Dạo gần đây, trên các diễn đàn sức khỏe, internet rộ lên thông tin về tỏi được ví như “thần dược” trị giãn tĩnh mạch chân vừa hiệu quả lại dễ thực hiện. Vậy thực hư về phương pháp này là như thế nào? Liệu nó có căn cứ khoa học đáng tin cậy? Hãy cùng Dulcit tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Vì sao củ tỏi được nhiều người dùng trị suy giãn tĩnh mạch chân?
Không phải ngẫu nhiên mà thông tin tỏi trị suy giãn tĩnh mạch lại ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều người bệnh tin rằng, các hợp chất sinh học trong loại củ này có khả năng điều chỉnh nồng độ oxit nitric trong máu giúp làm giãn mạch và thúc đẩy tuần hoàn tốt hơn. Đây chính là cơ chế mà củ tỏi giúp cải thiện chứng suy giãn tĩnh mạch.
Trên các diễn đàn của người bệnh suy giãn tĩnh mạch, củ tỏi được giới thiệu với hàng loạt công dụng đặc hiệu như:
- Cải thiện nồng độ cholesterol máu, nhờ đó giảm độ nhớt và giúp máu lưu thông trong lòng mạch tốt hơn.
- Chống oxy hóa giúp bảo vệ thành tĩnh mạch, ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch tiến triển.
- Chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện các triệu chứng như: đau nhức, sưng tấy, phù nề ở chân.
- Kích thích lưu thông máu, ngăn chặn biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu.
Đứng trước phương pháp dùng tỏi trị suy giãn tĩnh mạch với nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, cách làm đơn giản và quan trọng là rất nhiều tác dụng có lợi được “đồn đoán”, rất nhiều người bệnh không ngại ngần muốn “thử một lần” xem có tốt thật không. Điều này lý giải vì sao biện pháp trị giãn tĩnh mạch chân bằng tỏi ngày càng trở nên phổ biến.
Khoan nói đến thực hư về hiệu quả của phương pháp này, giả sử củ tỏi thật sự tốt cho người suy giãn tĩnh mạch thì với một lần dùng, người bệnh cũng không thể thấy rõ tác dụng. Ngược lại, nếu dùng kéo dài khi chưa hiểu rõ, người bệnh có thể đối diện với những tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên, không chỉ với củ tỏi mà bất kỳ cách nào, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
2. Cách trị giãn tĩnh mạch chân từ củ tỏi
Bên cạnh những chia sẻ “khen hết lời” về tác dụng của củ tỏi, các diễn đàn cũng rầm rộ hàng loạt công thức chữa giãn tĩnh mạch tại nhà bằng thảo dược. Dưới đây là một số cách dùng tỏi trị giãn tĩnh mạch phổ biến nhất.
2.1 Đắp tỏi
Đắp tỏi sống là cách làm đơn giản nhất được nhiều người bệnh “rỉ tai” nhau. Họ tin rằng những hoạt chất trong củ tỏi có thể thẩm thấu trực tiếp qua da, vào mạch máu và phát huy hiệu quả thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường độ bền tĩnh mạch.
Cách trị giãn tĩnh mạch bằng tỏi: Bóc vỏ, đập giập tỏi tươi, trộn với dầu oliu hoặc dầu dừa. Để hỗn hợp ngâm 12 tiếng, sau đó massage hoặc đắp trực tiếp lên vùng bị giãn tĩnh mạch chân 15 phút rồi rửa sạch. Lặp lại cách làm 2 lần/ngày.
2.2 Tỏi ngâm mật ong
Tỏi ngâm mật ong vốn là bài thuốc được sử dụng phổ biến để giảm ho, long đờm và tăng cường miễn dịch. Thế nhưng, nhiều người còn tin rằng, sự kết hợp của hai nguyên liệu này còn giúp làm sạch lòng mạch, tăng cường độ đàn hồi tĩnh mạch và giảm tình trạng ứ đọng máu trong tĩnh mạch.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch 15g tỏi tươi sau đó ngâm cùng khoảng 100ml mật ong nguyên chất trong lọ thủy tinh.
- Bước 2: Đậy kín lọ thủy tinh, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát trong vòng 14 – 20 ngày là có thể sử dụng.
- Bước 3: Uống đều đặn 2 lần/ ngày mỗi lần khoảng 1 muỗng cà phê để có hiệu quả tốt nhất.
2.3 Tỏi đen
Tỏi đen là sản phẩm lên men từ tỏi tươi. Đây được xem là vị thuốc từ tự nhiên có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Đối với người suy giãn tĩnh mạch, tỏi đen giúp thu dọn gốc tự do, bảo vệ thành mạch đồng thời tăng cường tuần hoàn máu, tránh tình trạng máu ứ đọng và hình thành huyết khối trong lòng tĩnh mạch.
Cách thực hiện:
Cách sử dụng cũng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần ăn trực tiếp 1 – 3 củ tỏi đen mỗi ngày là có thể đạt được hiệu quả bảo vệ sức khỏe.
2.4 Tỏi – dầu ô liu
Công thức tỏi kết hợp với dầu ô liu và nước cam được giới thiệu sử dụng như một loại dầu massage chuyên dụng cho người suy giãn tĩnh mạch. Theo đó, công thức này được cho rằng có khả năng làm giảm tình trạng tổn thương trên da, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn hỗn hợp gồm: 6 nhánh tỏi đã xay nhuyễn với 300ml nước cam và 2 thìa dầu ô liu, sau đó ủ trong khoảng 12 tiếng.
- Bước 2: Thoa đều hỗn hợp lên vùng chân bị suy giãn tĩnh mạch kết hợp với động tác massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút. Hoặc, người bệnh cũng có thể dùng khăn sạch nhúng vào hỗn hợp rồi đắp lên da trong 15 phút.
- Bước 3: Cách này được khuyến khích thực hiện 1 lần/ tuần.
3. Tỏi trị giãn tĩnh mạch chân có thực sự hiệu quả?
Đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh tỏi có tác dụng trị suy giãn tĩnh mạch chân. Tất cả những tác dụng với bệnh suy giãn tĩnh mạch chỉ dựa trên sự suy luận từ những nghiên cứu chung về thành phần trong củ tỏi nên không có giá trị về mặt y học.
Vì lý do này, việc người bệnh sử dụng tỏi trong điều trị suy giãn tĩnh mạch cần hết sức thận trọng. Nếu muốn thử phương pháp này, bạn có thể tăng cường lượng tỏi quá trình chế biến các món ăn hay sử dụng các sản phẩm từ tỏi đen cũng khá an toàn. Tuy nhiên, vì tỏi dễ sinh hơi trong quá trình tiêu hóa nên có thể gây đầy bụng, khó tiêu nếu dùng quá nhiều. Điều này không tốt cho người đang mắc các bệnh dạ dày, đại tràng.
Cần tuyệt đối tránh đắp tỏi tươi lên chân, đặc biệt với những người suy giãn tĩnh mạch đã có mảng bầm tím, lở loét trên da. Tỏi và các dung dịch từ tỏi có tính acid cao có thể gây nóng rát, thậm chí là gây bỏng da khiến các tổn thương trở nên nghiêm trọng. Điều này có thể khiến tổn thương bị nhiễm trùng, hoại tử, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Để đảm bảo an toàn, người bệnh không nên tự ý kết hợp tỏi vào phác đồ điều trị suy giãn tĩnh mạch và tuyệt đối không dùng tỏi để thay thế cho các phương pháp điều trị hiện tại. Cách tốt nhất, bạn nên chia sẻ mong muốn của mình với bác sĩ điều trị để được tư vấn biện pháp phù hợp với tình trạng của mình.
Đọc thêm: Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng rau má có thực sự hiệu quả?