Bất cứ ai cũng có thể từng nghe nói rằng bị chuột rút là do thiếu canxi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quá trình khởi phát và diễn biến của tình trạng này. Vậy, tại sao thiếu canxi lại bị chuột rút? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
Mục lục
1. Vai trò của canxi với cơ thể
Canxi là khoáng chất có trữ lượng lớn nhất cơ thể, chiếm 1.5 – 2% trọng lượng cơ thể. Ở người, 99% canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% ở trong máu. Hầu hết mọi người đều biết đến canxi với vai trò duy trì cấu trúc chắc khỏe của xương khớp và răng. Thế nhưng, thực tế chất khoáng này còn thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác.
Những đóng góp của canxi trong hoạt động sống của cơ thể phải kể đến như:
Đảm bảo sự chắc khỏe của hệ xương
Canxi kết hợp với phospho là thành phần cấu tạo chính của xương, giúp tăng mật độ khoáng xương. Bên cạnh đó, việc bổ sung canxi góp phần làm tăng tốc độ tạo xương, làm chậm tốc độ hủy xương, giúp duy trì xương chắc khỏe.
Duy trì cân nặng
Canxi huyết tăng cao kích thích tế bào cận giáp tăng tiết calcitonin gây chán ăn. Ngoài ra, ion canxi có khả năng kết hợp với chất béo, cholesterol trong thức ăn, qua đó ngăn chặn sự hấp thu của những chất này. Những tác động này góp phần kiểm soát cân nặng.
Hoạt động co cơ
Dây thần kinh giải phóng ion canxi tạo liên kết với các protein hoạt hóa khởi động quá trình co cơ. Mặt khác, canxi sẽ được chuyển đến các các tế bào thần kinh bị tổn thương nhằm giúp chúng hồi phục nhanh hơn.
Quá trình đông máu
Ion canxi cần thiết trong phản ứng tạo thrombin – các chất chelat canxi, được sử dụng như chất chống đông máu. Bên cạnh đó, canxi tạo cầu nối giữa các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K và phospholipid để thúc đẩy phản ứng đông máu. Hoạt động này quan trọng trong quá trình cầm máu, làm lành các vết thương hở.
Điều hòa giấc ngủ
Canxi giúp duy trì ổn hoạt động dẫn truyền tín hiệu của tế bào thần kinh, giảm kích thích tại vỏ não, góp phần duy trì một giấc ngủ ngon.
Đảm bảo miễn dịch
Canxi là thành phần đầu tiên phát hiện ra tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể và gửi thông báo kích hoạt hệ miễn dịch. Điều này lý giải tại sao những người bị thiếu canxi dễ bị ốm vặt hay mắc các bệnh theo mùa.
Điều hòa nhịp tim
Hoạt động co bóp của cơ tim bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nồng độ canxi huyết. Canxi di chuyển vào tế bào cơ tim, kích thích co bóp và tạo hưng phấn cho van tim. Khi nồng độ canxi huyết ổn định, hoạt động này co bóp của tim diễn ra một cách nhịp nhàng. Ngược lại, thiếu hụt canxi có thể gây giảm hoặc rối loạn nhịp tim.
2. Tại sao thiếu canxi lại bị chuột rút?
Chuột rút là phản xạ co rút đột ngột và tự động của một hoặc vài nhóm cơ gây ra cơn đau buốt dữ dội kèm theo cứng cơ. Phản xạ này là một dạng rối loạn thần kinh xảy ra khi có bất thường trong quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh, gây rối loạn chức năng co – duỗi của cơ bắp.
Vậy, tại sao thiếu canxi lại gây chuột rút? Nguyên nhân là do canxi là thành phần tham gia trực tiếp vào hoạt động của hệ thần kinh, đảm bảo các xung thần kinh được ổn định. Điều này quyết định phản xạ co – duỗi cơ diễn ra bình thường.
Vậy nên, khi cơ thể bị thiếu canxi tế bào cơ không nhận được hoặc nhận sai tín hiệu truyền về từ não bộ và ngược lại, não bộ cũng không nhận được thông tin chính xác từ các tế bào cơ. Quá trình này có thể khiến phản xạ co cơ không được đáp ứng hoặc đáp ứng đột ngột dẫn đến tình trạng chuột rút.
Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến chuột rút ở cơ bắp bất kỳ như: cơ bắp tay, cơ cổ tay, ngón tay, lưng, bụng, mông, đùi… Ngoài triệu chứng chuột rút, thiếu hụt canxi còn có thể dẫn đến tình trạng tê ran, ngứa ngáy xung quanh miệng và các vùng da khác trên cơ thể.
3. Dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu canxi
Canxi tham gia vào hầu hết hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, thiếu canxi cũng gây ra hàng loạt triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình nhất:
- Yếu cơ, đau nhức cơ, rối loạn cơ bắp, chuột rút.
- Đau nhức, bồn chồn trong xương.
- Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon.
- Da khô, móng tay yếu và dễ gãy.
- Tăng cảm giác đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.
- Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn nhịp tim.
- Tâm lý thất thường, hay cáu, hay quên, tính tình thất thường.
Những triệu chứng này chỉ là mang tính dấu hiệu gợi ý mà không thể khẳng định. Để xác định chính xác cơ thể có đang thiếu canxi hay không, bạn cần đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ canxi máu. Thông qua kết quả thu được, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách bổ sung và lượng canxi cần bổ sung nếu đang bị thiếu hụt.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nhu cầu cung cấp canxi tăng lên trong giai đoạn mang thai và cho con bú để hỗ trợ sự phát triển của xương ở thai nhi và nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ. Thiếu hụt canxi có thể làm tăng tăng nguy cơ gãy xương và mất răng ở mẹ và khiến hệ xương ở thai nhi kém phát triển. Đồng thời làm tăng nguy cơ sinh non.
Phụ nữ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh thường thiếu hụt canxi do cơ thể lão hóa tự nhiên, làm giảm mật độ xương. Điều này có thể dẫn tới việc suy giảm khả năng hấp thụ canxi và tăng nguy cơ loãng xương (osteoporosis).
Người mắc bệnh kém hấp thu canxi: Một số bệnh đường ruột (bệnh celiac, viêm ruột, loét dạ dày - tá tràng) có thể là nguyên nhân làm hạn chế khả năng hấp thụ canxi từ thực phẩm.
Người bị yếu thận: Chức năng thận suy giảm cũng làm ảnh hưởng tới khả năng cân bằng canxi, dẫn tới thiếu hụt vi chất dinh dưỡng này trong cơ thể.
Người có chế độ ăn thiếu hụt canxi: Những người không tiêu thụ đủ lượng canxi từ thực phẩm có nguy cơ cao bị thiếu hụt canxi. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp chế độ ăn nghèo canxi, chế độ ăn chủ yếu từ thực phẩm không chứa canxi hoặc chế độ ăn có lượng canxi không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể.
Người già: Người già thường có nguy cơ cao bị thiếu hụt canxi do quá trình lão hóa tự nhiên và giảm khả năng hấp thụ canxi từ thực phẩm. Suy giảm mật độ xương và loãng xương cũng là những vấn đề phổ biến ở nhóm này.
4. Thiếu canxi bổ sung thế nào cho đúng?
Ở người trưởng thành, nhu cầu canxi dao động trong khoảng 1.000 – 1.500mg/ ngày. Mọi người có thể bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc các sản phẩm bổ sung chuyên dụng. Tuy nhiên, cần đảm bảo lượng canxi phù hợp với nhu cầu, tránh bổ sung thiếu hoặc dư thừa có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Dưới đây là một số cách bổ sung canxi hiệu quả:
Bổ sung canxi qua thực phẩm
Canxi được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Bởi vậy, bổ sung canxi qua chế độ ăn hàng ngày được cho là phương pháp đơn giản và hiệu quả. Một số thực phẩm giàu canxi được khuyến khích sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày như:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai, sữa bột,….
- Các loại cá béo như: cá mòi, cá hồi, cá trích, cá bơn,…
- Các loại hải sản có vỏ như: nghêu, sò, ốc,…
- Các loại rau màu xanh đậm như: cải xoăn, súp lơ xanh, bắp cải,…
- Hạt và sữa từ các loại hạt như: đậu nành, hạnh nhân, óc chó,…
Khó khăn duy nhất trong việc bổ sung canxi từ chế độ ăn hàng ngày là bạn cần tham khảo chính xác hàm lượng canxi trong từng loại thực phẩm, từ đó tính toán lượng thực phẩm cần bổ sung trong mỗi bữa và tần suất sử dụng. Nếu không có quá nhiều thời gian cho việc lên thực đơn, bạn có thể lựa chọn bổ sung canxi trong các chế phẩm bổ sung canxi chuyên biệt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bổ sung canxi qua sản phẩm chuyên biệt
Ưu điểm của việc sử dụng các dòng sản phẩm bổ sung chuyên biệt là tính tiện lợi cao, có phân liều rõ ràng, dễ dàng sử dụng cho mọi đối tượng. Ngoài ra, đa số các sản phẩm đều được bổ sung thêm vitamin D, giúp hiệu suất hấp thu canxi cao hơn.
Có hai dạng canxi chính được sử dụng trong các sản phẩm bổ sung canxi là: canxi carbonate và canxi citrate. Trong đó:
- Canxi carbonate: Là dạng canxi vô cơ, được hấp thu tốt hơn trong môi trường acid. Vì vậy, bạn nên uống sản phẩm gần bữa ăn để tăng hiệu quả.
- Canxi citrate: Được hấp thu tốt nhất trong môi trường acid dạ dày thấp. Vì vậy, bạn nên uống sản phẩm khi đói.
Ngoài ra, hiện nay có nhiều dòng canxi hữu cơ giúp tối ưu hiệu suất hấp thu vào cơ thể. Bạn có thể cân nhắc sử dụng những sản phẩm này. Một lưu ý nhỏ là lượng canxi được cơ thể hấp thu tốt nhất ở mức liều 500mg/ lần. Vì vậy, nếu cần bổ sung 1.000mg/ ngày, bạn nên chỉ nhỏ số lần uống thay vì uống trong một lần.
Bổ sung thừa canxi có thể dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, táo bón và tăng nguy cơ sỏi thận. VÌ vậy, hãy bổ sung canxi với đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định.
Trên đây là nội dung giải đáp cho vấn đề: Tại sao thiếu canxi gây chuột rút? Hi vọng, bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể để lại lời nhắn dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline 1900 545 518 để được chuyên gia giải đáp.