Laser nội tĩnh mạch là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bởi hiệu quả cao, thời gian trị liệu ngắn, ít gây đau đớn và phục hồi nhanh. Thế nhưng khi đứng trước hàng loạt ưu điểm nổi bật như vậy, nhiều người bệnh băn khoăn liệu chi phí điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser có cao không? Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này.
1. Chi phí điều trị giãn tĩnh mạch bao nhiêu?
Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser nội mạch thường dao động trong khoảng 22.000.000 – 30.000.000 đồng/ liệu trình. Mức biến động chi phí này do ảnh hưởng từ các yếu tố như:
Mức độ bệnh: Tình trạng suy giãn tĩnh mạch càng nặng (theo thang phân loại CEAP) thì thời gian điều trị laser càng kéo dài, do đó chi phí cũng cao hơn.
Chất lượng nguồn laser: Việc sử dụng các thiết bị laser đời mới cho bước sóng tối ưu, hiệu suất chuyển hóa quang – nhiệt tốt cho hiệu quả điều trị cao hơn, vì thế chi phí cũng đắt đỏ hơn.
Tay nghề bác sĩ: Những bác sĩ có tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm thường có phác đồ điều trị hiệu quả nhanh chóng, phù hợp với người bệnh ngay từ đầu. Tuy nhiên, chi phí thăm khám của bác sĩ cũng cao hơn.
Bệnh viện điều trị: Nếu điều trị ở bệnh viện lớn, có nhiều bác sĩ giỏi và cơ sở vật chất hạ tầng tốt thì người bệnh cũng sẽ phải trả khoản chi phí cao hơn.
Chất lượng dịch vụ: Không chỉ điều trị, nhiều bệnh viện chú trọng đến dịch vụ chăm sóc để người bệnh có trải nghiệm tốt nhất. Vì vậy, nếu điều trị ở những đơn vị này, bạn cũng sẽ tiêu tốn khoản chi phí cao hơn.
Chương trình ưu đãi: Không ít đơn vị trị liệu thực hiện các chương trình ưu đãi theo từng sự kiện, nếu có thể nắm bắt cơ hội này, bạn sẽ được hưởng chi phí điều trị ở mức ưu đãi.
Dưới đây là chi phí điều trị laser nội mạch ở một số bệnh viện để bạn đọc tham khảo:
Đơn vị điều trị | Địa chỉ | Chi phí laser nội mạch |
Trung tâm tim mạch – Bệnh viện E | Số 87 – 89, phố Trần Cung, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. | 2.025.000đ/ lần |
Bệnh viện Tim Hà Nội | Số 92 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội | 19.800.000 – 22.800.000 đồng/ gói |
Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai | Khu nhà C – Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội | 2.025.000đ/ lần |
Viện Tim Mạch Thành Phố Hồ Chí Minh | Số 04 đường Dương Quang Trung, P12, Q10, TP.HCM | 19.807.000 – 23.189.000 đồng/ gói |
Chuyên khoa trị giãn tĩnh mạch An Viên | Cơ sở 1: số 1, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội Cơ sở 2: số 765, Lê Hồng Phong, Quận 10, TP Hồ Chí Minh |
25.000.000 – 40.000.000 đồng/ gói |
Lưu ý rằng: Các khoản thu không trọn gói chưa bao gồm chi phí khám bệnh và vật tư y tế dùng kèm. Các khoản thu này có thể thay đổi nếu người bệnh cần sử dụng thêm các dịch vụ hoặc thiết bị, vật tư y tế khác.
2. Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser, bảo hiểm chi trả bao nhiêu?
Điều trị suy giãn tĩnh mạch thường cần thực hiện kéo dài và gây ra gánh nặng kinh tế cho không ít cá nhân, hộ gia đình, nhất là những người lao động phổ thông. Vì lý do này, Bảo hiểm y tế sẽ hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí điều trị laser nội mạch cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Mức chi trả của Bảo hiểm y tế ở các bệnh viện là không giống nhau. Ví dụ như: Tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên, Bảo hiểm thực hiện chi trả 100% chi phí điều trị laser nội mạch cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng ở Viện tim mạch thành phố Hồ Chí Minh, mức chỉ trả này chỉ là 10%. Để biết mức hỗ trợ chi trả cụ thể, người bệnh cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn.
Do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, mức chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser là không giống nhau ở mỗi cơ sở y tế. Người bệnh cần đến trực tiếp bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ thăm khám làm rõ tình trạng bệnh, xây dựng phác đồ điều trị, từ đó đưa ra mức chi phí cụ thể.
Xem tiếp: Các địa chỉ khám chữa suy giãn tĩnh mạch uy tín
3. Khi nào thì nên dùng laser điều trị giãn tĩnh mạch?
Laser nội tĩnh mạch là phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng cách đưa nguồn phát laser công suất thấp vào lòng tĩnh mạch thông qua thông qua một kim dẫn quang (kim laser). Cách thức thực hiện tương tự như thủ thuật chọc kim truyền dịch để đưa chùm laser vào tĩnh mạch.
Năng lượng được phóng thích từ tia laser được biến đổi thành nhiệt thông qua sự hấp thụ của Hemoglobin trong máu để tác động lên thành tĩnh mạch, gây phá hủy tĩnh mạch bằng các phản ứng sinh lý không đảo ngược, làm teo lòng mạch suy giãn và chuyển hướng dòng chảy của máu đến tĩnh mạch có chức năng.
Hai loại laser được sử dụng phổ biến nhất là: laser He-Ne (bước sóng 632,8nm) và laser bán dẫn (bước sóng 630nm, 650nm, 670nm). Trong đó, bức xạ Laser He-Ne: Có màu đỏ rực, tính đơn sắc cao được các tế bào máu hấp thụ mạnh, từ đó cho tác dụng nhanh chóng, hiệu quả cao hơn.
Một số trường hợp suy giãn tĩnh mạch nông dưới da như tĩnh mạch cẳng tay, tĩnh mạch khoeo chân, tia laser có thể được chiếu trực tiếp trên da mà không cần đưa vào lòng mạch máu. Đây là phương pháp chiếu laser tĩnh mạch không xâm lấn và vẫn được xếp vào nhóm “laser nội mạch”.
Trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, phương pháp laser nội mạch thường được chỉ định cho các trường hợp:
- Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có quai giãn tĩnh mạch từ cấp độ 2 trở lên theo thang phân loại CEAP.
- Trong quá trình siêu âm Doppler phát hiện thấy: dòng trào ngược tĩnh mạch, đường kính tĩnh mạch hiển lớn từ 5mm trở lên hoặc đường kính tĩnh mạch hiển bé từ 4mm trở lên.
- Người bệnh đã điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng các biện pháp nội khoa nhưng không hiệu quả.
Laser nội tĩnh mạch có thể áp dụng cho hầu hết trường hợp nhưng hiệu quả tốt nhất khi đường kính tĩnh mạch giãn không quá 20mm. Lúc này, tỷ lệ điều trị thành công có thể đạt từ 97- 98% và ít xảy ra nguy cơ tai biến sau điều trị. Sau can thiệp, người bệnh có thể xuất viện sau 2 giờ, tái khám định kỳ sau 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng để đánh giá tiến triển của bệnh.
Phương pháp này chống chỉ định cho những trường hợp suy giãn tĩnh mạch nhưng không còn khả năng đi lại, dị dạng mạch máu, bệnh lý đông máu, phụ nữ mang thai, huyết khối tĩnh mạch sâu. Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng, tĩnh mạch xoắn vặn quá mức hoặc giãn phình ở từng đoạn, kích thước tĩnh mạch giãn lớn trên 12mm hoặc giãn nhỏ dưới 3mm cần được bác sĩ thăm khám, tư vấn kỹ trước khi thực hiện điều trị.
Xem thêm: Quy trình và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân laser trị giãn tĩnh mạch
Phạm Thị Thu hà đã bình luận
Tv giúp e về phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser
Cù văn Ngô đã bình luận
Mình bị suy giảm tĩnh mạch chân mình hỏi điều trị chi phí khoản bao nhiêu vậy và bảo hiểm y tế có thanh toán ko bao nhiêu phần trăm mình ở bạc liêu có được thanh bảo hiểm y tế ko
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân có rất nhiều phương pháp như bơm keo sinh học, laser, chích xơ tĩnh mạch, phẫu thuật cắt tĩnh mạch… Tùy vào phương pháp điều trị chi phí sẽ khác nhau, bạn nên tham khảo chi phí trực tiếp tại cơ sở điều trị. Ngoài ra, việc khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch có được bảo hiểm hỗ trợ chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí tùy theo bạn đi khám chữa bệnh đúng tuyến hay trái tuyến.
Theo quy định mới nhất, nếu bạn đi khám chữa bệnh đúng tuyến, bạn sẽ được bảo hiểm y tế chi trả theo tỷ lệ sau:
• Nếu bạn thuộc đối tượng hưởng 100%, như người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người dân tộc thiểu số, v.v., bạn sẽ không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào.
• Nếu bạn thuộc đối tượng hưởng 95%, như người lao động, người hưởng lương hưu, v.v., bạn sẽ phải trả 5% chi phí điều trị.
• Nếu bạn thuộc đối tượng hưởng 80%, như sinh viên, học sinh, v.v., bạn sẽ phải trả 20% chi phí điều trị.
Khách đã bình luận
Chân lạnh hay bị chuột rút
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Dược sĩ của chúng tôi sẽ sớm gọi lại để tư vấn cho bạn.
Thân ái!