Chân tay buồn bực là triệu chứng hết sức bình thường, vì chúng không kéo dài và không thường xuyên nên mọi người không cảnh giác. Tuy nhiên, nếu chân tay buồn bực diễn ra thường xuyên và đi kèm với một số dấu hiệu khác, nó có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Việc xác định nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến triệu chứng buồn bực chân tay bạn có thể tham khảo.
Mục lục
1. Chân tay buồn bực là như thế nào?
Triệu chứng chân tay buồn bực có thể xảy ra bất cứ khi nào, khi người bệnh đang nằm, ngồi hoặc ngừng hoạt động. Tuy nhiên, chúng thường xảy ra vào buổi tối, khu vực cổ chân, bàn chân, đùi, hoặc một số người còn xuất hiện ở cả cánh tay. Triệu chứng này được thể hiện rõ ràng:
- Xuất hiện cảm giác tê mỏi chân tay.
- Chân tay bứt rứt buồn bực như có kiến bò dưới da hoặc khó chịu buồn bực từ trong xương.
Để giảm bớt cảm giác khó chịu, người mắc chứng chân tay buồn bực phải cử động. Chính vì vậy, bệnh có thể khiến người mắc rơi vào tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ, người mệt mỏi và một số vấn đề về sức khỏe khác.
2. Chân tay buồn bực là dấu hiệu bệnh gì?
Chứng buồn bực chân tay có thể gặp ở mọi độ tuổi, từ trẻ nhỏ đến tuổi trưởng thành, người cao tuổi… Thông thường, phụ nữ mang thai, những người ngồi – nằm sai tư thế, lười vận động hoặc bị stress quá độ có thể có triệu chứng này. Tuy nhiên, buồn bực chân tay cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau dây:
2.1. Mắc chứng tay chân bồn chồn – Wittmaack – Ekbom
Hội chứng chân tay buồn bực, bồn chồn còn được gọi là hội chứng chân không yên hay bệnh Willis-Ekbom. Bệnh liên quan chủ yếu đến tình trạng rối loạn thần kinh, khi đó, người bệnh luôn có cảm giác chân tay không kiểm soát, muốn di chuyển, hoạt động, nhức nhối, khó chịu ở chân hoặc bàn chân. Chính vì vậy, khi mắc chứng chân tay buồn bực, cơ thể người bệnh thường trong trạng thái bứt rứt, khó chịu, rối loạn giấc ngủ. Bệnh thường gặp nhất là ở người cao tuổi.
Hội chứng chân tay buồn bực có mối quan hệ đặc biệt với yếu tố di truyền. Thống kê đã chỉ ra, có tới 50% số bệnh nhân mắc Willis-Ekbom (chứng chân tay bồn chồn), nếu trong gia đình có ít nhất 1 người từng mắc bệnh thì nguy cơ người thân trong gia đình mắc bệnh tăng cao, nguyên nhân được cho là do nhiễm sắc thể.
Xem thêm: Phương pháp chẩn đoán chứng bồn chồn tay chân
2.2. Bệnh suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng các tĩnh mạch ở chân bị giãn ra, phồng lên, có thể nằm nông và nổi ngoằn ngoèo dưới da, có màu tím hoặc xanh.
Theo sciencedirect.com, tỷ lệ mắc bệnh với những người trên 15 tuổi, ước tính là 10 – 15% ở nam và 20 – 25% ở nữ giới.
Chân tay buồn bực là một trong những dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Triệu chứng này thường xảy ra vào ban đêm khi người bệnh ngủ hoặc lúc chân tay không hoạt động, nghỉ ngơi. Ngoài buồn bực chân tay, người bệnh suy giãn tĩnh mạch còn gặp một số dấu hiệu dưới đây:
- Tĩnh mạch xanh nổi lên và phình ra dọc theo bắp chân, đùi, mắt cá chân, đầu gối hoặc xương ống chân.
- Chân đau nhức, nặng nề nhất là khi đứng lâu hoặc ngồi lâu.
- Căng cứng bắp chân khi vận động hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Xuất hiện các cơn chuột rút ở bắp chân
- Da khô, ngứa
- Da mỏng dần, thay đổi màu da, lở loét và nhiễm trùng mô mềm phần gần mắt cá chân.
Người ta thường nói rằng suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh do đứng lâu ngồi nhiều. Điều đó có nghĩa ít vận động là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh. Những đối tượng mắc bệnh phổ biến thường là dân văn phòng, lễ tân, nhân viên bán hàng, giáo viên…
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không chỉ gây khó chịu, đau đớn, làm hạn chế di chuyển mà còn có thể dẫn đến biến chứng lở loét da hoặc viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối.
Xem thêm: Bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?
2.3. Bệnh đau thần kinh tọa
Dây thần kinh toạ là dây thần kinh kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến các ngón chân giúp chi phối vận động và cảm giác chi dưới. Đau thần kinh tọa là cơn đau xảy ra do chấn thương hoặc kích thích dây thần kinh dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.
Cơn đau xuất phát từ cột sống thắt lưng lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá chân đến các ngón chân. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương và nguyên nhân bệnh mà triệu chứng bệnh ở mỗi người có thể khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp nhất:
- Xuất hiện đau nhói vùng thắt lưng, đau phần hông.
- Nóng rát, ngứa ran ở chân.
- Tê chân, buồn bực chân, yếu chân, khó di chuyển chân hoặc bàn chân.
- Đau chân khiến người bệnh khó đứng dậy khi đang ngồi.
- Cơn đau chân tồi tệ hơn khi ngồi, đứng trong thời gian dài.
- Đau có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai chân.
Bệnh đau thần kinh tọa gây suy giảm chức năng vận động. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn ở chân nếu bệnh không được điều trị đúng hướng và kịp thời. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị theo phương pháp phù hợp.
2.4. Bệnh về xương khớp
Các bệnh về xương khớp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chứng chân tay buồn bực. Nguyên nhân bởi một số bệnh như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp… gây chèn ép, làm tổn thương mạch máu và các dây thần kinh dẫn tới triệu chứng chân tay buồn bực, tê bì, nhức mỏi.
2.5. Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên là một thuật ngữ chung chỉ một số bệnh lý xảy ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Dây thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh giúp truyền tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ, cơ quan và mô cơ thể khác. Tổn thương thần kinh (bàn tay, bàn chân) cũng gây ảnh hưởng đến sự cân bằng dopamine của hệ thần kinh, chúng tác động kiểm soát cử động cơ và cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng chân tay buồn bực.
Chân tay buồn bực là dấu hiệu phổ biến của bệnh thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số dấu hiệu khác như:
- Yếu chân tay, tê bì chân tay, cầm nắm khó, không cảm giác.
- Nhức nhối, đau rát như điện giật khi kích thích vùng dưới da.
- Mỏi chân, đau chân gây mất ngủ, khó ngủ.
- Mất thăng bằng
- Yếu cơ, co hoặc cứng cơ
- Khó khăn khi đi bộ
- Da khô, xanh tái
- Huyết áp hoặc mạch nhanh chậm bất thường.
Bệnh thần kinh ngoại biên nếu không được điều trị đúng hướng và kịp thời có thể tiến triển nặng theo thời gian gây: teo cơ, yếu liệt chi không phục hồi, giảm hay mất cảm giác vùng da mà thần kinh ngoại biên chi phối. Chính vì vậy, khi thấy có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh những diễn biến đáng tiếc.
2.6. Bệnh chuyển hóa
Bệnh chuyển hóa tiêu biểu cần kể đến đó là bệnh tiểu đường. Đây là bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến hệ xương khớp, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khớp, viêm khớp và loãng xương. Vì vậy, chúng có thể gây ra hiện tượng chân tay buồn bực, tê bì. Khi có triệu chứng này, bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng cần phải điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
2.7. Thiếu vitamin, sắt
Thiếu sắt, vitamin B, canxi khiến xương kém linh hoạt, dễ tê bì nhức chân tay, các dây thần kinh ngoại vi hoạt động kém, chất bôi trơn trong sụn khớp giảm gây triệu chứng đau nhức, hoa mắt chóng mặt, chân tay đau nhức buồn bực.
3. Phương pháp điều trị chứng chân tay buồn bực
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ tình trạng bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp. Tuy nhiên, thông thường sẽ có ba phương pháp điều trị cho chứng chân tay buồn bực. Cụ thể như sau:
3.1. Dùng thuốc tây
Để điều trị triệu chứng chân tay buồn bực do bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:
- Thuốc làm tăng dopamine trong não: ropinirole, rotigotine, pramipexole,.. giúp điều trị chứng buồn bực chân tay mức độ vừa đến nặng. Sử dụng nhóm thuốc này có hiệu quả khi mới dùng, tuy nhiên, sau một thời gian triệu chứng sẽ quay trở lại, khi đó, bác sĩ sẽ đổi loại thuốc khác.
- Thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, gabapentin enacarbil và pregabalin… để giảm buồn bực chân tay có thể do đau thần kinh ngoại biên hoặc đau thần kinh, tiểu đường gây ra.
- Thuốc opioid: tramadol, codein, oxycodon và hydrocodon có thành phần gây nghiện giúp giảm các triệu chứng tay chân bồn chồn từ nhẹ đến nặng nếu sử dụng với liều lượng phù hợp.
- Thuốc giãn cơ và thuốc an thần: có tác dụng giúp bạn ngủ ngon hơn, giảm tình trạng mất ngủ khi bị chân tay buồn bực .
Ngoài ra, bác sĩ có thể bổ sung thêm một số loại:
- Vitamin nhóm B như: B1, B6, B12,… phòng tránh tình trạng tê mỏi kéo dài.
- Thuốc giãn mạch ngoại vi và kiểm soát đường huyết nếu nguyên nhân do bệnh tiểu đường.
Trong trường hợp nếu người bệnh sử dụng thuốc mà không đem lại hiệu quả, có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật giúp giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ chân, cổ tay để chấm dứt tình trạng buồn bực.
3.2. Dùng các bài thuốc Đông y
Sử dụng phương pháp Đông y trị chân tay buồn bực được rất nhiều người áp dụng. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y bạn có thể tham khảo:
Dùng lá lốt:
Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay hỗ trợ lưu thông khí huyết, phòng trừ phong thấp, giảm chứng buồn bực chân tay, tê bì chân tay.
Cách dùng như sau: Dùng 20 lá lốt rửa sạch đem đun cùng 500ml nước, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Dùng lá ngải cứu:
Y học cổ truyền chỉ ra rằng, lá ngải cứu có tính ấm giúp giãn nở mạch máu và hỗ trợ quá trình lưu thông khí huyết, giảm tình trạng chân tay buồn bực .
Cách dùng như sau: Dùng 1 nắm lá ngải cứu đem rửa sạch ngâm trong nước vừa đun sôi khoảng 2 – 3 phút rồi lấy xác lá ngải cứu đắp lên vùng chân tay bị buồn bực.
Dùng gừng:
Y học hiện đại nghiên cứu, trong gừng có chứa hoạt chất Gingerol, Zingiberene giúp co giãn mạch máu, kích thích vận chuyển máu đến các chi.
Cách dùng như sau: Lấy 1 củ gừng to, rửa sạch, giã nát đem hòa cùng 1 chậu nước ấm, hòa thêm vài hạt muối. Ngâm phần chân buồn bực vào chậu nước gừng 15 – 20 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm triệu chứng khó chịu.
3.3. Dùng biện pháp hỗ trợ
Ngoài sử dụng các bài thuốc Đông y hay sử dụng thuốc Tây thì người bệnh có thể dùng một số biện pháp hỗ trợ dưới đây để giảm triệu chứng chân tay buồn bực:
Vận động hợp lý
Có thói quen vận động hợp lý, chơi các môn thể thao nhẹ nhàng hoặc thường xuyên đi bộ trong ngày giúp tăng cường sức khỏe, giãn gân cốt, lưu thông khí huyết, giảm triệu chứng chân tay buồn bực .
Xoa bóp tay chân
Trước khi đi ngủ, nhẹ nhàng duỗi chân xoa bóp massage các vị trí hay bị buồn bực như bắp chân, bàn chân, cổ chân, cổ tay cho nóng lên sẽ giúp ngủ ngon hơn, hạn chế tình trạng buồn bực tê bì chân tay.
Tắm nước ấm
Tắm nước ấm giúp lưu thông khí huyết, giãn các cơ gân cốt, kích thích tuần hoàn máu, giảm stress, thư thái đầu óc giảm áp lực giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn và giảm tình trạng chân tay buồn bực.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
- Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, ăn những thực phẩm giàu vitamin C như: ổi, cam, dứa…
- Không sử dụng kích thích thích: đồ uống bia, rượu, thuốc lá,…
- Có thói quen đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, dậy sớm.
- Tập thể dục điều độ, thường xuyên, tránh tập với cường độ quá mạnh hoặc tập sát giờ đi ngủ.
Cảnh báo: Rượu có thể khiến hội chứng chân không yên nặng hơn
5. Cách phòng ngừa buồn bực tay chân tái phát
Theo các chuyên gia, để ngăn chặn tình trạng chân tay buồn bực, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Nên có thói quen tập thể dục thường xuyên, có thể đi bộ đều đặn, tập dưỡng sinh, yoga.
- Thường xuyên xoa bóp chân tay giúp khí huyết lưu thông, tránh tê bì buồn bực chân tay.
- Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, hạn chế đồ uống có chất kích thích như bia, cà phê, rượu…
- Tránh thức khuya, dậy sớm, nên đi ngủ vào khung giờ cố định.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh stress, căng thẳng kéo dài.
Kim Dung đã bình luận
E bị bồn chồn chân khi ngủ, kê gối cao vẫn ko đỡ, bs có cách nào giúp e thoải mái hơn khi ngủ ko ạ
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Hội chứng chân bồn chồn có các triệu chứng không rõ ràng, sinh ra lo lắng và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để cải thiện, bạn có thể làm 2 việc sau:
1/ Đi khám giãn tĩnh mạch, nếu bị giãn tĩnh mạch thì bạn điều trị bằng thuốc sẽ bớt hoặc hết hoàn toàn cảm giác bồn chồn, chuột rút,
2/ Tăng vận động đi lại, tránh tình trạng ứ trệ máu tĩnh mạch, bạn đi bộ 15 phút mỗi ngày, hoặc tập bài tập gác chân lên tường 20 phút mỗi ngày.
Ngoài ra có thể có một số nguyên nhân khác sinh ra tình trạng chân bồn chồn, bạn nên theo dõi thêm. Nếu các biện pháp tôi khuyên không đỡ, đề nghị đi khám bệnh để xác định rõ hơn.