Vì đặc thù công việc, không ít người phải đứng làm việc liên tục trong thời gian dài dẫn đến chân bị tê mỏi, đau nhức. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn ở những người mắc các bệnh lý về xương khớp, thần kinh, mạch máu.
Xem chi tiết: Những tác hại khôn lường khi đứng quá lâu trong thời gian dài
Vậy, có cách nào để đứng lâu mà chân bớt tê mỏi hay không? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn 6 phương pháp tưởng đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả rõ rệt.
Mục lục
1. 6 cách để đứng lâu không bị mỏi chân
Những công việc tưởng như nhẹ nhàng như lễ tân, bán hàng, thu ngân,… thật ra lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe đôi chân của bạn. Khi làm việc ở tư thế đứng liên tục trong thời gian dài, đôi chân sẽ phải chịu toàn bộ áp lực từ trọng lượng của cơ thể. Áp lực này cản trở tuần hoàn máu, gây chèn ép lên các mạch máu và khiến các cơ bắp dễ rơi vào trạng thái căng cứng, thiếu hụt oxy, lâu dần có thể tiến triển thành bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Chưa kể đến những người mắc các bệnh lý như: suy giãn tĩnh mạch chi dưới, viêm khớp gối, thoái hóa khớp,… thì đừng lâu lại càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng mạch máu, thần kinh và các khớp. Đây cũng là những nguyên do khiến bạn dễ bị tê mỏi, đau nhức chân khi phải đứng lâu. May mắn là, tình trạng tê mỏi chân khi đứng có thể cải thiện với các biện pháp dưới đây:
2.1 Lựa chọn giày phù hợp
Giày dép là vật dụng liên quan trực tiếp đến hầu hết hoạt động của đôi chân, nhất là những người phải đứng làm việc. Vì vậy, để giảm tê mỏi chân khi đứng lâu, bạn nhất định phải lựa chọn được một đôi giày phù hợp. Vậy, thế nào là một đôi giày phù hợp? – Dưới đây là một số tiêu chí để bạn tham khảo:
- Đế giày bằng: Giúp giữ thăng bằng và phân tán trọng lực lên chân tốt hơn. Nếu yêu cầu công việc không được đi giày thấp, bạn có thể lựa chọn loại giày cao nhưng đế bằng hoặc gót vuông.
- Vừa size: Đừng chỉ vì mẫu mã đẹp mà cố ép mình đi đôi giày nhỏ hơn. Điều này khiến chân nhanh tê mỏi, đau nhức và phồng rộp. Hãy lựa chọn đôi giày vừa với size chân của mình để có cảm giác thoải mái nhất.
- Đế giày mềm: Đế của một đôi giày rất quan trọng. Bạn nên chọn những đôi giày có đế đệm mềm, êm để giảm áp lực lên bàn chân, hạn chế tình trạng đau nhức, tê mỏi khi phải đứng lâu.
Với những người thường xuyên bị tê mỏi chân khi đứng, bạn có thể không quá quan tâm đến thương hiệu của một đôi giày nhưng hãy chắc chắn lựa chọn một đôi giày phù hợp với mình. Bạn nên đi chọn giày vào buổi chiều tối vì lúc đó chân thường dày hơn bình thường, dễ chọn được giày đúng size. Ngoài ra, hãy đeo thử giày và đi lại khoảng 5 – 10 phút để cảm nhận chất liệu trước khi mua hàng.
2.2 Cử động chân tại chỗ
Những động tác cử động hay di chuyển chân là cách hiệu quả để giải phóng áp lực dồn nén trên chân. Điều này giúp máu lưu thông tốt hơn, đưa máu nuôi từ động mạch cung cấp dinh dưỡng và oxy đến các cơ bắp chân hiệu quả. Thường xuyên cử động chân trong lúc đứng cũng sẽ hạn chế được cảm giác tê mỏi, đau nhức, căng cứng ở chân.
Nếu có thể, bạn hãy chủ động đi lại khoảng 5 – 10 phút sau mỗi lần đứng yên 30 phút. Nếu yêu cầu công quá khắt khe, bạn chỉ cần đứng tại chỗ, thay đổi các tư thế của chân hoặc thực hiện một số cử động đơn giản như: co duỗi cổ chân, vảy chân, cử động ngón chân hoặc bước chân tại chỗ. Những động tác nhỏ có vẻ như vô ích này lại mang lại hiệu quả cực tốt, bạn có thể thấy chân giảm tê mỏi ngay sau khi thực hiện.
2.3 Điều chỉnh độ cứng sàn
Rất nhiều người cho rằng: “Đã đứng thì sàn nào chẳng như nhau”. Thực tế không hẳn vậy, bởi khi bạn đứng trên những nền cứng như bê tông, đá hoa,… chân sẽ bị nhanh bị tê mỏi hơn so với nền đất, cát hoặc những bề mặt mềm vừa phải. Nguyên do là những mặt sàn mềm sẽ có xu hướng hấp thụ lực tốt hơn, giảm bớt phản lực lên chân, từ đó giúp chân giảm tê mỏi.
Tất nhiên, bạn không thể thay đổi sàn nhà nơi làm việc, nhưng bạn có sử dụng các miếng thảm vải hoặc miếng xốp đặt ở vị trí mình đang đứng để giảm độ cứng của mặt sàn. Có thể, bạn chưa thể cảm nhận rõ hiệu quả của việc làm này sau một vài lần, nhưng khi thực hiện thời gian dài cùng các biện pháp khác, bạn sẽ thấy tình trạng tê mỏi chân được giảm đi.
2.4 Ngâm chân mỗi ngày
Nhắc đến ngâm chân, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến một chậu nước ấm với các loại tinh dầu, thảo dược. Thế nhưng như vậy là chưa đủ, khi bị tê mỏi chân do đứng lâu, bạn nên kết hợp luân phiên với ngâm chân nước lạnh.
Nếu như ngâm chân nước ấm giúp khai thông huyệt vị, kích thích tuần hoàn máu, giảm co thắt và căng cứng cơ – khớp thì ngâm chân nước lạnh lại cho hiệu quả giảm viêm, hạn chế các tổn thương vi mô ở bàn chân hiệu quả. Vì vậy, bạn nên ngâm chân nước ấm và nước lạnh xen kẽ giữa các ngày trong tuần.
Một số lưu ý khi ngâm chân gồm:
- Thời gian ngâm chân nên kéo dài khoảng 20 phút/ lần, thực hiện đều đặn mỗi ngày.
- Khi ngâm chân nước ấm có thể kết hợp cùng một số nguyên liệu như: muối, các loại thảo dược, tinh dầu,… Nên ngâm chân trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn.
- Không ngâm chân nước ấm khi bị suy giãn tĩnh mạch hoặc tê mỏi chân kèm triệu chứng viêm như: sưng đau, nóng đỏ chân.
- Khi ngâm chân nước lạnh cần dùng nước sạch và đá, chú ý lượng đá, tránh để quá lạnh gây cản trở tuần hoàn máu lưu thông. Nên ngâm chân ngay sau khi đi làm về để có hiệu quả tốt nhất.
- Không ngâm chân nước lạnh nếu chân tê mỏi kèm theo tình trạng co cứng cơ.
Tham khảo thêm: Cách bấm huyệt giúp giảm mỏi chân hiệu quả
2.5 Massage chân
Xoa bóp, massage chân là biện pháp kinh điển trong khắc phục tình trạng tê mỏi, đau nhức chân. Hầu hết mọi người đều cảm thấy tình trạng tê chân hay nhức mỏi được cải thiện ngay khi vừa thực hiện xoa bóp. Nguyên nhân là động tác massage giúp làm ấm da, khiến mạch máu giãn nở, giúp tuần hoàn tốt hơn.
Bên cạnh đó, các động tác xoa bóp cũng làm giãn cơ, giảm tình trạng cơ bắp căng cứng, co thắt và cải thiện thiếu hụt oxy đến các cơ khi đứng quá lâu. Vì vậy, massage chân được cho là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp cải thiện tình trạng tê mỏi chân.
Cách massage giảm tê mỏi chân do đứng lâu cũng rất đơn giản:
- Cách 1: Bạn chỉ cần ngồi tại chỗ, dùng tay nắn bóp dọc theo toàn bộ chân và bàn chân, tăng lực và cường độ nắn bóp ở những vị trí tê mỏi nhiều hơn.
- Cách 2: Dùng một quả bóng tennis đặt dưới bàn chân, sau đó lăn qua lăn lại để quả bóng di chuyển từ gót chân đến các ngón chân và ngược lại sẽ thấy giảm bớt tê bì.
Mỗi lần thực hiện massage chân nên kéo dài khoảng 15 – 30 phút tùy theo mức độ tê mỏi, đau nhức chân. Ngoài ra, trước khi massage chân, bạn có thể ngâm chân nước ấm để tăng cường hiệu quả.
Tham khảo thêm: 7 dòng máy massage giảm nhức mỏi chân hiệu quả
2.6 Tập các bài tập cho chân
Các bài tập nâng cao và duỗi cẳng chân được là biện pháp giúp khắc phục tình trạng các cơ bắp bị căng cứng đồng thời cải thiện tuần hoàn, tăng máu nuôi từ động mạch đến chân, từ đó cải thiện tình trạng tê mỏi, đau nhức chân. Dưới đây là một số bài tập cụ thể:
Bài tập căng bắp chân
- Đầu tiên, bạn chống tay lên tường hoặc ghế để tạo điểm tựa.
- Hai chân đứng thẳng, mở rộng bằng vai.
- Từ từ nâng cao chân trái về phía hông, dùng tay trái nắm lấy mũi chân trái.
- Kéo căng chân hết mức và duy trì tư thế trong khoảng 20 – 30 giây.
- Thực hiện tương tự với chân còn lại. Mỗi lần tập nên thực hiện 2 – 3 lần.
Bài tập kéo giãn cơ gân khoeo
- Đầu tiên, ngồi trên sàn sau đó duỗi thẳng chân trái hết mức.
- Chần phải khoanh tròn sao cho lòng bàn chân phải úp vào đùi trái.
- Từ từ ngả người về phía trước, giữ thẳng lưng và eo sao cho các ngón tay chạm vào mũi chân trái.
- Duy trì tư thế tối thiểu khoảng 30 giây rồi đổi sang chân còn lại. Lặp lại động tác khoảng 2 – 3 lần cho mỗi bên chân.
Bài tập mở rộng chân
- Người tập đứng sau một chiếc ghế, hai tay đặt lên ghế làm điểm tựa.
- Đứng trụ bằng chân phải, sau đó đá chân trái sang ngang cao và xa nhất có thể.
- Duy trì tư thế trong khoảng 5 giây rồi trở lại vị trí ban đầu, thực hiện tương tự với chân còn lại.
- Mỗi lần tập thực hiện động tác khoảng 10 lần
Lưu ý: Để các bài tập phát huy tác dụng tốt nhất, bạn cần duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày. Ngoài ra, những ngày mới bắt đầu, bạn cần tránh tập quá nhiều, chỉ nên tập trong khoảng 10 – 15 phút. Sau khi cơ thể đã quen với những động tác này, bạn có thể kết hợp đồng thời nhiều bài tập và tăng thời gian lên khoảng 30 phút/ ngày.
Có thể bạn quan tâm:
2. Lưu ý cách chăm sóc khi chân bị tê mỏi
Cách chăm sóc đúng giúp tình trạng tê mỏi chân được cải thiện nhanh chóng hơn. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Bạn cần dành thời gian để chân được thư giãn và nghỉ ngơi. Điều này giúp giảm căng cứng, giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó cải hiện triệu chứng tê mỏi.
- Bổ sung dinh dưỡng: Chế độ ăn cân bằng dưỡng chất, vitamin và chất khoáng giúp tăng phục hồi các tổn thương trên chân, khắc phục triệu chứng tê mỏi, đau nhức.
- Tránh làm việc quá sức: Khi bị tê mỏi chân, bạn không nên bê vác các vật nặng hay gắng sức làm việc. Điều này có thể tăng chèn ép lên chân, giảm lưu thông máu khiến triệu chứng tê mỏi trở nên nghiêm trọng.
- Tránh dùng chế phẩm chứa chất kích thích: Những sản phẩm như rượu, bia, thuốc lá,…. có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu, chức năng mạch máu, thần kinh và cơ khiến tê mỏi chân nghiêm trọng hơn. (Đọc chi tiết: Tại sao uống nhiều bia rượu lại thấy chân bị tê mỏi?)
Ở bài viết trên, bạn đã biết được những cách để không bị mỏi chân khi đứng lâu. Bạn viết đấy ngay cả khi bạn ngồi một chỗ trong thời gian dài, đôi chân và cơ thể của bạn cũng có thể bị tổn hại. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những ảnh hưởng khi ngồi lâu, hãy đọc bài viết chi tiết về chủ đề này: Ngồi làm việc lâu trước máy tính gây ra ảnh hưởng gì?
Kiều trang đã bình luận
Em bị đau nhức chân nhiều hơn khi thay đổi thời tiết, có phải do giãn tĩnh mạch gây ra?
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Nhức chân khi thay đổi thời tiết không phải là triệu chứng quan trọng để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân. Bạn có thể tham khảo các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân như sau: Đau chân, nặng chân, cảm thấy mang giày dép chật hơn bình thường. Mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Chuột rút vào ban đêm, cảm giác như bị kim châm ở vùng chân. Nổi nhiều mạch máu nhỏ li ti.
Nếu thay đổi thời tiết mà bạn bị nhức ở khớp, rất có thể đó là triệu chứng của bệnh viêm khớp, bạn nên đi khám để có được chẩn đoán chính xác hơn. Nếu có câu hỏi hoặc cần giải đáp chi tiết, vui lòng gọi 1900545518 nhé.