Đứng hoặc ngồi liên tục, đọc sách, dùng máy tính, tiếp xúc với bụi phấn trong thời gian dài là những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe đối với giáo viên. Dưới đây là một số bệnh nghề nghiệp của giáo viên thường gặp nhất cần hết sức lưu ý.
Mục lục
1. Bệnh về đường hô hấp
Giáo viên dành nhiều thời gian và công sức để truyền đạt kiến thức thông qua lời nói. Do đó, việc khàn tiếng, tổn thương dây thanh quản là khó tránh khỏi. Giáo viên nên chuẩn bị máy trợ giảng nhỏ gọn để không cần mất nhiều công sức khi giảng dạy mà vẫn đảm bảo học sinh sinh viên nghe rõ bài học.
Ngoài ra, giáo viên còn phải tiếp xúc trực tiếp và hít vào phổi một lượng lớn bụi phấn thạch cao. Đây là nguyên nhân chính gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về đường hô hấp như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, viêm phế quản cấp và mãn tính, khí phế thũng…
Hầu hết các bệnh về đường hô hấp đều khó điều trị, thường tái đi tái lại nhiều lần. Những biện pháp khắc phục hiện nay tập trung chủ yếu vào việc mở đường dẫn khí, cải thiện tình trạng khó thở và kiểm soát các triệu chứng khác như: ho dai dẳng, nhiều đờm, khò khè liên tục… Các phương án điều trị thường gặp là:
- Dùng thuốc đường hít như thuốc chủ vận beta, thuốc kháng cholinergic, corticosteroid…; đường uống như chất ức chế phosphateiesterase – 4, kháng sinh nhóm macrolid… hoặc cả hai.
- Phục hồi chức năng hô hấp bằng các bài tập thể dục có cấu trúc và được giám sát dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Liệu pháp oxy được chỉ định cho một số bệnh nhân bị thiếu oxy hoặc giảm oxy trong máu.

2. Bệnh về mắt
Giáo viên dành nhiều thời gian trong ngày để đọc tài liệu ở sách vở, máy tính, soạn giáo án, chuẩn bị hồ sơ, chấm bài cho học sinh sinh viên. Đây là nguyên nhân khiến nhiều giáo viên có xu hướng mỏi mắt, khô mắt, mắt mờ, nóng rát mắt, ngứa chảy nước mắt… và có thể mắc các tật khúc xạ về mắt, đặc biệt là cận thị.

Dưới đây là một số cách giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt:
- Giữ khoảng cách khoảng 70 cm trong suốt quá trình đọc sách, dùng máy tính.
- Đảm bảo không gian làm việc đủ ánh sáng.
- Dành khoảng 5 phút để mắt nghỉ ngơi bằng cách nhìn ra cửa sổ nơi có ánh sáng sau khi tập trung 30 – 45 phút vào sách vở và máy tính.
- Dùng thuốc nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ nếu bị khô mắt thường xuyên.
- Bổ sung đủ vitamin A, acid béo omega – 3 từ các thực phẩm thiên nhiên để tăng cường sức khỏe đôi mắt.
3. Suy giãn tĩnh mạch chân
Giáo viên thường giữ nguyên tư thế đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài, đi giày cao gót… làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch. Từ đó, quá trình lưu thông máu bị trì trệ, máu ứ đọng, tắc nghẽn, đồng thời tĩnh mạch chi dưới phồng to ra hay còn gọi là chứng suy giãn tĩnh mạch. Nếu không có phương án điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị huyết khối tĩnh mạch sâu gây tắc mạch phổi đe dọa đến tính mạng.
Xem thêm: 4 triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở giáo viên
Bác sĩ có thể đề xuất nhiều phương án làm giảm triệu chứng tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh như:dùng thuốc, dùng vớ y khoa, vật lý trị liệu, tiêm xơ tĩnh mạch, phẫu thuật… Bên cạnh đó, bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch cũng đang là cách được nhiều người quan tâm.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên sử dụng sản phẩm nào thì có thể tham khảo viên uống thảo dược Dulcit được nhập khẩu nguyên hộp từ Holistica, Pháp và đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Viên uống thảo dược Dulcit là công thức bổ sung đặc biệt dành cho các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính với thành phần hoạt chất kết hợp từ bộ 3 thảo dược chuyên biệt gồm: Hạt dẻ ngựa – Cây đậu chổi – Cây phỉ. Trong đó:
Chiết xuất hạt dẻ ngựa (Aescin 40mg):
Có tác dụng chống phù nề, chống viêm, chống oxy hóa và làm bền thành mạch. Chiết xuất hạt dẻ ngựa từ lâu đã được sử dụng rộng rãi khắp Châu âu để điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính (CVI) và được chứng minh là dược liệu rất tốt cho người bị trĩ, suy giãn tĩnh mạch mạn tính, phù nề sau phẫu thuật trong nhiều nghiên cứu.
Chiết xuất cây đậu chổi (Ruscogenin 7.5mg):
Giảm cảm giác mỏi, nặng chân, nhờ đó mang lại tinh thần thoải mái, thư giãn cho người bị suy giãn tĩnh mạch mãn tính.
Bột lá cây phỉ 30mg:
Hỗ trợ giảm sưng, giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Việc sử dụng cây phỉ thường xuyên giúp duy trì lưu thông tĩnh mạch và làm giảm nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch sâu đã được công nhận bởI ESCOP (Hợp tác xã khoa học Châu Âu về Phytotherapy) và WHO (Tổ chức Y tế thế giới).
Nhờ các thành phần trên, Dulcit sẽ hỗ trợ làm giảm 5 triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch:
- Đau nhức căng tức bắp chân.
- Cảm giác nặng chân.
- Sưng phù chân.
- Khó chịu và cảm giác nặng nề mệt mỏi ở chân.
- Nóng rát bắp chân về cuối ngày, chuột rút ban đêm.
4. Hội chứng ống cổ tay
Giáo viên thường mắc hội chứng ống cổ tay do cổ tay phải uốn cong, gập duỗi nhiều lần khi dùng bút, phấn viết bài, chấm bài, sử dụng máy tính và các dụng cụ học tập như: thước, que chỉ bảng… Một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến bệnh lý trên như: gout, thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay, viêm – xơ hóa các dây chằng vùng cổ tay, thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường, nhiễm độc rượu mạn tính…
Các dấu hiệu thường gặp khi mắc hội chứng ống cổ tay là:
Rối loạn cảm giác:
Bàn tay bị tê bì, ngứa ran, đau nhức như kim châm, bỏng rát xung quanh vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa gồm: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út. Các triệu chứng thường rõ ràng và trầm trọng hơn khi hoạt động cổ tay như đánh máy, lái xe, đặc biệt là về đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Rối loạn vận động:
Rối loạn vận động là dấu hiệu xuất hiện ở giai đoạn muộn khi bệnh đã trở nặng. Lúc này, các cơ do thần kinh giữa chi phối bị teo, yếu liệt khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày như cầm, nắm đồ vật.
Các phương pháp điều trị bệnh bao gồm:
- Dùng thuốc giảm đau paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), đôi khi phải tiêm corticosteroid hoặc thuốc tê…
- Đeo nẹp cố định vào ban đêm.
- Điều trị bất kỳ các bệnh lý nền có liên quan như: đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, suy giáp… có thể giúp làm giảm các triệu chứng.
- Phẫu thuật giải ép bằng kỹ thuật mổ mở hoặc nội soi trong trường hợp các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc tái phát hoặc xuất hiện tình trạng yếu cơ, teo cơ.
5. Bệnh về xương khớp
Giáo viên phải đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài, có thể vô tình hoạt động sai tư thế như: ngồi vẹo lưng, cong lưng, khom người, đua cổ về phía trước… Điều này khiến cơ xương khớp bị tổn thương và lệch khỏi vị trí ban đầu. Ngoài ra, giáo viên nữ thường đi giày cao gót tạo áp lực lớn lên các khớp xương ở chi dưới khiến chúng nhanh chóng suy yếu.
Các bệnh lý thường gặp bao gồm:
- Thoát vị đĩa đệm: Lớp vỏ bao bọc bên ngoài đĩa đệm bị phồng, xẹp, nứt vỡ. Từ đó, nhân nhầy thoát ra, chèn ép mạnh vào rễ dây thần kinh và tủy sống.
- Thoái hóa cột sống: Đây là tình trạng thoái hóa tự nhiên của con người, xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, đĩa đệm giữa các đốt sống bị tổn thương kèm theo nhiều thay đổi khác ở vùng dưới sụn và màng hoạt dịch.
- Gai cột sống: Bệnh lý xuất hiện khi quá trình bù đắp tế bào xương diễn ra không đồng đều hoặc quá mức, hình thành nên xương thừa ở rìa các đốt sống.
Trong giai đoạn đầu, hầu hết các bệnh lý về xương khớp đều diễn biến âm thầm và không có dấu hiệu rõ ràng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, một số triệu chứng có thể xảy ra như: đau nhức âm ỉ, tê bì chân tay, vùng cổ, thắt lưng, cứng khớp, mất dần khả năng vận động.
Các biện pháp điều trị thường áp dụng hiện nay tập trung chủ yếu vào việc làm giảm các triệu chứng bệnh:
- Vật lý trị liệu: Chườm nóng, chườm lạnh, siêu âm trị liệu, sóng ngắn trị liệu…
- Sử dụng thuốc Tây y: Paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ…
- Phương pháp Đông y: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dùng bài thuốc Đông y…
- Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống, phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm, phẫu thuật cắt bỏ gai xương…
Đọc thêm: Phân biệt bệnh viêm khớp và suy giãn tĩnh mạch
6. Hội chứng ruột kích thích
Cơ chế gây ra hội chứng ruột kích thích chưa xác định rõ ràng và được cho rằng có liên quan đến rối loạn tương tác ruột – não. Căng thẳng kéo dài, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ là yếu tố tâm lý xã hội gây ra bệnh thường gặp nhất đối với giáo viên. Ngoài ra, một số vấn đề liên quan đến sinh lý cũng có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích như: thay đổi nhu động ruột, thay đổi hệ vi sinh đường ruột, nhiễm trùng…
Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Đau âm ỉ hoặc từng cơn, chủ yếu ở vùng bụng dưới, liên quan đến đại tiện, kèm theo tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
- Thay đổi tần suất và hình thức đi đại tiện, bị tiêu chảy hoặc táo báo, hoặc tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
- Các triệu chứng ngoài ruột như: mệt mỏi, đau nhức cơ, rối loạn giấc ngủ, đau đầu mãn tính… cũng phổ biến.

Thay đổi chế độ ăn là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện hội chứng ruột kích thích. Bạn chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá nhiều trong từng bữa. Lượng đồ ngọt, các thực phẩm chứa carbohydrate lên men, đậu, bắp cải cần giảm để ngăn ngừa chướng bụng, đầy hơi. Thay vào đó, bạn bổ sung thêm chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và các loại hạt. Bạn nên ăn chậm, đúng giờ và ghi chép lại các món ăn có nguy cơ làm bùng phát triệu chứng bệnh.
7. Các chứng bệnh tâm lý
Việc giảng dạy cần nhiều trách nhiệm, tâm huyết và hết lòng quan tâm đối với từng học sinh. Trong các giai đoạn thi quan trọng, không chỉ học sinh mà đến cả giáo viên cũng cảm thấy hết sức lo lắng. Ngoài ra, giáo viên còn tham gia nhiều hoạt động, cuộc thi liên quan đến việc giảng dạy. Sự căng thẳng liên tục có thể dẫn đến các chứng bệnh tâm lý như mất ngủ, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế…
Do đó, giáo viên cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý giúp hồi phục sức khỏe thể chất và cả tinh thần sau ngày dài làm việc. Khi bị căng thẳng, bạn bình tĩnh hít thở thật sâu để não bộ không bị kích động, làm dịu tâm trí. Ngồi thiền và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên như: chạy bộ, đạp xe, yoga… cũng là cách giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Trong trường hợp mắc các chứng bệnh tâm lý, bạn nên gặp bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp như:
- Dùng thuốc: Thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm…
- Tâm lý trị liệu: Nói chuyện trực tiếp với chuyên gia tâm lý để hiểu rõ hơn suy nghĩ, cảm xúc của bản thân và tìm ra cách đối phó với nguyên nhân dẫn đến căng thẳng.

Người bệnh nên luyện tập thể thao thường xuyên, bỏ thuốc lá, hạn chế cà phê và đồ uống có cồn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc khắc phục hội chứng ruột kích thích như: thuốc kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm ba vòng. Các phương pháp điều trị tâm lý cũng có thể có tác dụng đối với một số bệnh nhân.