Giãn tĩnh mạch chân cần được thăm khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời, để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn chưa biết bị bệnh giãn tĩnh mạch chân khám ở khoa nào, khám ở bệnh viện nào mới tốt. Để giúp người bệnh đưa ra lựa chọn phù hợp, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số địa chỉ khám giãn tĩnh mạch chân uy tín bạn có thể tham khảo.
Mục lục
- 1. Dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch chân
- 2. Bệnh giãn tĩnh mạch chân khám như thế nào?
- 3. Giãn tĩnh mạch chân khám ở khoa nào?
- 4. Bệnh viện khám giãn tĩnh mạch chân uy tín tại Hà Nội
- 5. Bệnh viện khám giãn tĩnh mạch chân uy tín tại TP. Hồ Chí Minh
- 6. Những lưu ý khi đi khám suy giãn tĩnh mạch chân
- 7. Danh sách câu hỏi cần chuẩn bị khi khám suy giãn tĩnh mạch chân
1. Dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch khu vực chân suy giảm chức năng đưa máu về tim dẫn đến hiện tượng ứ đọng máu lại ở vùng chân, gây biến đổi về dòng chảy của máu và làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh chân.
Bệnh giãn tĩnh mạch chân thường xảy ra âm thầm và tiến triển chậm. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có những triệu chứng không rõ ràng và diễn ra trong thời gian ngắn như:
- Nhức, mỏi chân và xuất hiện phù nhẹ khi đứng lâu, ngồi nhiều.
- Chuột rút vào ban đêm.
- Cảm giác bị kim châm, như kiến bò vùng cẳng chân về đêm.
- Chân xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ li ti, đặc biệt là ở vùng cổ chân và bàn chân.
Khi bệnh trở nặng thì các cơn đau sẽ kéo dài và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
- Phù chân (có thể phù ở mắt cá hay bàn chân): Người bệnh có thể nhận biết qua cảm giác chật chội hơn khi mang giày dép so với bình thường.
- Nặng nề, đau nhức chân, cảm giác bị kéo lê khi bước đi.
- Màu sắc da vùng cẳng chân thay đổi thành màu xanh hoặc tím đậm.
- Búi tĩnh mạch giãn nổi rõ trên da, xuất hiện các đường xoắn ngoằn ngoèo trên chân.
Xem chi tiết: Phân loại các cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn như loét da, huyết khối, thuyên tắc động mạch phổi,… Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bệnh nói trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm nhất có thể.
2. Bệnh giãn tĩnh mạch chân khám như thế nào?
Để chẩn đoán giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ sẽ khai thác về tình trạng sức khỏe, triệu chứng, bệnh sử, các yếu tố nguy cơ đồng thời tiến hành thăm khám lâm sàng.
Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm siêu âm Doppler hệ tĩnh mạch chân. Siêu âm là phương tiện chẩn đoán không xâm nhập, an toàn, hiệu quả, đáng tin cậy để chẩn đoán bệnh. Siêu âm giúp quan sát thành mạch, hoạt động của các van tĩnh mạch và có thể phát hiện sự có mặt của các cục máu đông trong tĩnh mạch nếu có.
Để có được chẩn đoán bệnh giãn tĩnh mạch chân nhanh và chính xác, điều quan trọng là bạn cần khám đúng chuyên khoa và tại cơ sở khám bệnh uy tín. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
3. Giãn tĩnh mạch chân khám ở khoa nào?
Giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý liên quan đến mạch máu, do đó bệnh sẽ thuộc chuyên khoa Tim mạch. Tùy vào bệnh viên sẽ có cách phân khoa chuyên sâu khác nhau. Như bệnh viện Bạch mai, muốn khám giãn tĩnh mạch chân bạn có thể đăng kí khám ở khoa Khoa lồng ngực – mạch máu.
Người bệnh muốn khám giãn tĩnh mạch chân nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa này để việc chẩn đoán và điều trị đạt được hiệu quả cao nhất.
Khám đúng bác sĩ chuyên khoa Tim mạch và điều trị đúng theo phác đồ phù hợp của bác sĩ cũng sẽ giúp bạn cải thiện được các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng của bệnh.
4. Bệnh viện khám giãn tĩnh mạch chân uy tín tại Hà Nội
Dưới đây là một số địa chỉ khám giãn tĩnh mạch chân tại Hà Nội bạn có thể tham khảo:
4.1. Bệnh viện Tim Hà Nội
Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên sâu về khám và điều trị bệnh tim mạch hàng đầu tại Hà Nội hiện nay. Đơn vị can thiệp tĩnh mạch của Bệnh viện đã đi vào hoạt động từ năm 2016 và trở thành nơi giúp người bệnh giãn tĩnh mạch chân được thăm khám chuyên sâu, từ đó có hướng điều trị hiệu quả và đồng thời được tiếp cận các phương pháp can thiệp tĩnh mạch tiên tiến trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Bệnh viện được đầu tư nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ công tác khám, chữa bệnh như 2 máy chụp mạch DSA hãng Philips, máy CEC, 25 máy siêu âm tim trong đó có nhiều máy siêu âm 4D thế hệ mới nhất, máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla, CT 128 dãy, … Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực tại đây có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, nhờ đó, giúp việc chẩn đoán và điều trị giãn tĩnh mạch chân đạt hiệu quả cao.
Thông tin liên hệ
Cơ sở 1:
- Địa chỉ: 92 Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Số điện thoại đăng kí khám bệnh: (84)-0968679292 hoặc (84-24) 39427791 hoặc (84-24) 39420046
Cơ sở 2:
- Địa chỉ: 103 Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội.
- Số điện thoại đăng kí khám bệnh: (84)-0964792233 hoặc (84-24) 37589191
Website: benhvientimhanoi.vn
4.2. Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E
Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa cấp trung ương hạng I, trực thuộc Bộ Y tế. Trung tâm tim mạch Bệnh viện E là một trong những cơ sở hàng đầu cả nước trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, được đông đảo nhân dân gần xa tin tưởng. Do đó, đây sẽ là địa chỉ thăm khám giãn tĩnh mạch chân uy tín, chất lượng mà bạn nên cân nhắc.
Bệnh viện có thế mạnh về điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp ngoại khoa. Nhiều kỹ thuật khó, tiên tiến, yêu cầu trang thiết bị hiện đại và nhân lực có trình độ cao đã và đang được áp dụng thường quy tại đây.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Số 87 – 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Số điện thoại: (+84) 2437480365
- Website: https://trungtamtimmach.vn
4.3. Viện tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai
Viện Tim mạch Quốc gia trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai – bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt tại Hà Nội. Đây là cơ sở công lập chuyên sâu Tim mạch uy tín hàng đầu về thăm khám và điều trị bệnh lý tim mạch nên được nhiều người tin tưởng thăm khám khi có những biểu hiện của giãn tĩnh mạch chân.
Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa có trình độ cao, giàu kinh nghiệm. Viện cũng liên tục đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc hiện đại nhằm để hỗ trợ việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho người bệnh như: Máy siêu âm Doppler tim màu 3D, máy siêu âm mạch máu, Holter điện tâm đồ và Holter huyết áp 24 giờ, hệ thống gắng sức, thảm chạy,…
Viện Tim mạch Quốc gia đã và đang áp dụng đầy đủ các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay. Sau khi được thăm khám, chẩn đoán, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ định hướng phương án điều trị phù hợp cho người bệnh.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 62 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0243.6291268
- Website: vientimmach.vn
4.4. Bệnh viện 108
Bệnh viện 108 là một trong những địa chỉ khám, điều trị bệnh Tim mạch uy tín hàng đầu cả nước. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất sạch đẹp, văn minh, hiện đại, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị và can thiệp, đây sẽ là địa chỉ uy tín dành cho người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Bệnh viện 108 đang triển khai điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng các phương pháp can thiệp bằng công nghệ cao như điều trị bằng sóng RF, điều trị bằng sóng LASER, bơm keo sinh học, tiêm chích xơ. Các phương pháp trên đều cho hiệu quả tốt, cải thiện các triệu chứng khó chịu cho người bệnh, giúp người bệnh sinh hoạt, đi lại bình thường sau can thiệp, xuất viện trong ngày và không để lại sẹo cũng như di chứng không mong muốn.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Số 1, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0967751616 – 1900.986.869
- Website: benhvien108.vn
5. Bệnh viện khám giãn tĩnh mạch chân uy tín tại TP. Hồ Chí Minh
Nếu bạn sinh sống tại khu vực phía Nam, bạn có thể tham khảo các địa chỉ khám tĩnh mạch chân tại Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây:
5.1. Bệnh viện Nhân dân 115
Bệnh viện Nhân dân 115 là bệnh viện đa khoa hạng I chuyên thăm khám, chẩn đoán, điều trị và cấp cứu các vấn đề sức khỏe thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau, trong đó Tim mạch là một trong những chuyên khoa mũi nhọn được Bệnh viện tập trung phát triển. Khám suy giãn tĩnh mạch ở đây bạn đăng kí khám tại khoa Phẫu thuật Tim – Lồng ngực mạch máu.
Bệnh viện hội tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm về chẩn đoán và điều trị các vấn đề tim mạch thường gặp như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, suy giãn tĩnh mạch,…Do vậy, đây là địa chỉ khám giãn tĩnh mạch chân đáng tin cậy cả về chất lượng chuyên môn và hiệu quả điều trị, được nhiều người bệnh lựa chọn.
Hiện tại, Bệnh viện Nhân dân 115 đã và đang thực hiện đầy đủ các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch như mang vớ áp lực, quấn chân bằng bằng thun, giảm cân, thay đổi các thói quen xấu, điều trị bằng thuốc,… Những trường hợp giãn tĩnh mạch chân nặng hơn sẽ được điều trị bằng liệu pháp sử dụng laser/ sóng cao tần, tiêm chích xơ hoặc phẫu thuật.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: 028.3865.2368
- Website: benhvien115.com.vn
5.2. Viện Tim mạch TP.HCM
Viện Tim mạch thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa chỉ chuyên sâu về Tim mạch hàng đầu khu vực miền Nam. Viện chuyên chẩn đoán, điều trị và phục hồi các vấn đề sức khỏe về tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, suy giãn tĩnh mạch,… Do đó, nếu có biểu hiện giãn tĩnh mạch chân, bạn có thể cân nhắc thăm khám và điều trị tại đây.
Bệnh nhân nghi ngờ bị giãn tĩnh mạch chân khi đến Viện sẽ được thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Đội ngũ bác sĩ của Viện đều là những chuyên gia đầu ngành, được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm. Nhờ vậy, quá trình chẩn đoán sẽ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Sau khi đưa ra chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ lưỡng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 04 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (028) 3865 1586
- Website: vientimtphcm.vn
5.3. Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện hạng đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau, trong đó có chuyên khoa Tim Mạch. Đây là bệnh viện tuyến cuối ở khu vực phía Nam, do đó người bệnh có thể yên tâm về chất lượng chuyên môn khi thăm khám giãn tĩnh mạch chân tại đây.
Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị tiếp nhận chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân. Đơn vị này có đội ngũ bác sĩ trình độ cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm với người bệnh. Cùng với đó, Bệnh viện còn có thế mạnh về cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại nhằm hỗ trợ bác sĩ trong công tác chẩn đoán và điều trị.
Nhờ vậy, người bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân sẽ được điều trị can thiệp bằng những phương pháp tiên tiến nhất, hứa hẹn mang lại kết quả khả quan và tích cực.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: 028 3855 4137
- Website: choray.vn
5.4. Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là đơn vị có thế mạnh về thăm khám, điều trị bệnh lý Tim mạch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây hiện đã trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe tim mạch hàng đầu được người dân thành phố và khu vực tỉnh thành lân cận lựa chọn.
Là bệnh viện đa khoa hạng I, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM được trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ công tác thăm khám và điều trị. Đội ngũ bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cũng đều là những chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm chuyên môn. Nhờ đó, quá trình chẩn đoán và điều trị tại đây sẽ không mất quá nhiều thời gian và đạt hiệu quả cao.
Hiện tại, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đang áp dụng đầy đủ các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân như mang vớ áp lực, laser nội mạch, tiêm xơ hóa và phẫu thuật. Bên cạnh đó, người bệnh giãn tĩnh mạch chân khi thăm khám tại bệnh viện sẽ được tư vấn và hướng dẫn kỹ lưỡng cách chăm sóc tại nhà để giúp bệnh chuyển biến tích cực và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, P.11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: 1900 7178
- Website: bvdaihoc.com.vn
Trên đây là các bệnh viện lớn, uy tín và chất lượng chuyên môn cao về thăm khám, chẩn đoán và điều trị giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, cũng bởi vậy và các cơ sở khám bệnh này có số lượng bệnh nhân đến khám hàng ngày rất đông, có thể xảy ra tình trạng quá tải khiến thời gian chờ đợi khám kéo dài.
Do đó, nếu tình trạng giãn tĩnh mạch chân của bạn nhẹ và ưu tiên khám nhanh chóng, bạn có thể đi khám tại các bệnh viện tuyến tỉnh gần nhất để tiết kiệm chi phí, công sức và thời gian đi lại, thăm khám.
6. Những lưu ý khi đi khám suy giãn tĩnh mạch chân
Khi đi khám suy giãn tĩnh mạch chân, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Chuẩn bị thông tin y tế cá nhân: Bao gồm tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng, và tiền sử gia đình về suy giãn tĩnh mạch chân, bệnh tim.
- Tránh thuốc lá và các sản phẩm khác có nicotine trong tối đa hai giờ trước khi siêu âm. Nicotine gây co mạch máu, có thể ảnh hưởng đến kết quả.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, cần phải cởi bỏ quần áo và đồ trang sức khỏi khu vực cơ thể cần siêu âm kiểm tra.
7. Danh sách câu hỏi cần chuẩn bị khi khám suy giãn tĩnh mạch chân
Các câu hỏi mà bác sĩ có thể hỏi bạn khi khám suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm:
- Bạn bắt đầu nhận thấy triệu chứng từ khi nào?
- Bạn có thể được yêu cầu mô tả cơn đau và nhức ở chân, thay đổi màu da xuất hiện tĩnh mạch xanh, hoặc cảm giác nặng chân.
- Triệu chứng có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của bạn không?
- Bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không? Tiền sử về bệnh tim mạch không?
- Bạn có sử dụng đang bất kỳ loại thuốc nào không? Nếu có cần liệt kê chi tiết tên thuốc và liều lượng.
- Bạn có thói quen tập thể dục hoặc thói quen sinh hoạt nào có thể ảnh hưởng đến tình trạng của bạn không?
Bất kỳ thay đổi nào trong triệu chứng hoặc mức độ hoạt động hàng ngày cũng nên được ghi chép lại. Điều này giúp bạn chuyển thông tin đầy đủ về tình trạng của mình chi tiết nhất đến bác sỹ. Từ đó giúp việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Trịnh Khánh Hồng đã bình luận
ĐI khám giãn tinhxmachj chân cần thực hiện xét nghiệm, chụp chiếu gì
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Các phương pháp thăm khám thường được sử dụng để chẩn đoán giãn tĩnh mạch là siêu âm Doppler, siêu âm Doppler màu…
1. Kiểm tra siêu âm Doppler: Siêu âm Doppler là phương pháp kiểm tra không xâm lấn, sử dụng siêu âm để quan sát và đánh giá cấu trúc, chức năng của mạch máu, có thể phát hiện mức độ, vị trí của chứng giãn tĩnh mạch và xác định tốc độ, hướng của dòng máu.
2. Siêu âm Doppler màu: Siêu âm Doppler màu kết hợp công nghệ siêu âm và hình ảnh màu để cung cấp hình ảnh lưu lượng máu chi tiết hơn và giúp bác sĩ xác định các bất thường của mạch máu và hướng lưu lượng máu.
3. Chụp tĩnh mạch: Chụp tĩnh mạch là phương pháp kiểm tra bằng cách tiêm chất cản quang và sử dụng tia X để quan sát hình dạng của mạch máu. Nó có thể cung cấp hình ảnh chi tiết về mạch máu để giúp xác định vị trí và mức độ giãn tĩnh mạch.
4. Chụp cộng hưởng từ và chụp mạch cộng hưởng từ: Chụp cộng hưởng từ và chụp mạch cộng hưởng từ là phương pháp thăm khám không xâm lấn, sử dụng từ trường và sóng vô tuyến vô hại để tạo ra hình ảnh mạch máu có độ phân giải cao, giúp bác sĩ xác định vị trí của chứng giãn tĩnh mạch và bằng cấp.
5. Chụp CT: Chụp CT sử dụng tia X và công nghệ máy tính để tạo ra hình ảnh cắt ngang chi tiết của các mạch máu nhằm giúp bác sĩ xác định vị trí và mức độ giãn tĩnh mạch.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị giãn tĩnh mạch, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và đến bệnh viện để được chẩn đoán và kiểm tra thêm. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn, đồng thời có thể thực hiện một số xét nghiệm cụ thể để xác định mức độ giãn tĩnh mạch của bạn. Dựa trên chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề xuất kế hoạch điều trị thích hợp, có thể bao gồm phẫu thuật, dùng thuốc hoặc điều trị bảo tồn.
Nguyễn K Trang đã bình luận
Chân mẹ e nổi gân xanh trông giống như bị giãn tĩnh mạch, e muốn đưa mẹ đi khám ở đâu thì tiện, em ở Hải Dương
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Nếu khám bước đầu, để tránh đông đúc và đi đường xa, bạn hoàn toàn có thể đưa mẹ tới các bệnh viện tuyến tỉnh để khám bệnh tiện lợi. Nếu có thời gian và chủ động được phương tiện thì bạn có thể đưa mẹ tới khám tại các cơ sở ở Hà Nội, tuy nhiên nên đặt lịch online để tránh trường hợp phải chờ đợi lâu.
Trung đã bình luận
Khám giãn tĩnh mạch chân là làm những gì vậy ạ
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch, ngoài việc trải qua quá trình hỏi bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám thực thể, sờ nắn,ấn, kiểm tra vùng chân và các tĩnh mạch phình giãn. Sau đó sẽ là quá trình kiểm tra chức năng van tĩnh mạch nông, kiểm tra độ thông thoáng của tĩnh mạch sâu, kiểm tra chức năng van thủng tĩnh mạch, siêu âm Doppler màu và chụp tĩnh mạch, v.v. Toàn bộ những kiểm tra này giúp làm rõ tình trạng của bệnh nhân chi tiết hơn và xác định bản chất của bệnh. , phạm vi kích thước, mức độ nghiêm trọng, vv. Trong quá trình khám, bệnh nhân chỉ cần hợp tác với bác sĩ, quá trình này không gây đau đớn và không cần phải lo lắng quá nhiều.