Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch là một trong những cách điều trị tại nhà đơn giản, dễ thực hiện, được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không? Cùng Dulcit tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Bị suy giãn tĩnh mạch ngâm chân có tốt không?
Ngâm chân có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm tình trạng đau nhức, sưng phù, tê mỏi chân, tăng cường chức năng của các dây thần kinh và cơ bắp. Người bị suy giãn tĩnh mạch có thể ngâm chân để đẩy lùi các triệu chứng như trên, mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này cần lưu ý những vấn đề như sau:
1. Ngâm chân với nước mát
Bài viết đăng trên tạp chí nghiên cứu quốc tế IJR năm 2014 cho biết nước mát có khả năng làm co các tĩnh mạch ở chân, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, góp phần loại bỏ và ngăn ngừa tình trạng tụ máu. Ngoài ra, ngâm chân bằng nước mát còn giảm các chất trung gian hóa học gây viêm nhiễm, đẩy lùi tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau thường gặp ở người bị suy giãn tĩnh mạch.
Trong khi đó, nước nóng có tác dụng ngược lại, khiến mạch máu giãn nhanh hơn và dễ tổn thương hơn nên không phù hợp với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.
Lưu ý: Tuy mang lại nhiều hiệu quả nhưng người bệnh không nên lạm dụng phương pháp ngâm chân với nước mát do lượng mỡ vùng bàn chân, cẳng chân tương đối ít, nên khả năng giữ nhiệt kém. Việc ngâm chân với nước mát thường xuyên và kéo dài có nguy cơ làm cho cơ thể bị nhiễm lạnh và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

2. Thực hiện đúng các bước khi ngâm chân
Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch bằng nước mát được khuyến khích thực hiện 2 – 3 lần/tuần, vào buổi tối trước khi đi ngủ với những bước đơn giản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi ngâm chân:
- Chuẩn bị thau chậu có kích cỡ vừa đủ để thoải mái đặt cả hai bàn chân vào. Bạn nên dùng thau chậu riêng cho việc ngâm chân, không dùng chung thau chậu giặt quần áo vì các chất tẩy rửa, chất làm mềm vải có thể còn sót lại gây ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn đỏ, kích ứng da.
- Thau chậu cần được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trước khi đổ nước ngâm chân vào.
- Nhiệt độ của nước ngâm chân tốt nhất là từ 10 – 15 độ C. Tuyệt đối không dùng nước nóng từ 40 độ C trở lên.
- Mực nước cao trên mắt cá chân khoảng 2 cm là vừa đủ.
- Bạn có thể trải một chiếc khăn hoặc tấm thảm dưới chậu để tránh nước trong thau đổ ra sàn trong quá trình ngâm chân.
- Rửa qua chân với nước sạch.
Bước 2: Ngâm chân:
- Bạn ngồi trên ghế hoặc cạnh giường với tư thế thoải mái nhất, đặt hai bàn chân vào chậu nước.
- Thả lỏng cơ thể, giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 – 15 phút.
- Sau khi ngâm chân xong, bạn dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau khô chân.

Bước 3: Massage chân:
Thực hiện các động tác massage ngay sau khi ngâm chân làm tăng hiệu quả trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng cơ, ngăn ngừa chuột rút, mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn. Bạn có thể tham khảo các bước massage chân đơn giản dưới đây:
- Xoa đều giấm táo pha loãng vào bàn chân, bắp chân.
- Sử dụng 10 đầu ngón tay ấn sâu vào bắp chân trong khoảng 2 – 3 phút.
- Áp lòng bàn tay vào bắp chân, di chuyển theo kiểu xoay tròn từ bắp chân lên đầu gối với cường độ từ nhẹ đến mạnh.
- Đan hai bàn tay vào nhau và miết bắp chân từ dưới đi lên.
- Bấm một số huyệt từ cổ chân đến sau đầu gối như: huyệt Dũng Tuyền, huyệt Thừa Sơn, huyệt Phục Lưu, huyệt Ngụy Trung… Nếu bạn không biết chính xác vị trí các huyệt đạo thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền để được hướng dẫn.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy massage tự động giúp bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo đẩy lùi đau nhức, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bạn có thể tham khảo: 7 loại máy massage tốt cho người bị giãn tĩnh mạch
3. Không bỏ qua các lưu ý quan trọng này
Những lưu ý không thể bỏ qua khi ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch:
Không ngâm chân khi có vết thương hở:
Khi có vết thương hở ở chân hoặc xuất hiện triệu chứng lở loét trong trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng, người bệnh không được ngâm chân. Vì lúc này ngâm chân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Kết hợp với các phương pháp điều trị khác:
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn suy giãn tĩnh mạch. Ngâm chân chỉ là một phương án hỗ trợ điều trị, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và đẩy lùi các triệu chứng như đau nhức, sưng phù.
Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà khác như: dùng vớ y khoa, tập yoga, thay đổi chế độ ăn uống… tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân để kiểm soát triệu chứng một cách tốt nhất.
Các trường hợp nghiêm trọng hơn cần điều trị theo phác đồ chi tiết với các phương pháp như: phẫu thuật, chích xơ tĩnh mạch, laser…

Tham khảo thêm: Chữa suy giãn tĩnh mạch chân bằng Đông y
Bị suy giãn tĩnh mạch có nên tắm nước nóng/tắm nắng hoặc ngồi phòng xông hơi không?
Các tác động nhiệt đều có khả năng làm mạch máu giãn nở và ngăn cản quá trình vận chuyển máu hồi lưu trở về tim. Vì vậy, người bị suy giãn tĩnh mạch phải cẩn trọng khi tắm nước nóng, tắm nắng hoặc ngồi phòng xông hơi.
Khi tắm, bạn nên dùng nước mát vào mùa hè và nước có nhiệt độ ấm vừa đủ vào mùa đông sao cho cơ thể dễ chịu và không bị nhiễm lạnh, tránh dùng nước quá nóng.
Trong giai đoạn đầu, việc tắm nắng và ngồi phòng xông hơi không ảnh hưởng quá nhiều đến bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng như chân sưng phù, tĩnh mạch nổi chằng chịt dưới da, vùng da ở chân đậm màu hơn do máu ứ đọng gây loạn dưỡng… là lúc bệnh bắt đầu tiến triển. Lúc này, việc tắm nắng và ngồi phòng xông hơi tác động mạnh vào hệ thống mạch máu khiến chúng giãn ra và suy yếu hơn, máu di chuyển khó khăn làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Vì vậy, dù trong bất kỳ giai đoạn nào của suy giãn tĩnh mạch, người bệnh hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn trong thời gian dài như: tắm nắng, ngồi phòng xông hơi, đi chân trần trên nền đất nóng… Khi đi ra ngoài, bạn đừng quên che chắn đầy đủ như: mặc áo chống nắng, che ô dù, đi giày dép…
Dulcit – Giải pháp hỗ trợ cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Như đã nói ở trên, ngâm chân cần kết hợp với nhiều phương pháp khác để mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc khắc phục tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Một trong số giải pháp được nhiều chuyên gia đề cao là bổ sung thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Bạn có thể tham khảo viên uống thảo dược Dulcit – sự lựa chọn hoàn hảo giúp đẩy lùi các triệu chứng điển hình của bệnh như: đau nhức, sưng, phù nề, cảm giác nặng chân, chuột rút về đêm…
Dulcit là sự kết hợp hài hòa của bộ 3 thành phần là chiết xuất hạt dẻ ngựa, chiết xuất cây đậu chổi và bột lá phỉ tăng độ bền thành mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó cải thiện triệu chứng đau nhức, nóng rát, nặng chân, phù chân, chuột rút… do bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu gây nên.
Chiết xuất hạt dẻ ngựa từ lâu đã được sử dụng tại Pháp như một giải pháp từ thiên nhiên nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng ứ trệ máu góp phần cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Điều này đã được khẳng định qua nghiên cứu tại Đại Hoạc Italia Milano. Nghiên cứu cho thấy Aescin trong hạt dẻ ngựa có hiệu quả tương tự tất y khoa trên bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch và cũng có hiệu quả với người bị trĩ và phù nề.
Chiết xuất cây đậu chổi với hoạt chất chính là Ruscogenin 7.5mg giúp giảm cảm giác mỏi, nặng chân, nhờ đó mang lại tinh thần thoải mái, thư giãn cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính.
Bột lá cây phỉ hàm lượng 30mg giúp hỗ trợ giảm sưng, giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Không những thế, ESCOP (Hợp tác xã khoa học Châu Âu về Phytotherapy) và WHO (Tổ chức Y tế thế giới) đã công nhận việc sử dụng cây phỉ thường xuyên giúp duy trì lưu thông tĩnh mạch và làm giảm nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch sâu.
Dulcit là sản phẩm được nhập khẩu 100% từ Pháp và đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Sản phẩm phù hợp với các đối tượng sau:
- Người bị mỏi chân, đau chân, sưng mắt cá chân do phải đứng thường xuyên như giáo viên, nội trợ, đầu bếp, bán hàng tạp hóa…
- Người bị tê nhức, bồn chồn, nổi mạch máu do công việc ngồi nhiều như thợ may, phụ nữ làm việc văn phòng…
- Người bị cảm giác sưng chân, to chân, nặng chân về chiều.
- Người hay bị chuột rút, chân bồn chồn khó tả ban đêm.
Liều dùng: 2 viên mỗi ngày, sáng 1 viên, trưa 1 viên. Uống sau ăn 15 – 30 phút và sử dụng liên tục từ 3 – 6 tháng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Hiện nay, Dulcit đã có mặt tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc, mời bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt hàng và thanh toán online, giao hàng tận nhà, mời bạn xem TẠI ĐÂY