Tình trạng chân tê bì, ê mỏi ngay khi ngủ dậy vào sáng sớm khiến không ít người cảm thấy bức bối, khó chịu, thậm chí mang đến nguồn năng lượng không mấy tích cực. Nhiều người lo ngại tình trạng này xảy ra thường xuyên và lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy, sáng ngủ dậy bị tê chân có nguy hiểm không? Mời bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay.
Mục lục
1. Vì sao bị tê chân khi mới ngủ dậy?
Tê chân là tình trạng mất cảm giác một phần hoặc mất cảm giác toàn bộ ở các ngón chân, bàn chân hay cẳng chân. Triệu chứng tê bì có thể kèm theo cảm giác châm chích như kim châm, kiến bò hoặc vô lực ở chân.
Tê chân khi mới ngủ dậy có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, phổ biến là do cơ thể bất động ở một tư thế trong thời gian dài khiến hệ thống mạch màu và dây thần kinh bị chèn ép. Nếu do nguyên nhân này, tê chân sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn cử động.
Một số nguyên nhân thông thường khác cũng là điều kiện gây ra tình trạng tê chân sau khi ngủ dây:
Tư thế ngủ sai: Xảy ra khi bạn nằm nghiêng hẳn sang một bên, để vật nặng gác lên chân, tì đè chân vào một vị trí cố định khiến tuần hoàn máu trên chân bị tắc nghẽn và tăng chèn ép lên hệ thần kinh, gây ra triệu chứng tê bì chân khi thức dậy.
Liệt giấc ngủ: Xuất hiện khi não gửi tin hiệu ngăn cản các giấc mơ khi bạn đang ngủ. Tình trạng này khiến bạn không thể điều khiển cử động của cơ thể và chân tay xuất hiện tình trạng tê bì, ê mỏi.
Mất ngủ, căng thẳng: Mất ngủ và căng thẳng kéo dài khiến hệ thống thần kinh của bạn dễ rơi vào trạng thái tê liệt sau khi ngủ và khiến bạn bị tê run chân tay khi thức dậy.
2. Sáng ngủ dậy hay bị tê chân có nguy hiểm không?
Tê chân khi mới ngủ dậy không ngay lập tức gây nguy hiểm nhưng lại mang những ảnh hưởng tiêu cực đến cho người gặp phải triệu chứng này, cụ thể như:
Gây khó chịu: Cảm giác chân tê rần, nóng ran kèm theo các cảm giác dị cảm như: châm chích như kim châm, kiến bò, chân bồn chồn, vô lực tạo thành tâm lý khó chịu, bức bối và dễ cáu gắt với người xung quanh.
Cản trở vận động: Chân bị tê bì dẫn đến mất lực khiến mọi người sẽ không thể di chuyển hay cử động bình thường mà cần đợi chân phục hồi cảm giác. Điều này ảnh hưởng đến các hoạt động cơ bản của một người.
Giảm hiệu quả công việc: Chân đã bị tê bì kéo dài cả ngày khiến mọi người khó tập trung làm việc. Đặc biệt, ở những người làm công việc cần di chuyển nhiều, đứng lâu thì hiệu suất làm việc sẽ bị giảm rõ rệt.
Ảnh hưởng đến sức khỏe: Tê chân xảy ra do mạch máu và thần kinh bị chèn ép kéo dài. Tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến mất cảm giác, làm giảm chức năng dẫn truyền và điều phối của hệ thần kinh.
Triệu chứng tê chân khi ngủ dậy buổi sáng nếu xảy ra thường xuyên và kéo dài thì rất có thể đây là dấu hiệu các bệnh lý dưới đây:
Bệnh lý xương khớp: Điển hình như: thoái hóa khớp gối, thoái hoá hay thoát vị đốt sống thắt lưng khiến dây thần kinh bị chèn ép trong khi ngủ, gây ra tình trạng tê bì chân khi thức dậy.
Bệnh chuyển hóa: Thường gặp như tiểu đường hoặc xơ vữa lòng mạch gây cản trở tốc độ dẫn truyền hệ thần kinh, tổn thương bao myelin, tắc nghẽn mạch máu dẫn đến thiếu dinh dưỡng và oxy đến nuôi dưỡng hệ thần kinh ngoại biên. Tình trạng này khiến chân bị tê mỏi, châm chích như bị kim châm.
Bệnh tim mạch: Điển hình nhất là suy giãn tĩnh mạch khiến máu bị ứ đọng ở chân, không thể trở về hệ tuần hoàn dẫn đến thiếu dinh dưỡng và oxy đến nuôi dưỡng hệ thần kinh ngoại biên, gây tê bì chân.
Việc bạn chủ quan và bỏ qua triệu chứng này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý tiến triển, gây biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe.
Như vậy, tê chân khi mới ngủ dậy dù xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý cũng đều được kiểm soát sớm, tránh tạo thành những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày. Nếu chưa hiểu rõ nguyên nhân khiến mình gặp phải tình trạng này, bạn cần chủ động thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị.
3. Cách khắc phục chứng tê chân khi mới ngủ dậy
Tình trạng tê chân xuất hiện vào buổi sáng hoàn toàn có thể được kiểm soát thông qua một số biện pháp dưới đây:
3.1 Điều chỉnh tư thế ngủ
Bạn có thể ngủ nghiêng trái, nghiêng phải hoặc nằm ngửa tùy theo sở thích của mình, miễn sao cơ thể có cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, những người hay bị tê chân khi mới ngủ dậy cần lưu ý một số điều dưới đây:
Nên nằm nghiêng nếu bạn có các bệnh lý về cột sống. Khi nằm nên kê một chiếc gối mỏng giữa hai đầu gối để hạn chế áp lực lên phần lưng – hông, gây chèn ép vào hệ thần kinh, dẫn đến đau lưng, tê chân, mỏi gối.
Nên nằm ngửa nếu bạn đang gặp các vấn đề về cột sống cổ, vai và gáy. Khi nằm nên kê một gối mỏng ở dưới khoeo chân để giúp phần đùi, hông, mông được thư giãn.
Nên nằm nghiêng trái kết hợp gối ôm nếu bạn đang mang thai. Tư thế này giúp tránh chèn ép lên hệ tĩnh mạch ở vùng chậu và giúp máu lưu thông đến thai nhi tốt nhất, giảm tình trạng tê bì chân.
Nên kê cao chân khi ngủ nếu bạn đang gặp các bệnh mạch máu ngoại biên như: suy giãn tĩnh mạch, xơ tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch,… Tư thế này giúp thúc đẩy máu từ chân về tim tốt hơn, giảm tê bì chân.
Nên ngủ trên các mặt phẳng có độ cứng vừa phải, không quá cứng hay quá mềm bởi có thể ảnh hưởng đến hình dáng của cột sống, gây đau mỏi lưng, tê bì tay chân khi thức dậy.
Chủ động thay đổi tư thế khi chuyển giấc, tránh để cơ thể nằm quá lâu trong một tư thế có thể gây chèn ép lên mạch máu, gây thiếu máu cục bộ, dẫn đến tê bì chân tay hay các phần khác trên cơ thể.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chọn gối kê chân cho người bị suy giãn tĩnh mạch
3.2 Xoa bóp chân
Xoa bóp chân biện pháp hiệu quả giúp giảm nhanh triệu chứng tê chân khi mới vừa ngủ dậy. Bằng cách tạo ra áp lực vừa phải, phương pháp xoa bóp giúp thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân, giảm căng thẳng cho hệ thống thần kinh, làm mềm cơ – khớp, giúp máu di chuyển đến các mô tốt hơn. Nhờ đó, thúc đẩy quá trình sửa chữa các tổn thương vi điểm trên chân, khắc phục nhanh chóng triệu chứng tê bì chân.
Cách xoa bóp chân cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần:
- Duỗi căng chân hết mức có thể, kết hợp cùng một vài động tác như xoay gập cổ chân, cử động ngón chân, xoay khớp gối tại chỗ.
- Sau đó ngồi thả lỏng trên mặt phẳng, dùng tay nắn bóp các vị trí trên chân, từ đùi xuống bàn chân với lực vừa phải.
- Chú ý tăng lực ở các vị trí bị tê mỏi hoặc mất hẳn cảm giác.
- Thực hiện 5 – 10 phút hoặc đến khi triệu chứng tê bì chân được khắc phục.
Tham khảo thêm: 7 loại máy massage chất lượng cho người hay bị đau mỏi, tê bì chân
3.3 Tập các bài tập với chân
Những bài tập kéo giãn chân kết hợp với nâng cao chân giúp thúc đẩy máu lưu thông, giải phóng hệ thống mạch máu và hệ thần kinh bị chèn ép, khai thông các điểm ứ tắc từ đó giảm nhanh triệu chứng tê bì, nhức mỏi chân. Bạn có thể thực hiện một vài động tác tập đơn giản dưới đây:
Bài tập nâng chân:
- Bạn chỉ cần nằm ngửa trên thảm tập hoặc giường, duỗi thẳng tay chân và thả lỏng.
- Tiếp đó, từ từ nâng một chân lên cao sao cho tạo thành góc vuông với mặt sàn.
- Duy trì tư thế trong khoảng 3 giây thì hạ chân xuống.
- Thực hiện tương tự với chân còn lại.
Tư thế chim bồ câu:
- Bạn ngồi trên thảm tập rồi duỗi chân trái ra sau, chân phải co lại sao cho lòng bàn chân hướng vào xương chậu.
- Điều chỉnh để 2 chân tạo thành một đường thẳng, hông vuông, đầu và ngực ngước cao, hai tay để hai bên cơ thể.
- Tiếp đó, từ từ nâng chân trái lên, dùng hai tay giữ chân trái và hít thở đều.
- Sau đó, hạ thấp đầu và ngực xuống.
- Duy trì khoảng 45 giây thì đổi bên.
Xem thêm: Các mẹo chữa tê chân đơn giản tại nhà
3.4 Tăng cường dinh dưỡng
Thiếu hụt vi chất trong cơ thể có làm cản trở hoạt động dẫn truyền của hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng của cơ – xương – khớp, dẫn đến triệu chứng tê bì, nhức mỏi chân. Vậy nên, nếu bạn bỗng nhiên bị tê mỏi chân thì nên tăng cường các dưỡng chất sau trong chế độ ăn của mình:
- Canxi: Thiếu hụt canxi khiến bạn dễ bị đau nhức và tê bì chân tay. Nếu kéo dài có thể gây ra tình trạng loãng xương, dễ gãy xương. Canxi có nhiều trong sữa, sò, nghêu, hàu,…
- Kali: Là khoáng chất giúp duy trì hoạt động của tim, dẫn truyền tín hiệu của hệ thần kinh và chức năng của não bộ. Vì vậy, thiếu Kali có thể gây tê buốt chân. Kali có nhiều trong chuối, mơ, bưởi, mận khô, nho khô,….
- Magie: Giúp ổn định hoạt động của các xung thần kinh và đảm bảo độ ổn định chắc khỏe của xương. Bạn có thể bổ sung magie qua bơ, đậu, chuối, các loại cá béo,…
- Vitamin B1: Có nhiệm vụ thúc đẩy chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể. Thiếu vitamin B1 gây ra chứng beriberi dẫn đến tê cứng đầu ngón chân, tay. Vitamin B1 có nhiều trong cơm, thịt heo, cá hồi, đậu phộng,…
- Vitamin B12: Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu, rối loạn dẫn truyền thần kinh dẫn đến tê bì tay chân. Vitamin B12 có nhiều trong: gan động vật, thịt bò, ngao, cá hồi, cá mòi,…
Thực tế, không quá khó để khắc phục tình trạng sáng ngủ dậy bị tê chân. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát triệu chứng tạm thời không giúp bạn ngăn được nguy cơ tái phát. Vì vậy, khi thấy triệu chứng tê chân xuất hiện thường xuyên và kéo dài, bạn nên chủ động đến các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị.
Bùi Thanh Sơn đã bình luận
Em hay bị tê chân khi ngồi lâu, lúc ngủ ban đêm thường hay bị bồn chồn, bứt rứt chân, muốn cựa quậy. Nhưng bắp chân không thấy nổi gân hay có tĩnh mạch phình giãn, thì có nên uống DUlcit không?
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Bạn nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra rõ ràng xem có đúng là bệnh suy giãn tĩnh mạch hay không. Bạn cần ưu tiên điều trị theo phác đồ của bác sĩ, và có thể dùng Dulcit tại nhà để hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Không nên tùy ý sử dụng sản phẩm khi chưa biết rõ bệnh của mình.
Dung đã bình luận
Tình trạng tê bì chân sau khi ngủ dậy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi không?
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Tình trạng tê bì chân sau khi ngủ dậy thường không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Nhưng bạn cũng cần chú ý xem nếu tình trạng diễn ra thường xuyên thì nên đi khám để được bác sĩ tư vấn thêm.