Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng rau má là một trong những cách dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không? Mời các bạn tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nhiều người chữa suy giãn tĩnh mạch bằng rau má như thế nào?
1.1. Cách 1: Ăn sống rau má
Bạn chuẩn bị khoảng 30 – 40g rau má tươi, ngâm với nước muối 10 – 15 phút rồi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Bạn ăn sống rau má ngay sau khi để ráo nước. Đây là phương pháp đơn giản nhất, dễ dàng thực hiện mỗi ngày.
Bạn có thể tự trồng rau má hoặc tìm mua ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo thảo dược luôn tươi, sạch, không chứa nhiều chất bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, rau má có vị đắng, hơi chát và hăng nên thường gây khó chịu khi ăn sống. Bạn có thể tham khảo thêm những cách dưới đây để chế biến món rau má thơm ngon, vừa miệng hơn.
1.2. Cách 2: Uống nước cốt rau má
Nguyên liệu:
- Rau má: 100g
- Nước: 100ml
Cách tiến hành:
- Bước 1: Ngâm rau má với nước muối khoảng 10 – 15 phút, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Bước 2: Cho rau má và 100ml nước vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
- Bước 3: Dùng rây hoặc túi vải để lọc hết nước cốt rau má.
- Bước 4: Cho thêm một chút đường tùy theo khẩu vị của bạn.
1.3. Cách 3: Sinh tố rau má và dừa
Nguyên liệu:
- Rau má: 100g
- Nước cốt dừa: 100ml
- Cùi dừa: khoảng 3 thìa
Cách tiến hành:
- Bước 1: Ngâm rau má với nước muối khoảng 10 – 15 phút, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Bước 2: Xay nhuyễn rau má với khoảng 100ml nước, dùng rây hoặc túi vải để lọc hết nước cốt rau má.
- Bước 3: Cho nước cốt dừa, cùi dừa vào nước cốt rau má vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn.
- Bước 3: Cho thêm một chút đường tùy theo khẩu vị của bạn.

1.4. Cách 4: Rau má và đậu xanh
Nguyên liệu:
- Rau má: 100g
- Sữa đậu xanh: 100ml
Cách tiến hành:
- Bước 1: Ngâm rau má với nước muối khoảng 10 – 15 phút, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Bước 2: Xay nhuyễn rau má với khoảng 100ml nước, dùng rây hoặc túi vải để lọc hết nước cốt rau má.
- Bước 3: Cho sữa đậu xanh và nước cốt rau má vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn đến khi tạo bọt.
- Bước 4: Cho thêm một chút đường tùy theo khẩu vị của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể nấu chín hạt đậu xanh rồi xay cùng nước cốt rau má để thu được một cốc sinh tố ngọt bùi, thanh mát.
2. Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng rau má có thực sự hiệu quả?
Từ xa xưa, rau má là thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc chữa sốt, mụn nhọt, bệnh gan vàng da, táo bón, thổ huyết, chảy máu cam…
Ngày nay, rau má được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhờ thành phần nổi bật là hợp chất Triterpenic (TTFCA) có những tác động tích cực trên động mạch, tĩnh mạch và vi tuần hoàn. Tạp chí Khoa học Dược phẩm Ấn độ năm 2010 đã thống kê các minh chứng TTFCA mang lại hiệu quả trong việc thay đổi và bảo vệ thành mạch. Hoạt động chính của TTFCA là kích thích tái tạo collagen trong và xung quanh thành tĩnh mạch, giúp tĩnh mạch khỏe mạnh hơn, đồng thời cải thiện lưu thông máu. Từ đó, một số triệu chứng thường gặp như nhức mỏi, tê phù, ngứa, nóng ran… dần thuyên giảm.
Trong quyển sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Đỗ Tất Lợi có viết: Ở một số nước, người ta đã bào chế viên nén chứa 0,01g rau má, ngày uống 3 – 6 viên vào bữa ăn để chữa các chứng suy giãn tĩnh mạch, chứng nặng chân do quá trình lưu thông máu từ tĩnh mạch chân trở về tim bị trì trệ.

Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2001 công bố trên tạp chí Angiology của Anh được thực hiện trong ống nghiệm và trên các tế bào sống cho thấy nếu dùng TTFCA ở liều lượng quá cao thì có thể gây ra tác dụng ngược là ức chế quá trình tổng hợp collagen và mucopolysaccharide acid. Ngoài ra, dùng rau má liều lượng quá lớn hoặc trong thời gian dài có thể gây mê, nhức đầu, chóng mặt, thậm chí dẫn đến hôn mê đối với những người mẫn cảm.
Các nhà khoa học cho rằng TTFCA hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện suy giãn tĩnh mạch nói riêng và các bệnh mạch máu nói chung, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để đưa ra hàm lượng chính xác đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.
KẾT LUẬN
Việc bổ sung rau má vào chế độ ăn hàng ngày có khả năng phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Rau má tương đối lành tính, có thể dùng cho nhiều đối tượng kể cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng dùng để thảo dược phát huy tối đa hiệu quả, ngăn ngừa các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nói chung, hiện nay, xu hướng điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng thảo dược tự nhiên đang được nhiều người quan tâm. Bên cạnh việc dùng rau má, còn có rất nhiều vị thuốc dân gian khác được sử dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh, xem chi tiết tại: Các bài thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà
3. Dulcit – Viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch
Rau má có khả năng phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được con số chính xác hàm lượng rau má bổ sung hàng ngày là bao nhiêu để mang lại hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, người bệnh có thể thay thế rau má bằng các sản phẩm chuyên dụng đường uống chứa thành phần thảo dược với hàm lượng hoạt chất phù hợp đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Dulcit là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Sản phẩm được nhập khẩu 100% từ Pháp và đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Dulcit là sự kết hợp hài hòa của bộ 3 thành phần là chiết xuất hạt dẻ ngựa, chiết xuất cây đậu chổi và bột lá phỉ tăng độ bền thành mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó cải thiện triệu chứng đau nhức, nóng rát, nặng chân, phù chân, chuột rút,… do bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu gây nên.
Chiết xuất hạt dẻ ngựa từ lâu đã được sử dụng tại Pháp như một giải pháp từ thiên nhiên nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng ứ trệ máu góp phần cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Điều này đã được khẳng định qua nghiên cứu tại Đại Hoạc Italia Milano. Nghiên cứu cho thấy Aescin trong hạt dẻ ngựa có hiệu quả tương tự tất y khoa trên bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch và cũng có hiệu quả với người bị trĩ và phù nề.
Chiết xuất cây đậu chổi với hoạt chất chính là Ruscogenin 7.5mg giúp giảm cảm giác mỏi, nặng chân, nhờ đó mang lại tinh thần thoải mái, thư giãn cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính.
Bột lá cây phỉ hàm lượng 30mg giúp hỗ trợ giảm sưng, giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Không những thế, ESCOP (Hợp tác xã khoa học Châu Âu về Phytotherapy) và WHO (Tổ chức Y tế thế giới) đã công nhận việc sử dụng cây phỉ thường xuyên giúp duy trì lưu thông tĩnh mạch và làm giảm nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch sâu.
Liều dùng: 2 viên mỗi ngày, sáng 1 viên, trưa 1 viên. Uống sau ăn 15 – 30 phút và sử dụng liên tục từ 3 – 6 tháng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Dulcit đã có mặt tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc, xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY.
Để đặt hàng online và thanh toán tại nhà, mời bạn xem TẠI ĐÂY.