Người trưởng thành cần được ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi ngày để có sức khỏe tốt nhất. Với người suy giãn tĩnh mạch, một tư thế ngủ tốt trong suốt thời gian này có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu như: đau nhức, sưng tấy, phù nề, nặng chân. Đây là lý do người bệnh được khuyên nên dùng gối giãn tĩnh mạch trong khi ngủ.
Mục lục
1. Vai trò của gối giãn tĩnh mạch
Gối giãn tĩnh mạch (hay gối gác chân) là thiết bị hỗ trợ người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân trong lúc ngủ hoặc khi nằm nghỉ ngơi. Gối được thiết kế giúp nâng phần chân của người bệnh cao hơn so với tim, qua đó để lại những lợi ích cụ thể như:
1.1 Giảm áp lực, cải thiện tuần hoàn
Một trong những yếu tố khởi phát suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy giảm khả năng lưu thông máu từ tĩnh mạch chân về hệ tuần hoàn chính, khiến máu ứ đọng và tăng áp lực lên thành tĩnh mạch. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh hoạt động hoặc nghỉ ngơi ở tư thế “chân thấp hơn tim” trong thời gian dài.

Nguyên nhân là khi ở tư thế thấp, hệ tĩnh mạch chân sẽ phải chịu áp lực do trọng lượng cơ thể gây ra. Vì vậy, việc sử dụng gối tĩnh mạch kê cao chân hơn tim sẽ giúp dòng máu thuận theo trọng lực di chuyển về tim dễ dàng hơn. Nhờ vậy, người bệnh có thể thấy chân nhẹ nhõm hơn, giảm đau nhức, phù nề, nặng mỏi chân sau một giấc ngủ.
1.2 Cải thiện sức khỏe tĩnh mạch
Thời gian ngủ của một người bình thường là khoảng 6 – 8 tiếng/ ngày. Vậy nên, việc sử dụng gối giãn tĩnh mạch trong khi ngủ sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi và thời gian đủ dài để tĩnh mạch suy giãn được nghỉ ngơi và hồi phục.
Lâu dần, thói quen này không chỉ là phương pháp hiệu quả giúp giảm triệu chứng mà còn góp phần cải thiện chức năng của hệ thống van và tĩnh mạch chân. Nếu được kết hợp với một phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát bệnh lý này.
1.3 Giảm nguy gặp phải biến chứng
Suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra một số biến chứng thường gặp như: Huyết khối tĩnh mạch do máu ứ đọng thời gian dài và với lượng lớn trong lòng tĩnh mạch và loạn dưỡng dẫn đến lở loét da do giảm tuần hoàn máu nuôi giàu oxy và dưỡng chất từ động mạch đến tĩnh mạch chân.
Sử dụng gối giãn tĩnh mạch khi ngủ và nghỉ ngơi giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm tình trạng máu ứ đọng, nhờ đó giúp người bệnh giảm nguy cơ gặp phải biến chứng kể trên.
2. Tiêu chí khi chọn gối giãn tĩnh mạch
Nhiều người nghĩ rằng, nếu chỉ đơn giản là kê cao chân thì có thể sử dụng các loại gối bình thường, nhưng không hẳn vậy. Bởi, cách kê cao chân bằng các loại gối bình thường mặc dù giúp cải thiện trọng lực nhưng lại có thể gây ra tình trạng đau lưng, mỏi gối do gây ra sai biệt về tư thế tự nhiên của cơ thể khi nằm.

Bên cạnh đó, cách kê cao chân bằng các loại chăn gối bình thường khiến người bệnh khó xác định được độ cao chân cần thiết, không tạo được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, việc lựa chọn một chiếc gối giãn tĩnh mạch là cần thiết. Thế nhưng, trên thị trường có rất nhiều loại gối giãn tĩnh mạch, làm thế nào để chọn được gối tốt?
Một số tiêu chí chọn gối giãn tĩnh mạch dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc này:
- Chất liệu: Nên chọn các loại gối giãn tĩnh mạch có chất liệu mềm mại, thoáng khí để tạo cảm giác thoải mái và không gây nóng bí khi sử dụng.
- Hình dáng: Nên chọn các loại gối có thiết kế lượn sóng hoặc độ cong gập tương ứng với đường cong tự nhiên của cơ thể. Điều này giúp tạo cảm giác thoải mái, tránh tình trạng đau nhức lưng khi sử dụng.
- Chiều cao: Bạn nên chọn những loại gối có chiều cao dao động từ 16 – 28cm, tùy vào thể trạng cá nhân. Đây là chiều cao lý tưởng để tạo ra trọng lực hỗ trợ tuần hoàn máu từ chân về tim.
- Nguồn gốc: Nên chọn những sản phẩm gối giãn tĩnh mạch chuyên dụng có nguồn gốc xuất xứ và chế độ bảo hành rõ ràng. Điều này đảm bảo quyền lợi và an toàn cho bạn khi sử dụng.
- Đánh giá tốt: Đánh giá của những người đã sử dụng trước phản ánh chất lượng thực tế của một chiếc gối. Những loại gối được nhiều người đánh giá cao thường cũng có chất lượng tốt hơn.
3. Top 7 loại gối giãn tĩnh mạch tốt nhất hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu gối giãn tĩnh mạch khác nhau. Bạn có thể dựa trên các tiêu chí cụ thể để lựa chọn được loại gối phù hợp với mình. Bạn có thể tham khảo 7 loại gối giãn tĩnh mạch được sử dụng phổ biến dưới đây:
3.1 Gối Abco Tech
Gối Abco Tech được thiết kế với độ dốc liên tục từ bàn chân đến bắp đùi cho hiệu quả giảm áp lực tốt và tạo cảm giác thoải mái trong khi sử dụng. Ngoài để gác chân, bạn cũng có thể sử dụng gối để gối đầu, gối ôm hay tựa lưng.

Các thông số của gối Abco Tech gồm:
- Kích thước: Dài 60cm – rộng 53cm – cao 20cm.
- Chất liệu: Bọt hoạt tính gel.
- Hình dáng: Hình nêm nghiêng, vỏ gối riêng.
- Giá thành: Dao động khoảng 550.000 đồng/ sản phẩm.
Ưu điểm:
- Chất liệu gel làm mát không gây dị ứng, giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể đem đến sự thoải mái và giấc ngủ ngon.
- Vỏ gối tách riêng có thể giặt bằng máy hoặc thay mới khi muốn.
- Vì làm mát tốt nên có thể được sử dụng như một gối nêm sau phẫu thuật giúp giảm đau.
Nhược điểm:
- Độ cao gối là 20cm, hơi thấp so với những người cao trên 1m58
- Thương hiệu gối chưa phổ biến tại thị trường Việt Nam.
3.2 Gối Wey & Fly
Gối kê chân bơm hơi Wey & Fly là lựa chọn lý tưởng cho những người suy giãn tĩnh mạch thường xuyên phải đi công tác xa. Gối được thiết kế với phần vỏ từ chất liệu nhựa PVC và được bơm căng hơi khi sử dụng. Ngoài tác dụng cải thiện áp lực và tuần hoàn máu trong tĩnh mạch chân, gối giúp giảm đau đầu gối, mông và thắt lưng.

Các thông số của gối Wey & Fly gồm:
- Kích thước: Dài 60cm – rộng 54cm – cao 25cm.
- Chất liệu: Vỏ gối bằng nhựa PVC kèm theo thiết bị bơm hơi.
- Hình dáng: Hình nêm nghiêng 45 độ.
- Giá thành: Dao động khoảng 500.000 đồng/ sản phẩm.
Ưu điểm:
- Dễ dàng mang theo bên người khi cần đi xa.
- Vệ sinh dễ dàng bằng cách lau chùi bình thường.
- Quá trình bơm và xả khi nhanh chóng, đơn giản.
Nhược điểm:
- Chất liệu nhựa có thể tạo cảm giác hơi nóng, bí khi dùng.
- Dễ gặp phải lỗi rò rỉ hơi hoặc bị thủng, rách khi gặp phải va chạm mạnh, với vật nhọn.
3.3 Gối Light Ease
Gối giãn tĩnh mạch Light Ease được thiết kế thông minh với hai tay cầm, giúp bạn dễ dàng mang theo khi cần thiết. Gối được khuyên dùng cho các trường hợp: suy giãn tĩnh mạch, sau phẫu thuật thay xương đùi, thay khớp háng hay phẫu thuật ACL.

Các thông số của gối Light Ease như sau:
- Kích thước: Dài 73cm – rộng 33cm – cao 24cm.
- Chất liệu: Ruột gối bằng bọt hoạt tính và vỏ bằng nhung mềm.
- Hình dáng: Góc nghiêng 45 độ, giữa gối có rãnh trũng tương tự hình dáng bắp chân.
- Giá thành: Dao động khoảng 1.700.000 đồng/ sản phẩm.
Ưu điểm:
- Dễ dàng mang theo khi đi xa.
- Chất liệu chắc chắn, có thể chịu được tải trọng lớn.
Nhược điểm:
- Giá thành tương đối cao.
3.4 Gối Yorokobi
Gối Yorokobi là sản phẩm của Việt Nam, chất lượng cao và giá thành hợp lý. Sản phẩm được thiết kế độc quyền với những đường lượn sóng ôm trọn đường cong chân, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh trong suốt thời gian sử dụng.

Các thông số của gối Yorokobi như sau:
- Kích thước: Có 2 loại gồm: Dài 59cm – rộng 48cm – cao 28cm (Dành cho người cao trên 1m58) và Dài 55cm – rộng 48cm – cao 25cm (Dành cho người cao dưới 1m58)
- Chất liệu: PU foam cao cấp nguyên khối, vỏ gối bằng gấm.
- Hình dáng: Hình nệm lượn sóng, nghiêng 45 độ.
- Giá thành: Dao động khoảng 650.000 – 750.000 đồng/ sản phẩm.
Ưu điểm:
- Độ bền cao, có thể dùng được 7 – 10 năm.
- Độ đàn hồi tốt, không bị biến dạng theo thời gian.
Nhược điểm:
- Vỏ gối bằng gấm dễ trơn trượt, khó giữ chân thoải mái trên gối.
3.5 Gối Clara
Gối kê chân Clara được sử dụng như một loại gối đa năng. Ngoài hỗ trợ cho người suy giãn tĩnh mạch, gối Clara có thể dùng cho người trào ngược dạ dày hay gối ôm bà bầu.
Các thông số liên quan đến gối Clara gồm:
- Kích thước: Dài 60cm – rộng 60cm – cao 26cm.
- Chất liệu: Ruột gối chất liệu PU cao cấp.
- Hình dáng: Hình nêm phẳng, nghiêng 45 độ.
- Giá thành: Dao động khoảng 900.000 đồng/ sản phẩm.
Ưu điểm:
- Không bị xẹp lún khi sử dụng thời gian dài.
- Vỏ gối dễ tháo rời để vệ sinh.
- Có thiết kế chống trượt, dễ dàng giữ chân cố định trên gối.
Nhược điểm:
- Vỏ gối có chất liệu vải thấm hút mồ hôi kém, dễ gây nóng bí khi dùng.
3.6 Gối Ema
Gối giãn tĩnh mạch Ema được thiết kế với độ dốc lý tưởng, hỗ trợ tối đa quá trình máu lưu thông từ chân về tim, giúp giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sau khi sử dụng.

Các thông số của gối Ema gồm:
- Kích thước: Dài 65cm – rộng 60cm – cao 18cm.
- Chất liệu: Ruột gối có chất liệu PU foam, vỏ gối có chất liệu jacquard.
- Hình dáng: Hình nêm phẳng, nghiêng 45 độ.
- Giá thành: Dao động khoảng 700.000 đồng/ sản phẩm.
Ưu điểm:
- Bề mặt gối được thiết kế các lỗ tạo cảm giác thoáng khí, tránh hầm bí khi sử dụng.
- Vỏ gối hai lớp dễ tháo rời để vệ sinh.
- Giá thành không quá cao.
Nhược điểm:
- Thương hiệu đã có hàng nhái trên thị trường nên dễ bị mua nhầm.
3.7 Gối Hanako
Gối Hanako là lựa chọn phù hợp cho những người suy giãn tĩnh mạch có chiều cao dưới 1m50. Với thiết kế gối có độ dốc phù hợp, gối Hanako vừa hỗ trợ giảm áp lực cho tĩnh mạch chân đồng thời đem lại cảm giác thoải mái, tự nhiên khi sử dụng.

Các thông số của gối Hanako gồm:
- Kích thước: Dài 55cm – rộng 39cm – cao 22cm.
- Chất liệu: Ruột gối có chất liệu PU foam.
- Hình dáng: Hình nêm phẳng, nghiêng 45 độ.
- Giá thành: Dao động khoảng 635.000 đồng/ sản phẩm.
Ưu điểm:
- Độ bền tốt, có thể lên đến 5 – 7 năm.
- Độ đàn hồi tốt, ít sụt lún khi sử dụng.
Nhược điểm:
- Không phù hợp với những người có chiều cao trên 1m50.
Gối giãn tĩnh mạch là thiết bị hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng chân đau nhức, phù nề, nặng mỏi. Tuy nhiên, sản phẩm này không có tác dụng điều trị nên không thể thay thế các thiết bị y tế chuyên dụng. Người bệnh chỉ nên sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ, kết hợp trong phác đồ điều trị để tăng cường hiệu quả.