Tê ngón chân có thể chỉ là một phiền toái nhỏ hoặc biểu hiện của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cùng xem cách khắc phục tạm thời để giảm bớt sự khó chịu từ tình trạng này và tìm hiểu về các nguyên nhân có thể dẫn đến tê đầu ngón chân, từ đó đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp.
Mục lục
Dấu hiệu tê đầu ngón chân là như nào?
Tê đầu ngón chân có thể bao gồm cảm giác ngứa ran, châm chích và thậm chí là mất cảm giác ở đầu ngón chân. Đôi khi, tình trạng này có thể lan rộng ra cả bàn chân và bàn tay.
Cảm giác này được mô tả cụ thể như sau:
- Cảm giác như kiến bò: Đây là cảm giác châm chích, ngứa, buồn buồn giống như côn trùng bò ngay ở đầu các ngón chân. Cảm giác này có thể xuất hiện lâu hoặc thoáng qua và đột ngột. Ở mức độ nặng hơn bạn có thể cảm nhận như đang bị nhiều mũi kim nhọn châm vào. (☛ Tìm hiểu chi tiết: Tê chân như kim châm)
- Mất cảm giác: Bạn có thể mất hoàn toàn cảm giác ở khu vực này. Các đầu ngón chân không cảm nhận được nhiệt độ nóng lạnh hay bị chạm vào.
Khi bạn gặp phải các dấu hiệu này, đặc biệt nếu chúng kéo dài hoặc gây ra sự không thoải mái, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bởi tê đầu ngón chân có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau không chỉ là phản xạ tự nhiên của việc tê nhức mỏi khi đứng ngồi quá lâu mà có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn cần được chú ý.
Vậy nguyên nhân nào khiến bạn bị tê đầu ngón chân? Đọc tiếp để rõ nhé.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Chân hay bị tê mất cảm giác nguy hiểm không, là bệnh gì?
Tê đầu ngón chân nguyên nhân do đâu?
Tê ngón chân thường là dấu hiệu của vấn đề với hệ thần kinh hoặc hệ tuần hoàn ở ngón chân.
Cơ thể bạn chứa một mạng lưới thần kinh cảm giác phức tạp mang lại cảm giác xúc giác cho bạn. Khi dây thần kinh bị chèn ép, bị tổn thương hoặc bị kích thích, điều đó giống như đường dây điện thoại bị cắt và tin nhắn không thể truyền tới được. Kết quả là bị tê, có thể là tạm thời hay lâu dài.
Các nguyên nhân gây tê đầu ngón chân có thể liên quan đến các vấn đề về thần kinh hoặc vấn đề về cung cấp máu đến khu vực này có thể dẫn đến triệu chứng này. Các nguyên nhân này bao gồm:
Do giảm lưu thông máu đến ngón chân
Bạn đã bao giờ ngủ dậy với cảm giác tê mỏi ở cánh tay. (☛ Tìm hiểu chi tiết: Sáng ngủ dậy bị tê chân). Điều này cũng giống như việc ngồi chéo chân hoặc đứng trên một chân trong thời gian dài cũng có thể gây áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu, tăng cường hiện tượng tê. Vì một lý do nào đó mà lượng lượng máu đến ngón chân của bạn bị chặn cũng có thể gây tê. Điều này dễ thấy khi bạn:
- Đứng hoặc ngồi quá lâu nhất là khi ở 1 tư thế: Khi bạn đứng hoặc ngồi quá lâu mà không thay đổi tư thế, áp lực có thể được áp dụng lên các dây thần kinh và mạch máu ở chân. Điều này có thể gây cản trở lưu thông máu bình thường, làm giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho các dây thần kinh hoạt động hiệu quả.
- Do chân tiếp xúc với cái lạnh: Nhiệt độ lạnh có thể làm co mạch máu, dẫn đến giảm lưu thông máu đến các ngón chân. Điều này làm giảm oxy và dưỡng chất cần thiết cho các mô, gây ra cảm giác tê.
- Đi giày quá chật: một chiếc giày chật cũng có thể dẫn đến tình trạng này với lý giải tương tự
Lưu thông máu giảm sút có thể dẫn đến việc các dây thần kinh không gửi được tín hiệu chính xác hoặc kịp thời đến não và các bộ phận khác của cơ thể. Khi tín hiệu thần kinh bị gián đoạn hoặc chậm trễ, bạn có thể cảm nhận được sự tê cứng hoặc kiến bò ở đầu ngón chân và bàn chân.
Cảm giác này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng tê ngón chân có thể không phải là dấu hiệu của một vấn đề y tế nghiêm trọng hơn. Nếu tình trạng tê do đi giày không vừa vặn hoặc do chấn thương ở ngón chân thì triệu chứng này thường là bình thường và có thể tự khỏi.
Do tín hiệu từ dây thần kinh ở ngón chân tới não bị gián đoạn
Tê chân còn có thể liên quan các bệnh lý mãn tính như biến chứng thần kinh của tiểu đường, đa xơ cứng, hội chứng Raynaud, hội chứng Sjogren, rối loạn sử dụng rượu, các bệnh lý liên quan đến não và thần kinh, các bệnh lý truyền nhiễm như zona thần kinh, bệnh phong, giang mai, lao, HIV/AIDS, và một số nguyên nhân khác như thiếu máu do thiếu vitamin nhóm B, tổn thương dây thần kinh do nhiễm độc chì, sử dụng một số loại thuốc hoặc chất kích thích, rối loạn điện giải. Cùng xem giải thích cu thể với 1 số nguyên nhân cơ bản dưới đây:
- Biến chứng thần kinh của tiểu đường: Đây là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường, gây ra các triệu chứng như tê bì, đau rát, hoặc cảm giác như kim châm ở chân và bàn chân.
- Đa xơ cứng: Là một bệnh lý tự miễn gây tổn thương myelin – lớp bảo vệ dây thần kinh, dẫn đến sự gián đoạn của tín hiệu thần kinh và có thể gây tê chân
- Hội chứng Raynaud và Sjogren: Cả hai hội chứng này đều liên quan đến rối loạn tự miễn và có thể gây ra các triệu chứng tê chân do ảnh hưởng đến lưu lượng máu hoặc dây thần kinh.
- Rối loạn sử dụng rượu: Lạm dụng rượu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả tổn thương thần kinh ngoại biên, dẫn đến tê chân.
- Bệnh lý truyền nhiễm: Các bệnh như zona thần kinh, bệnh phong, giang mai, lao, và HIV/AIDS đều có thể gây tổn thương thần kinh và ảnh hưởng đến cảm giác ở chân.
- Thiếu máu do thiếu vitamin nhóm B: Thiếu hụt vitamin B có thể gây ra các vấn đề về thần kinh, bao gồm cả tình trạng tê chân do ảnh hưởng đến đầu dây thần kinh.
- Tổn thương dây thần kinh do nhiễm độc chì: Nhiễm độc chì có thể gây ra các vấn đề thần kinh nghiêm trọng, bao gồm cả tê chân do tổn thương dây thần kinh
- Rối loạn điện giải: Mất cân bằng điện giải trong cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng tê chân do ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh.
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu tê ngón chân kèm theo các triệu chứng toàn thân khác. Và trong mọi trường hợp, nếu tình trạng tê chân kéo dài hoặc gây ra lo lắng, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp.
Khắc phục tạm thời chứng tê đầu ngón chân
Đi lại nhẹ nhàng
Đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm tình trạng tê ở ngón chân.
Chườm nóng hoặc lạnh
Sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm tê và sưng. Nếu tình trạng tê là do viêm hoặc chấn thương, chườm lạnh có thể giảm viêm và sưng. Nếu tê do cơ bị co cứng, chườm nóng có thể giúp thư giãn cơ
Massage chân
Massage nhẹ nhàng có thể giúp giảm căng thẳng cơ bắp và cải thiện lưu thông máu.
Châm cứu
Là một phương pháp y học cổ truyền Trung Quốc, châm cứu có thể giúp giảm đau và tê bằng cách đặt kim vào các điểm cụ thể trên cơ thể.
Bấm huyệt
Tương tự như châm cứu, bấm huyệt là kỹ thuật áp dụng áp lực vào các điểm cụ thể trên cơ thể để giảm đau và cải thiện sức khỏe.
Áp dụng áp lực nhẹ lên các điểm huyệt đạo trên chân có thể giúp giảm tê và cải thiện lưu thông máu
- Huyệt ST 36
- Huyệt GB 34
- Huyệt SP 3
- Huyệt SP 8
- Huyệt BI 56
Tập thể dục nhẹ nhàng
Bạn có thể áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp giãn cơ chân. Các bài tập thiên về giãn cơ vùng chân bao gồm: nhón chân, căng bắp chân, căng gân kheo… từ đó tác động tốt đến các ngón chân. Bạn nên thực hiện giãn cơ nhẹ nhàng trong khoảng từ 5 đến 10 phút để làm nóng cơ thể và sẵn sàng cho các hoạt động khác như đi bộ.
Thực hiện các bài tập giãn cơ như duỗi cơ bắp chân và cơ đùi có thể giúp giảm tình trạng tê và cứng cơ
Ví dụ: Đứng thẳng và đi bộ trên ngón chân theo hướng dẫn sau:
- Đứng thẳng, hai chân chụm lại.
- Hai tay có thể đặt trước bụng hoặc chống hông.
- Từ từ nhón hai chân lên cho đến khi ngón chân chạm đất và gót chân nhấc lên cao.
- Trọng tâm nghiêng về phía trước, thư giãn phần thân trên.
- Lặp lại hành động này từ 20 đến 30 lần hoặc 5- 10 phút.
Ngâm chân
Ngâm chân trong nước ấm có thể giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu thông máu. Bạn cũng có thể ngâm chân với một số thảo dược hoặc muối Epson.( Muối Epson là một hợp chất hòa tan trong nước, các thành phần chính bao gồm magiê, lưu huỳnh và oxy).
☛ Tìm hiểu chi tiết: Bị tê chân ngâm gì cho nhanh khỏi?
Điều trị chứng tê đầu ngón chân như nào?
Các lựa chọn điều trị thường tập trung vào việc giảm đau và điều trị nguyên nhân cơ bản.
Điều trị triệu chứng
Mục tiêu là giảm tê và giảm đau. Tù vào mức độ có các biện pháp như:
- Nghỉ ngơi: Đơn giản là để giảm áp lực lên các dây thần kinh
- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có thể được sử dụng để tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cơ khỏe hơn có thể giúp giảm bớt sự chèn ép và ngăn ngừa tái phát. Cơ bắp khỏe mạnh cũng có thể cải thiện tính linh hoạt, phạm vi chuyển động và khả năng vận động.
- Dùng thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen.
- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được cân nhắc để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
Điều trị nguyên nhân
- Nếu nguyên nhân là do bệnh thần kinh tiểu đường, bác sĩ sẽ đề nghị dùng thuốc và phương pháp điều trị để đảm bảo lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức thích hợp. Tăng cường hoạt động thể chất và chú ý cẩn thận đến chế độ ăn uống của bạn cũng có thể hữu ích.
- Nếu tê là do dây thần kinh ở bàn chân bị chèn ép, việc thay đổi loại giày bạn mang có thể giúp ích.
- Nếu tình trạng tê có liên quan đến rượu, bạn nên ngừng uống rượu và bắt đầu dùng thuốc vitamin tổng hợp.
Ngoài ra, việc xác định chính xác nguyên nhân thông qua chẩn đoán y khoa là bước quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được kế hoạch điều trị cá nhân hóa./
Phòng ngừa tê đầu ngón chân mãn tính
Để phòng ngừa tình trạng tê đầu ngón chân kéo dài hay tình trạng mãn tính, việc kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa về bàn chân là cần thiết, nhằm đánh giá tình trạng tuần hoàn máu và phát hiện sớm các tổn thương. Bên cạnh đó, việc duy trì vệ sinh cá nhân cho đôi chân cũng rất quan trọng, bao gồm:
- Cắt móng chân thẳng đúng cách hoặc thực hiện tại các phòng khám chuyên nghiệp.
- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện kịp thời các vết cắt hay tổn thương, sử dụng gương để quan sát kỹ lưỡng lòng bàn chân.
- Sử dụng các loại tất êm, có độ đàn hồi tốt, hỗ trợ và nâng đỡ cấu trúc bàn chân.
- Chọn lựa giày dép phù hợp, rộng rãi, tạo điều kiện cho ngón chân có không gian di chuyển.
Tê ngón chân không phải là bệnh mà là triệu chứng của một bệnh khác. Việc xác định nguyên nhân gốc rễ là bước quan trọng để có hướng điều trị chính xác cho cả tê ngón chân và các triệu chứng liên quan.
Không nên coi thường triệu chứng tê ngón chân, dù đôi khi nó có vẻ không đáng lo ngại. Đây có thể là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Hãy đi thăm khám sớm nếu bạn cảm thấy lo lắng.
Tài liệu tham khảo:
- https://tcmtips.com/5-acupressure-points-for-peripheral-neuropathy/
- https://www.healthline.com/health/toe-numbness