giãn tĩnh mạch chân với viêm khớp
Nếu không có phương án điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị huyết khối tĩnh mạch sâu gây tắc mạch phổi đe dọa đến tính mạng.
Hiện nay, có nhiều phương pháp làm giảm triệu chứng của bệnh như: dùng thuốc, dùng vớ y khoa, vật lý trị liệu, tiêm xơ tĩnh mạch, phẫu thuật… Bên cạnh đó, bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh cũng đang là cách được nhiều người quan tâm.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên sử dụng sản phẩm nào thì có thể tham khảo viên uống thảo dược Dulcit được nhập khẩu nguyên hộp từ Holistica, Pháp và đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Viên uống thảo dược Dulcit là công thức bổ sung đặc biệt dành cho các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính với thành phần hoạt chất kết hợp từ bộ 3 thảo dược chuyên biệt gồm: Hạt dẻ ngựa – Cây đậu chổi – Cây phỉ. Trong đó:
Chiết xuất hạt dẻ ngựa (Aescin 40mg):
Có tác dụng chống phù nề, chống viêm, chống oxy hóa và làm bền thành mạch. Chiết xuất hạt dẻ ngựa từ lâu đã được sử dụng rộng rãi khắp Châu âu để điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính (CVI) và được chứng minh là dược liệu rất tốt cho người bị trĩ, suy giãn tĩnh mạch mạn tính, phù nề sau phẫu thuật trong nhiều nghiên cứu.
Chiết xuất cây đậu chổi (Ruscogenin 7.5mg):
Giảm cảm giác mỏi, nặng chân, nhờ đó mang lại tinh thần thoải mái, thư giãn cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính.
Bột lá cây phỉ 30mg:
Hỗ trợ giảm sưng, giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Việc sử dụng cây phỉ thường xuyên giúp duy trì lưu thông tĩnh mạch và làm giảm nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch sâu đã được công nhận bởI ESCOP (Hợp tác xã khoa học Châu Âu về Phytotherapy) và WHO (Tổ chức Y tế thế giới).
Nhờ các thành phần trên, Dulcit sẽ hỗ trợ làm giảm 5 triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch:
- Đau nhức căng tức bắp chân.
- Cảm giác nặng chân.
- Sưng phù chân.
- Khó chịu và cảm giác nặng nề mệt mỏi ở chân.
- Nóng rát bắp chân về cuối ngày, chuột rút ban đêm.
Xem thêm: Liệu trình Dulcit uống bao lâu để có hiệu quả?
5. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi thần kinh giữa đường hầm cổ tay bị chèn ép. Các dấu hiệu thường gặp là:
Rối loạn cảm giác: Người bệnh cảm thấy tê bì, ngứa ran bàn tay, đau nhức như bị kim châm, bỏng rát xung quanh vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa gồm: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út. Các triệu chứng thường nặng hơn khi hoạt động cổ tay như đánh máy, lái xe, đặc biệt là về đêm khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ.
Rối loạn vận động: Các cơ do thần kinh giữa chi phối bị teo, yếu liệt khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày như cầm, nắm đồ vật. Rối loạn vận động là dấu hiệu xuất hiện ở giai đoạn muộn khi bệnh đã trở nặng.
Nhân viên văn phòng thường mắc hội chứng ống cổ tay do uốn cong, gập duỗi cổ tay lặp đi lặp lại khi sử dụng máy tính. Bên cạnh đó, bệnh còn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác như: thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay, viêm – xơ hóa các dây chằng vùng cổ tay, viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường, nhiễm độc rượu mạn tính, gout…
Để khắc phục hội chứng ống cổ tay, người bệnh cần điều trị những bệnh lý nền có liên quan, đeo nẹp cố định cổ tay vào ban đêm, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh nặng hơn kèm yếu cơ, teo cơ, cần cân nhắc phẫu thuật giải ép bằng kỹ thuật mổ mở hoặc nội soi.
6. Bệnh lý ở mắt
Nhân viên văn phòng sử dụng máy tính liên tục trong thời gian dài có thể bị khô mắt và mắc các tật khúc xạ về mắt, đặc biệt là cận thị. Ngoài ra, chế độ ăn thiếu vitamin A, acid béo omega – 3 cũng là nguyên nhân khiến sức khỏe đôi mắt suy giảm.
Các triệu chứng thường gặp là mắt mờ, khô mắt, nóng rát mắt, ngứa chảy nước mắt, nhìn hình có bóng đôi… Điều này không chỉ mang lại cảm giác khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động hàng ngày.
Để ngăn ngừa và khắc phục bệnh lý ở mắt, bạn để máy tính cách xa tầm mắt khoảng 70 cm và đảm bảo không gian làm việc đủ ánh sáng. Sau 30 – 45 phút tập trung vào giấy tờ và máy tính, bạn dành khoảng 5 phút để mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn ra cửa sổ nơi có ánh sáng mặt trời. Nếu bị khô mắt thường xuyên, bạn tham khảo ý kiến chuyên gia để sử dụng loại nước nhỏ mắt phù hợp.
Ngoài ra, chế độ ăn uống khoa học cung cấp đủ vitamin A, acid béo omega – 3 là vô cùng cần thiết. Bạn có thể tìm thấy vitamin A trong cà rốt, cà chua, xoài, đu đủ, rau bina, bông cải xanh, khoai lang… Acid béo omega – 3 xuất hiện nhiều trong đậu Hà Lan, cải xoăn, trứng, dầu gan cá, dầu hạt lanh, dầu đậu nành…
7. Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) hoặc dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) không đúng cách.
Nghiên cứu năm 2014 cho thấy căng thẳng trong thời gian dài cũng có thể gây ra loét dạ dày. Hệ tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thần kinh ruột (dây thần kinh phế vị hay dây số X) và có mối liên hệ mật thiết với hệ thần kinh trung ương. Khi bị stress, hệ thần kinh trung ương tác động khiến lưu lượng máu dạ dày giảm, ảnh hưởng đến các cơn co thắt. Ngoài ra, stress còn làm tăng acid trong dạ dày, gây ra chứng khó tiêu. Căng thẳng lâu ngày cũng chính là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất đối với nhân viên văn phòng.
Những vết loét nhỏ trong giai đoạn đầu có thể tự lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi vết loét lớn hơn kèm theo nhiều triệu chứng đau vùng thượng vị, nóng rát, cồn cào và đôi khi cảm giác đói, tái phát nhiều lần, người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị hiệu quả nhất.
8. Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch xảy ra do các rối loạn của tim và mạch máu, bao gồm: cao huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh và suy tim.
Một số nguyên nhân khiến bệnh tim mạch thường xuất hiện ở nhân viên văn phòng là: ít vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá và sử dụng rượu bia quá mức. Ngoài ra, những người có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, cần được kiểm tra thường xuyên và phát hiện sớm để có phương án điều trị kịp thời.
Hầu hết các bệnh tim mạch đều có thể phòng ngừa và giảm mức độ nghiêm trọng bằng cách thay đổi những thói quen xấu như bỏ hoàn toàn thuốc lá, hạn chế dùng đồ uống có cồn, luyện tập thể dục thể thao ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Bên cạnh đó, thiết lập chế độ ăn khoa học cũng giảm thiểu nguy cơ gây bệnh. Bạn thực hiện chế độ ăn ít muối, đường, giảm lượng chất béo bão hòa thường xuất hiện trong thịt mỡ, thịt đã qua chế biến, các sản phẩm từ sữa…vì chúng làm tăng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Thay vào đó, bạn bổ sung nguồn chất béo lành mạnh từ dầu cá, dầu oliu, các loại hạt…