Bạn muốn tạo một hình xăm thật độc đáo và ý nghĩa ở chân, nhưng bạn bị suy giãn tĩnh mạch. Liệu xăm hình khi bị giãn tĩnh mạch chân có gây ra rủi ro nào không? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
1. Bị giãn tĩnh mạch chân xăm hình có sao không?
Thao tác xăm hình là quá trình sử dụng một chiếc máy xăm có kim nhọn để đưa mực vào lớp thượng bì da, tạo ra những hình ảnh theo ý muốn của người xăm. Mực sẽ bị cơ thể coi là vật lạ và bị các tế bào miễn dịch bao bọc lại, tạo ra những hình xăm bền vững trên da.
Nếu như xăm hình trên vùng da bị giãn tĩnh mạch, các tĩnh mạch lồi trên da có thể khiến hình xăm bị biến dạng. Trong một số ít trường hợp, áp lực từ kim xăm có thể làm chảy máu tĩnh mạch, gây sưng phù, đau, thậm chí là nhiễm trùng.
Thực tế nhiều người muốn dùng hình xăm để che đi những vùng da bị giãn tĩnh mạch quanh bắp chân, nhưng nó lại là vấn đề gây cản trở quá trình điều trị. Nếu bệnh suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn cần điều trị, các bác sĩ phải có khả năng nhìn thấy tĩnh mạch rõ ràng để lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả. Hình xăm ở chân sẽ gây khó khăn việc chẩn đoán và điều trị suy giãn tĩnh mạch. Mặc dù có thể loại bỏ hình xăm sau này, nhưng nguy cơ bị biến dạng da và để lại sẹo là không thể tránh khỏi.
Nếu bạn có hình xăm trên vùng da chân bị suy giãn tĩnh mạch và sau đó cần phải tiến hành điều trị hoặc phẫu thuật, khả năng gặp các vấn đề trong quá trình hồi phục sẽ cao hơn, bao gồm rủi ro bị nhiễm trùng, sưng phù chân hoặc gặp khó khăn trong việc theo dõi tiến trình phục hồi.
Vì những ảnh hưởng nêu trên, nếu bạn bị suy giãn tĩnh mạch, hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định xăm hình ở chân. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng suy giãn tĩnh mạch và mong muốn xăm hình để đưa ra lựa chọn phù hợp, tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.
2. Phương pháp thẩm mỹ nào khác nên tránh nếu bị giãn tĩnh mạch chân?
Khi bạn bị suy giãn tĩnh mạch chân, ngoài xăm hình, có một số phương pháp thẩm mỹ mà bạn nên tránh để tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn:
Các biện pháp tẩy lông cơ học:
Các phương pháp như cạo lông, wax lông với sáp, đường và các phương pháp loại bỏ lông tương tự có thể làm căng da và tạo áp lực lên tĩnh mạch suy giãn gây rủi ro vỡ hoặc chảy máu tĩnh mạch.
Tẩy lông bằng laser:
Những người bị suy giãn tĩnh mạch chân cần tránh tiếp xúc với nhiệt nóng (tắm nước nóng, ngâm chân nước nóng, đi nắng trong thời gian dài, xông hơi…) và cả triệt lông bằng laser. Ánh sáng laser tác động nhiệt lên các vùng da nhiệt lên da vốn đã yếu và nhạy cảm có thể gây đổi màu da, sưng to, hoặc viêm nhiễm da, đặc biệt nếu tình trạng suy giãn tĩnh mạch đã trở nên nghiêm trọng.
3. Điều trị bệnh đúng cách là lựa chọn tốt nhất
Nếu như bạn muốn xăm hình chỉ đơn giản là vì để che đi những đường ngoằn ngoèo xấu xí do giãn tĩnh mạch gây ra, thì bạn có thể lựa chọn những giải pháp khác an toàn hơn như: dùng vớ y khoa, dùng kem bôi bôi tĩnh mạch hoặc dùng kem makeup body. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp tạm thời. Chỉ có điều trị đúng cách theo phác đồ của bác sĩ mới đem lại hiệu quả thực sự.
Các biện pháp điều trị y tế được khuyến khích thực hiện ngay từ giai đoạn nhẹ khi các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện, thường là ở cấp độ 1 theo thang phân loại CEAP. Thời điểm này, các biện pháp điều trị sẽ cho hiệu quả tốt nhất bởi tĩnh mạch mới bắt đầu suy yếu, độ giãn tĩnh mạch nhỏ dưới 3mm.
Xem chi tiết: Hình ảnh 7 cấp độ của bệnh giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch cũng giống như những bệnh lý khác, càng điều trị sớm càng dễ khỏi. Điều trị không có nghĩa là bắt buộc phải uống thuốc mà có rất nhiều biện pháp để người bệnh thực hiện, có thể bắt đầu bằng cách giảm và tầm soát yếu tố nguy cơ bệnh. Ví dụ: chú ý tới tập thể dục, uống nước, bổ sung chất bảo vệ tĩnh mạch, thư giãn chi dưới lưu thông máu…
Trong chương trình “Hiểu đúng suy giãn tĩnh mạch”, PSG.TS Đinh Thị Thu Hương, nguyên Phó viện trưởng viện TM Quốc gia cho biết: “Trong quá trình tiếp xúc với bệnh nhân, chúng tôi thấy rằng tỉ lệ bệnh nhân nói bệnh còn “nhẹ” hơn 40%. Sở dĩ như vậy vì người bệnh thấy chân có nổi gân xanh (tức giãn tĩnh mạch nông) và không thấy bất kì khó chịu gì, vì thế chủ quan không đi khám. Nên nhớ rằng, có cả những bệnh nhân đang bị bệnh đến độ 5 (chỉ dưới độ 6) còn chưa biết mình bị bệnh, rất nguy hiểm, có bệnh hãy thăm khám và kiểm soát cũng như cần có lời khuyên của bác sĩ cho từng trường hợp. Đôi khi không dùng thuốc, chỉ cần tập luyện cũng có thể kiểm soát bệnh.”
Như đã cảnh báo ở trên, suy tĩnh mạch mạn tính có nhiều nguy cơ biến chứng vì thế, cần được theo dõi. Không cần nhiều, 6 tháng tái khám và siêu âm một lần để yên tâm hơn là việc nên làm. Thứ hai là có uống thuốc cần tuân thủ cho đủ liệu trình. Các thuốc hỗ trợ tĩnh mạch có thể giảm triệu chứng cơ năng sớm nhưng phải đến 3-6 tháng mới cho hiệu quả ổn định, lâu dài.
Với những tĩnh mạch phình giãn lớn, điều trị bằng liệu pháp xơ hóa, laser, sóng cao tần hay phẫu thuật cắt bỏ không chỉ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả mà còn khắc phục triệt để vấn đề thẩm mỹ ở chân.
Xem thêm: Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch không dùng thuốc
Phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ tăng khả năng khỏi bệnh, hãy đến bệnh viện kiểm tra khi gặp các dấu hiệu có các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, các tĩnh mạch nhỏ khắp bề mặt da chân như mạng nhện, kèm theo các rối loạn ở chân như nặng tức chân, đau, ngứa, phù khi đứng lâu.
Có thể bạn muốn biết: Bị suy giãn tĩnh mạch khám khoa nào?