Sốt kèm theo tê chân tay có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau và cần được hiểu rõ để đảm bảo sức khỏe. Cùng đọc nội dung bài viết để có hướng xử lý đúng và kịp thời.
Mục lục
Sốt bị tê chân tay là như thế nào?
Trước hết cùng hiểu sốt bị tê chân tay là như thế nào?
Sốt là tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời, thường là phản ứng của hệ miễn dịch khi chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh khác. Nhiệt độ cơ thể bình thường dao động từ (36,1 – 37,2°C), và khi thân nhiệt tăng cao hơn mức này được gọi là sốt.
Tê chân tay là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác tạm thời ở các chi, có thể kèm theo cảm giác ngứa ran như bị nhiều mũi kim nhỏ châm chích. Đây có thể là triệu chứng tạm thời do tư thế ngồi hoặc đứng không đúng, hoặc là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bệnh tiểu đường, bệnh thần kinh, hoặc chấn thương.
☛ Có thể bạn quan tâm: Tê chân như kim châm có phải là bệnh?
Sốt kèm theo tê chân tay có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Đôi khi, nó có thể chỉ là phản ứng tạm thời do cơ thể mệt mỏi hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bệnh tiểu đường, bệnh thần kinh, hoặc thậm chí là viêm nhiễm.
Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.
Nguyên nhân nào dẫn đến sốt bị tê chân tay?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt bi tê chân tay như:
- Khi bạn bị ốm sốt, cũng có thể bị tê chân tay do nằm nhiều hay mệt mỏi. Trường hợp này việc tê chân tay sẽ chỉ thoáng qua và sẽ tự biến mất nhanh chóng.
- Tuy nhiên cũng có thể liên quan đến một loại vi rút cúm. Một loại virus như cúm hoặc nhiễm trùng như bệnh Lyme có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức khắp người và ớn lạnh. Cụ thể các triệu chứng bao gồm như: Đau nhức cơ thể, ớn lạnh, sốt và tê hoặc ngứa ran.
- Trong một số trường hợp bị thiếu vitamin như B12 cũng có thể dẫn đến tình trạng tê tay chân nhất là khi bạn đang bị ốm sốt.
- Tác dụng phụ của một số thuốc cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Chẳng hạn như một số thuốc kháng sinh, hormone hoặc chống viêm non-steroid có thể gây tê chân tay. Đặc biệt không sử dụng thuốc giảm đau hoặc hạ sốt trong thời gian dài hay tự ý tăng liều mà không có sự giám sát của bác sĩ.
- Cũng có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này nữa liên quan đến bệnh lý. Bao gồm dây thần kinh bị chèn ép, bệnh đa xơ cứng, viêm nhiễm trong cơ thể, như viêm khớp hoặc viêm nhiễm tại các cơ quan, hoặc có thể là đột quỵ.
Nếu bạn bị sốt kèm tê tay chân nhất là khi triệu chứng có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ. Hãy chú ý đến những triệu chứng khác mà bạn có thể gặp phải. Việc cung cấp thêm các triệu chứng có thể giúp xác định chính xác điều gì đang xảy ra.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Chân hay bị tê mất cảm giác là bệnh gì?
Sốt bị tê chân tay có nguy hiểm không?
Như đã nói ở phần trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sốt kèm bị tê chân tay. Nếu trong trường hợp đơn thuần chỉ do mệt mỏi, do ít vận động nằm nhiều thì sẽ tự hết mà không hề nguy hiểm.
Với những nguyên nhân liên quan đến cúm hay bệnh lý khác thì cần được thăm khám sớm tránh nguy hiểm có thể xảy ra.
Đặc biệt nếu bạn có tiền sự bệnh án liên quan đến các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch chân, hay đột quỵ thì điều này có thể là tình trạng nguy hiểm.
Thông thường, mức độ nghiêm trọng, tần suất và vị trí của các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân. Chúng có thể ảnh hưởng đến chân, bàn chân, bàn tay, ngón tay, cánh tay hoặc mặt. Các triệu chứng cũng có thể chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.
Bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh cho bạn.
☛ Tham khảo thêm: Tê chân như kim châm có nguy hiểm không?
Sốt kèm tê chân tay nên làm gì?
Trước hãy tìm cách thuyên giảm cả tình trạng sốt và tê tay chân ngay tại nhà như:
- Uống thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau không kê đơn như: paracetamol hoặc ibuprofen.
- Chườm khăn hạ nhiệt cơ thể
- Massage tay chân để giảm thiểu tình trạng tê nhức mỏi.
- Nghỉ ngơi và thay đổi vị trí nằm thoải mái: Điều này có thể giúp giảm căng thẳng và áp lực lên các cơ và dây thần kinh bị tê.
- Trong thời gian sốt bạn cần nghỉ ngơi và dinh dưỡng tốt để nhanh hồi phục sức khỏe tránh vận động thể dục mạnh.
Nếu các biện pháp khắc phục trên không hiệu quả bạn cần đi thăm khám sớm. Chẳng hạn như sốt không quá 2 ngày hay sốt liên tục không có xu hướng hạ khi đã uống hạ sốt, hay tình trạng tê bì chân tay ngày càng trở nặng.
Đặc biệt cần nhận biết khi nào là trường hợp khẩn cấp cần đi cấp cứu ngay lập tức. Đó là khi có kèm những triệu chứng sau:
- Triệu chứng tê nhức chỉ ở một bên cơ thể
- Nhầm lẫn, khó nói hoặc nói ngọng
- Đau ngực
- Đau đầu dữ dội
- Sốt đột ngột
- Co giật
- Buồn nôn và ói mửa
- Cổ cứng
- Tính nhạy sáng
- Da nhợt nhạt hoặc vàng
- Nhịp tim không đều
Việc theo dõi sát sao và tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi cần thiết là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hồi phục hiệu quả.
Điều trị sốt bị tê chân tay như nào?
Đối phó với tình trạng sốt kèm theo tê chân tay đòi hỏi việc xác định rõ ràng nguyên nhân gây ra. Điều này thường bao gồm việc mô tả chi tiết các triệu chứng, khám lâm sàng, và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác.
Bác sĩ sẽ cần thăm khám lâm sàng, lắng nghe mô tả triệu chứng, hỏi về các tiền sử bệnh án và có thể chỉ định các xét nghiệm máu, chụp X-quang, MRI, hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác để đánh giá tình trạng của chân tay.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, điều trị có thể bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh để chống lại nhiễm trùng, hoặc thuốc chống viêm để giảm viêm và sốt. Điều quan trọng là phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ một cách chính xác, vì mỗi trường hợp có thể yêu cầu một phác đồ điều trị khác nhau.
Nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, và duy trì một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh cũng là những yếu tố quan trọng giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch trong quá trình điều trị. Đây là những bước cơ bản để hỗ trợ quá trình hồi phục và giảm thiểu các triệu chứng không mong muốn.
Tóm lại, sốt kèm theo tê chân tay không chỉ là một hiện tượng cơ thể thông thường, mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Đây có thể là triệu chứng của một loạt các bệnh lý từ nhẹ đến nghiêm trọng, từ phản ứng phụ của thuốc đến các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm.
Việc nhận diện chính xác nguyên nhân và hiểu rõ về các triệu chứng không chỉ giúp chúng ta đối phó một cách hiệu quả với tình trạng khó chịu này, mà còn đảm bảo rằng mọi biện pháp điều trị được áp dụng là phù hợp và kịp thời, nhằm bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Chúc bạn sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.medicinenet.com/fever_and_numbness_or_tingling/multisymptoms.htm
- https://www.healthline.com/health/tingling-in-hands-and-feet
- https://www.webmd.com/brain/tingling-in-hands-and-feet
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4153140/