Ngày nay, vớ y khoa được sử dụng phổ biến ở vận động viên, phụ nữ mang thai, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, đái tháo đường… Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách đo size vớ giãn tĩnh mạch chính xác mang lại hiệu quả cao và tránh tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Cùng Dulcit tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tầm quan trọng của mang vớ giãn tĩnh mạch đúng size
Lựa chọn size vớ giãn tĩnh mạch phù hợp với bản thân là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng cần được quan tâm hàng đầu. Nếu dùng size quá rộng, vớ y khoa không tạo đủ áp lực lên chân cũng như các tĩnh mạch phía sâu bên trong, hay nói cách khác là không mang lại hiệu quả điều trị cao.
Nếu dùng vớ quá chật có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến da như: ngứa ngáy, trầy xước, nổi mẩn đỏ, kích ứng, để lại vết bầm tím, vết lõm tạm thời, thậm chí là rách da dẫn đến nhiễm trùng, viêm loét. Vớ quá chật tạo ra áp lực quá lớn hoặc phân bố áp lực không đồng đều có thể tác động xấu đến quá trình lưu thông máu ở chi dưới và toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra, nếu không lựa chọn đúng độ dài của vớ giãn tĩnh mạch, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu khi di chuyển và vận động.
Hướng dẫn cách đo size vớ giãn tĩnh mạch
Khi lựa chọn vớ giãn tĩnh mạch, người bệnh cần xác định chính xác số đo 3 vòng chân bao gồm: chu vi cổ chân, bắp chân và vòng đùi. Sau đó, đối chiếu với bảng size mà nhà sản xuất đưa ra để tìm được sản phẩm phù hợp nhất. Người bệnh không nên mua vớ giãn tĩnh mạch chỉ dựa vào cân nặng hoặc chiều cao.
Hiện nay, có hai loại vớ giãn tĩnh mạch được dùng phổ biến nhất là vớ gối và vớ đùi. Bạn có thể lựa chọn độ dài vớ tùy thuộc vào các triệu chứng của bệnh đang lan rộng đến đâu.
1. Hướng dẫn đo size vớ gối
Đối với vớ giãn tĩnh mạch dài đến gối, người bệnh có thể tiến hành xác định size vớ theo các bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Cởi vớ và giày dép, mặc quần hoặc váy trên đầu gối để chân trần giúp việc xác định số đo chính xác hơn.
- Bước 2: Đứng thẳng hoặc ngồi sao cho cẳng chân vuông góc với mặt đất hoặc cẳng chân duỗi thẳng trên mặt phẳng.
- Bước 3: Quấn thước dây vòng quanh phần trên mắt cá chân để đo chu vi cổ chân.
- Bước 4: Quấn thước dây vòng quanh phần rộng nhất bắp chân để đo chu vi bắp chân.
- Bước 5: Đo khoảng cách từ phần uốn cong của đầu gối xuống sàn nhà để xác định chiều dài vớ giãn tĩnh mạch.
- Bước 6: So sánh với bảng size do nhà sản xuất cung cấp để lựa chọn được vớ giãn tĩnh mạch dài đến gối phù hợp nhất.
2. Hướng dẫn đo size vớ đùi
Đối với vớ giãn tĩnh mạch dài đến đùi, người bệnh có thể tiến hành xác định size vớ theo các bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Cởi vớ và giày dép, mặc quần đùi để chân trần giúp việc xác định số đo chính xác hơn.
- Bước 2: Đứng thẳng hoặc ngồi duỗi thẳng chân trên mặt phẳng và giữ nguyên tư thế này trong suốt quá trình đo size vớ giãn tĩnh mạch.
- Bước 3: Quấn thước dây vòng quanh phần trên mắt cá chân để đo chu vi cổ chân.
- Bước 4: Quấn thước dây vòng quanh phần rộng nhất bắp chân để đo chu vi bắp chân.
- Bước 5: Quấn thước dây vòng quanh phần rộng nhất của đùi – ngay dưới đáy mông để đo chu vi đùi.
- Bước 6: Đo khoảng cách từ phần đáy mông xuống sàn nhà để xác định chiều dài vớ giãn tĩnh mạch.
- Bước 7: So sánh với bảng size do nhà sản xuất cung cấp để lựa chọn được vớ giãn tĩnh mạch dài đến đùi phù hợp nhất.
Lưu ý khi đo size vớ giãn tĩnh mạch
Để đo size vớ giãn tĩnh mạch một cách chính xác, người bệnh cần lưu ý những vấn đề như sau:
Đo size vớ giãn tĩnh mạch vào buổi sáng:
Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy là thời điểm mà mức độ sưng phù của hai chân ở mức tối thiểu. Sau khi di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày, trọng lực tác động vào quá trình lưu thông máu trong tĩnh mạch kết hợp với các van bị tổn thương ngăn cản quá trình lưu thông máu khiến chân sưng phù nặng nề hơn.
Vì vậy, người bệnh nên đo size vớ giãn tĩnh mạch vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy để thu được các số liệu chính xác nhất.
Luôn đo size vớ trên da trần:
Người bệnh cần cởi vớ và giày dép, mặc quần ngắn sao cho quá trình đo luôn được thực hiện trực tiếp trên da trần.
Kéo căng thước dây khi đo:
Khi đo size vớ giãn tĩnh mạch, người bệnh cần kéo căng thước dây sao cho thước sát vào da nhưng không được siết quá chặt khiến da biến dạng để tránh tối đa việc sai số.
Lặp lại quá trình đo nhiều lần:
Thông thường, người bệnh nên lặp lại quá trình đo 3 lần. Kết quả cuối cùng thu được chính xác nhất là trung bình cộng của 3 lần đo trên.
Ngoài việc lựa chọn size vớ giãn tĩnh mạch phù hợp với bản thân, người bệnh còn phải quan tâm đến mức độ nén mà vớ cung cấp. Thông thường, phạm vi nén của vớ y khoa được tính bằng đơn vị mmHg và chia thành nhiều loại như sau:
- Từ 8 – 15 mmHg: Vớ cung cấp độ nén thấp phù hợp với người khỏe mạnh bị đau nhức, khó chịu, nặng nề hai chân do phải đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài.
- Từ 15 – 20 mmHg: Vớ giãn tĩnh mạch cung cấp độ nén vừa phải làm giảm đau nhức, sưng tấy hai chân, thường được dùng cho phụ nữ mang thai, vận động viên…
- Từ 20 – 30 mmHg: Vớ y khoa được dùng phổ biến trong các trường hợp sau: suy giãn tĩnh mạch chi dưới, suy giãn tĩnh mạch thai kỳ, viêm huyết khối tĩnh mạch nông, phục hồi sau phẫu thuật, phục hồi sau chấn thương…
- Từ 30 – 40mmHg: Vớ y khoa phù hợp cho những người bị đau nhức và sưng phù nặng.
- Từ 40 – 50mmHg: Vớ y khoa dành cho bệnh nhân đang mắc các vấn đề nghiêm trọng về tĩnh mạch và cục máu đông.
Dulcit – Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch
Bên cạnh việc sử dụng vớ y khoa, người suy giãn tĩnh mạch có thể kết hợp cùng việc sử dụng các sản phẩm bổ sung nguồn gốc thảo dược để tăng cường hiệu quả cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng suy giãn tĩnh mạch.
DULCIT là công thức bổ sung đặc biệt dành cho các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính với thành phần hoạt chất kết hợp từ bộ 3 thảo dược chuyên biệt cho người suy giãn tĩnh mạch gồm: Hạt dẻ ngựa – Cây đậu chổi – Cây phỉ.
Các thành phần trong Dulcit đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả trong hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch, cụ thể:
Chiết xuất hạt dẻ ngựa (Aescin 40mg): có tác dụng chống phù nề, chống viêm, chống oxy hòa và làm bền thành mạch.
Chiết xuất cây đậu chổi (Ruscogenin 7.5mg): Giúp giảm cảm giác mỏi, nặng chân, nhờ đó mang lại tinh thần thoải mái, thư giãn cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính.
Bột lá cây phỉ 30mg: Có tác dụng hỗ trợ giảm sưng, giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Nhờ các thành phần trên, Dulcit sẽ hỗ trợ làm giảm 5 triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch:
- Đau nhức căng tức bắp chân.
- Cảm giác nặng chân.
- Sưng phù chân.
- Khó chịu và cảm giác nặng nề mệt mỏi ở chân.
- Nóng rát bắp chân về cuối ngày, chuột rút ban đêm.
Xem thêm: Dùng Dulcit cần kiêng gì không?
Viên uống thảo dược Dulcit được nhập khẩu nguyên hộp từ Holistica – Pháp và đã có mặt hơn 10 năm tại thị trường Việt Nam, được hơn 2000 nhà thuốc phân phối nên bạn có thể yên tâm về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm.