Nhiều người băn khoăn không biết giãn tĩnh mạch nhẹ có tự khỏi được không và phải làm những gì trong giai đoạn này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Mục lục
1. Các dấu hiệu giãn tĩnh mạch nhẹ
Trong giai đoạn đầu của bệnh, hệ thống tĩnh mạch đã bắt đầu suy yếu và giãn ra. Tuy nhiên, các triệu chứng chưa xuất hiện rõ ràng và người bệnh hầu như không thể tự cảm nhận được. Sự thay đổi của hệ thống tĩnh mạch thời điểm này chỉ có thể phát hiện qua các xét nghiệm cận lâm sàng và phương pháp chẩn đoán hình ảnh.
Khi tĩnh mạch giãn khoảng 1mm, người bệnh có thể thấy da căng ngứa, tê ran, chân bồn chồn, đau nhức, sưng và mỏi nặng chủ yếu vào buổi chiều tối, chuột rút về đêm làm gián đoạn giấc ngủ. Những dấu hiệu trên xảy ra với tần suất thấp, sau khi bạn đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài và thường bị nhầm lẫn với những cơn đau mỏi thông thường khác. Đó là lý do vì sao người bệnh có xu hướng xem nhẹ, không đi thăm khám cũng như tìm cách điều trị.
Khi tĩnh mạch giãn khoảng 3mm, triệu chứng đau nhức, tê bì, nặng chân xuất hiện thường xuyên và rõ ràng hơn. Đặc biệt, các tĩnh mạch màu xanh, tím hoặc hồng bắt đầu nổi dưới da những đoạn ngắn, rời rạc.
Nếu không có phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp, suy giãn tĩnh mạch sẽ tiến triển nghiêm trọng với các triệu chứng xuất hiện liên tục ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, tĩnh mạch nổi lên rõ và dày đặc gây mất thẩm mỹ.
Đọc hiểu kỹ hơn về: Các cấp độ nặng – nhẹ của bệnh giãn tĩnh mạch chi
2. Giãn tĩnh mạch nhẹ có tự khỏi được không?
Tĩnh mạch đã bị suy giãn dù chỉ là giai đoạn đầu cũng không thể tự phục hồi được. Tuy nhiên, việc cải thiện lối sống và sử dụng các biện pháp hỗ trợ như dùng vớ y khoa trong thời điểm này có thể cho đáp ứng tốt, giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh phát triển trầm trọng hơn.
Vì vậy, khi cảm nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và nhận được tư vấn tốt nhất.
3. Phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch nhẹ
Đối với suy giãn tĩnh mạch nhẹ, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển bằng cách dùng vớ y khoa, massage chân, ngâm chân và thay đổi thói quen sinh hoạt. Các phương pháp điều trị nội ngoại khoa như: dùng thuốc, phẫu thuật… chỉ thực sự phù hợp khi bệnh đã phát triển trầm trọng ở giai đoạn cao hơn.
3.1. Dùng vớ y khoa
Vớ y khoa được thiết kế khoa học và làm từ chất liệu có khả năng đàn hồi tốt sẽ ôm sát chân và tạo áp lực sâu vào các mạch máu, mang lại nhiều tác dụng như:
- Giảm đường kính tĩnh mạch, ngăn ngừa tình trạng suy giãn trở nên trầm trọng hơn.
- Cố định van tĩnh mạch ở đúng vị trí ban đầu.
- Độ dốc áp lực của vớ y khoa giúp quá trình hồi lưu máu từ chân trở về tim diễn ra thuận lợi hơn, tránh máu trào ngược xuống chân hoặc sang các tĩnh mạch khác, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
- Tạo điều kiện cho lượng máu trong tĩnh mạch tăng lên, đồng thời lượng oxy cung cấp cho cơ bắp cũng tăng giúp giảm đau nhức, tê bì, mỏi nặng chân, hạn chế chấn thương.
- Giảm sự tích tụ các chất lỏng dư thừa bị mắc kẹt trong mô của cơ thể, cải thiện tình trạng sưng phù chân.
Hướng dẫn: Cách đo size vớ y khoa phù hợp với từng bệnh nhân giãn tĩnh mạch
Vớ y khoa được chia thành nhiều cấp độ khác nhau dựa vào phạm vi nén được tính bằng đơn vị mmHg. Người bị suy giãn tĩnh mạch nhẹ thường dùng vớ CLASS[15-20] cung cấp áp lực ở phần cổ chân là 15 mmHg và ở phần bắp chân là 20 mmHg. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để xác định mức độ suy giãn tĩnh mạch của bản thân và lựa chọn vớ y khoa phù hợp. Thời gian dùng vớ dài hay ngắn còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Lưu ý khi dùng vớ y khoa:
- Mua vớ y khoa tại các cửa hàng uy tín, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng vừa không mang lại hiệu quả, vừa có thể tác động xấu đến da, tĩnh mạch của bạn.
- Kiểm tra chân thường xuyên, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: trầy xước, bầm tím, vết lõm tạm thời, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ… bạn ngừng dùng vớ và gặp bác sĩ để được tư vấn.
- Giặt vớ y khoa mỗi ngày để hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn, bụi bẩn, tế bào chết, các sản phẩm chăm sóc da như: kem dưỡng ẩm, kem chống nắng… làm giảm tuổi thọ của vớ và có thể gây kích ứng da.
Hỏi đáp: Dùng vớ y khoa bị ngứa phải làm sao?
3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh không phải chỉ thực hiện trong thời gian ngắn, mà cần duy trì liên tục suốt đời. Đây là cách hạn chế tĩnh mạch suy giãn tiến triển trầm trọng hơn từ sâu bên trong và ngăn ngừa những tĩnh mạch khác suy giãn. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt lành mạnh còn giúp tất cả các bộ phận trong cơ thể khỏe mạnh và hoạt động tốt.
Luyện tập thể thao thường xuyên:
Một trong những nguyên nhân khiến suy giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn là ít vận động, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Vì vậy, bạn đừng quên luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi, thúc đẩy trao đổi chất để tĩnh mạch luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, việc luyện tập còn kích thích vùng dưới đồi và tuyến yên sản sinh hormone endorphin tự nhiên giúp xoa dịu đau nhức.
Bạn có thể lựa chọn các môn thể thao tùy thuộc vào sở thích của bản thân với cường độ vừa phải và tăng dần theo thời gian. Bạn không nên thực hiện các bài tập quá khó hoặc trong thời gian quá dài vì điều này có thể gây tác dụng ngược, làm tổn thương tĩnh mạch và các bó cơ dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì, sưng tấy trầm trọng hơn.
Một số bài tập phù hợp cho người bị suy giãn tĩnh mạch nhẹ như: đi bộ, leo cầu thang, bơi lội, yoga…
Chế độ ăn khoa học:
Người bị suy giãn tĩnh mạch nhẹ cần lên thực đơn với đủ các nhóm chất khác nhau, đặc biệt:
- Ăn nhiều rau củ quả tươi theo mùa cung cấp vitamin và chất xơ giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
- Ưu tiên sử dụng chất béo không bão hòa có trong cá, bơ, các loại hạt, trong dầu hướng dương, đậu nành, dầu ô liu… thay thế cho chất béo bão hòa có trong thịt mỡ, dầu cọ, bơ… và chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp có trong đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, bánh nướng, bánh quy, bánh xốp…
- Lượng muối tiêu thụ mỗi ngày ít hơn 5g để ngăn ngừa cơ thể bị tích nước – một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng phù chân.
- Hạn chế đồ ăn, đồ uống chứa nhiều đường vì chúng có thể khiến bạn tăng cân mất kiểm soát gây áp lực lên chi dưới, khiến suy giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn.
- Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày tùy theo thể trạng của bản thân thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp tĩnh mạch và các cơ quan khác luôn khỏe mạnh.
Đọc thêm: Mối quan hệ giữa béo phì và bệnh giãn tĩnh mạch chi
3.3. Ngâm chân kết hợp massage
Ngâm chân kết hợp massage mỗi ngày là cách thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giúp dòng máu chảy từ chân trở về tim dễ dàng hơn, ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bạn thư giãn, thoải mái, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Đầu tiên, bạn thực hiện các bước ngâm chân đơn giản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị thau chậu sạch có kích thước vừa đủ để thoải mái đặt cả hai chân vào, đổ nước cao trên mắt cá chân khoảng 2cm.
- Bước 2: Rửa qua chân với nước sạch.
- Bước 3: Ngồi với tư thế thoải mái và thả lỏng toàn bộ cơ thể, đặt hai bàn chân vào chậu nước trong khoảng 10 – 15 phút.
- Bước 4: Sau khi ngâm chân xong, bạn dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau khô chân, đặc biệt là các kẽ ngón chân vì đây là nơi dễ tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Lưu ý:
- Nhiệt độ của nước ngâm chân tốt nhất là từ 10 – 15 độ C. Tuyệt đối không dùng nước nóng từ 40 độ C trở lên vì có thể khiến tĩnh mạch giãn nở và tổn thưởng trầm trọng hơn.
- Không ngâm chân khi có vết thương hở, bị lở loét để tránh bị nhiễm trùng.
Ngay sau đó, bạn massage chân bằng cách:
- Bước 1: Sử dụng 10 đầu ngón tay ấn sâu vào da từ bàn chân lên đến đùi, mỗi chân khoảng 2 – 3 phút.
- Bước 2: Hai lòng bàn tay ôm lấy chân, một tay đặt bên trên, một tay đặt bên dưới, nhẹ nhàng nắn bóp theo chiều từ bàn chân đi lên bắp chân, đầu gối và đùi. Mỗi chân nắn bóp khoảng 2 – 3 phút.
- Bước 3: Chà xát lòng bàn chân, mu bàn chân theo chiều dọc để chân nóng lên.
- Bước 4: Bấm một số huyệt đạo ở chân như: huyệt Thừa Sơn, huyệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Ủy Trung… Nếu bạn không biết chính xác vị trí các huyệt đạo thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền để được hướng dẫn chi tiết.
4. Dulcit – Giải pháp hỗ trợ cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Các triệu chứng của giãn tĩnh mạch nhẹ có thể cải thiện hiệu quả bởi thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dulcit. Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, được nhập khẩu 100% từ Pháp và đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Dulcit là sự kết hợp hài hòa của bộ 3 thành phần là chiết xuất hạt dẻ ngựa, chiết xuất cây đậu chổi và bột lá phỉ tăng độ bền thành mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó cải thiện triệu chứng đau nhức, nóng rát, nặng chân, phù chân, chuột rút,… do bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu gây nên.
Chiết xuất hạt dẻ ngựa từ lâu đã được sử dụng tại Pháp như một giải pháp từ thiên nhiên nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng ứ trệ máu góp phần cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Điều này đã được khẳng định qua nghiên cứu tại Đại Hoạc Italia Milano. Nghiên cứu cho thấy Aescin trong hạt dẻ ngựa có hiệu quả tương tự tất y khoa trên bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch và cũng có hiệu quả với người bị trĩ và phù nề.
Chiết xuất cây đậu chổi với hoạt chất chính là Ruscogenin 7.5mg giúp giảm cảm giác mỏi, nặng chân, nhờ đó mang lại tinh thần thoải mái, thư giãn cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính.
Bột lá cây phỉ hàm lượng 30mg giúp hỗ trợ giảm sưng, giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Không những thế, ESCOP (Hợp tác xã khoa học Châu Âu về Phytotherapy) và WHO (Tổ chức Y tế thế giới) đã công nhận việc sử dụng cây phỉ thường xuyên giúp duy trì lưu thông tĩnh mạch và làm giảm nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch sâu.
Liều dùng: 2 viên mỗi ngày, sáng 1 viên, trưa 1 viên. Uống sau ăn 15 – 30 phút và sử dụng liên tục từ 3 – 6 tháng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bạn có thể mua sản phẩm trên website với 3 cách sau:
Cách 1: Đặt hàng online, giao tận nhà: BẤM VÀO ĐÂY
Cách 2: Gọi điện đặt hàng qua Hotline 1900 545518
Cách 3: Mua hàng trực tiếp tại các nhà thuốc gần bạn BẤM VÀO ĐÂY