Gần đây, có một số thông tin lan truyền rằng lá thành ngạnh có thể giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch. Nhưng liệu điều này có cơ sở khoa học hay chỉ là suy đoán chưa được kiểm chứng? Hãy cùng tìm hiểu thực hư trong bài viết dưới đây.
Một vài nét về cây thành ngạnh
Cây thành ngạnh (Cratoxylum formosum), còn được gọi với nhiều tên khác như Lành ngạnh, Cúc lương, Ngành ngạnh, Cây đỏ ngọn, Mạy tiên, thuộc họ Hypericaceae (Ban âu).
Cây thành ngạnh phân bố rộng rãi ở các vùng rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới Việt Nam, chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Cây thường mọc hoang ở rừng thứ sinh, ven suối, đồi thấp hoặc được trồng làm cây cảnh, cây bóng mát.
Theo Đông y, cây thành ngạnh có tác dụng kiện tỳ vị, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiêu hóa, thường dùng để chữa nóng trong, tiêu chảy, viêm ruột, tăng huyết áp, mệt mỏi. Dân gian còn sắc lá uống giúp thanh nhiệt, chống lão hóa, hỗ trợ hồi phục vết thương, trong khi vỏ cây được dùng để trị đau bụng và một số bệnh viêm nhiễm.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy cây thành ngạnh có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng cường tuần hoàn não và hỗ trợ hệ thần kinh. Dịch chiết của cây có khả năng chống đông máu, cải thiện lưu thông tuần hoàn và bảo vệ mạch máu. Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và hỗ trợ phòng ngừa ung thư.
Lá thành ngạnh có dùng để chữa suy giãn tĩnh mạch không?
Trong các tài liệu y học cổ truyền, không có ghi chép nào cho thấy cây này có tác dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Qua các nghiên cứu khoa học cho thấy một số tác dụng dược lý của cây thành ngạnh, như khả năng cải thiện lưu thông máu, chống oxy hóa và bảo vệ mạch máu . Về mặt lý thuyết những tác dụng này có thể mang lại lợi ích cho người bị suy giãn tĩnh mạch, vì bệnh này xảy ra do suy yếu thành tĩnh mạch, rối loạn van tĩnh mạch và ứ trệ tuần hoàn máu, dẫn đến tình trạng sưng, đau và tĩnh mạch giãn ngoằn ngoèo. Nhưng thực tế hiện chưa có nghiên cứu lâm sàng nào chứng minh trực tiếp hiệu quả điều trị của dược liệu này ở các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.
Có thể trong nhân dân, vẫn có người sử dụng lá thành ngạnh để chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch tại nhà, nhưng phạm vi áp dụng cách làm này là nhỏ lẻ, không phổ biến.
Đồng thời, khi tìm hiểu trên internet, các diễn đàn và mạng xã hội, không có chia sẻ nào về phương pháp này, cách thức áp dụng cụ thể hay ý kiến từ chuyên gia đề cập đến. Điều đó cũng có nghĩa là cách làm chưa được công nhận rộng rãi, thực hư hiệu quả tốt hay xấu đều chưa rõ ràng, nên không thể xem đây là một biện pháp đáng tin cậy để áp dụng. Nếu mắc suy giãn tĩnh mạch, hãy tham khảo bác sĩ để áp dụng các phương pháp điều trị đã được kiểm chứng, thay vì tin vào những thông tin chưa xác thực.
Thảo dược nào thực sự tốt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch?
Nhiều người tìm đến các mẹo dân gian với mong muốn cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch tại nhà. Thực tế, một số loại thảo dược và phương pháp dân gian có thể giúp giảm triệu chứng như đau nhức, sưng phù, nặng chân nhờ vào khả năng hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm viêm và tăng cường độ bền của thành mạch. Tuy nhiên, cần hiểu rõ rằng đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế điều trị y khoa và không giúp loại bỏ căn nguyên bệnh.
Dưới đây là một số thảo dược đã được nghiên cứu và sử dụng phổ biến trong hỗ trợ suy giãn tĩnh mạch:
Hạt dẻ ngựa: Chứa hoạt chất aescin giúp giảm viêm, tăng độ đàn hồi của tĩnh mạch, cải thiện tuần hoàn máu và giảm sưng phù chân.
Việt quất: Giàu anthocyanin và flavonoid, giúp bảo vệ mạch máu, giảm stress oxy hóa và tăng cường lưu thông máu.
Hoa hòe: Rutin trong hoa hòe giúp củng cố thành mạch, giảm tính thấm mao mạch và hỗ trợ giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch.
Lá bạch quả: Hỗ trợ tuần hoàn, cải thiện lưu lượng máu, giúp giảm cảm giác nặng chân, tê bì.
Lá cây phỉ (Witch Hazel): Chứa tannin và flavonoid giúp làm săn chắc tĩnh mạch, giảm sưng viêm và hỗ trợ giảm đau do giãn tĩnh mạch.
Cây đậu chổi (Butcher’s Broom): Giúp cải thiện tuần hoàn, tăng cường độ bền của thành tĩnh mạch và giảm sưng phù chân.
Mặc dù các loại thảo dược kể trên có những tác dụng hỗ trợ nhất định đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch, nhưng cách sử dụng theo dân gian như đun sắc, ngâm rượu hay pha trà thủ công có thể không chiết xuất được đầy đủ những hoạt chất quan trọng. Nhiều dược chất có thể bị biến đổi hoặc mất đi do quá trình chế biến không đúng cách, dẫn đến hiệu quả không ổn định.
Do đó, thay vì chỉ dựa vào các mẹo dân gian, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, có thành phần từ các thảo dược này và được bào chế với công nghệ hiện đại để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn.
Một trong những sản phẩm được tin dùng hiện nay là Dulcit – Viên uống hỗ trợ suy giãn tĩnh mạch nhập khẩu từ Pháp.
Dulcit sở hữu công thức kết hợp 3 thảo dược đã được khoa học chứng minh về hiệu quả:
- Chiết xuất hạt dẻ ngựa – Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, cải thiện lưu thông máu.
- Chiết xuất đậu chổi – Giúp giảm sưng, viêm, hỗ trợ giảm tình trạng ứ trệ máu tĩnh mạch.
- Bột lá cây phỉ – Có tác dụng làm se mạch, hỗ trợ giảm cảm giác đau nhức, nặng chân.
Dulcit là sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thảo dược và được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu ISO 9002 và AFAQ (French Quality Assurance). Sản phẩm cũng đáp ứng các thực hành sản xuất tốt của Pháp BPF (Bonnes Pratiques de Fabrication), đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho người sử dụng.
Tại Việt Nam, Dulcit đã được Cục quản lý Dược – Bộ Y tế cấp phép lưu hành và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng trong nhiều năm qua
Dulcit phù hợp với ai?
🔹 Người bị đau mỏi chân, sưng mắt cá chân do đứng lâu (giáo viên, đầu bếp, nhân viên bán hàng…)
🔹 Người bị tê nhức, nổi mạch máu do ngồi nhiều (dân văn phòng, thợ may…)
🔹 Người có triệu chứng chuột rút, chân bồn chồn về đêm
🔹 Người bị giãn và nổi tĩnh mạch thấy rõ rệt ở chân
Mua Dulcit ở đâu?
📍 Dulcit hiện có mặt tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể xem địa điểm gần nhất TẠI ĐÂY
📦 Hoặc đặt hàng online, giao tận nhà nhanh chóng TẠI ĐÂY