Những cơn đau nhức, phù nề và sưng tấy ở chân thôi thúc người bệnh luôn tìm kiếm các liệu pháp để “thoát khỏi” căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Một trong những biện pháp được nhiều người bệnh rỉ tai nhau nhiều nhất đó là cách chữa giãn tĩnh mạch bằng giấm táo. Vậy, phương pháp này có thật sự hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi khám phá bí mật này trong nội dung dưới đây.
Mục lục
1. Cách chữa giãn tĩnh mạch bằng giấm táo
Để dùng giấm táo trị giãn tĩnh mạch chân, có rất nhiều cách sử dụng được đề xuất trên các nền tảng tìm kiếm, các diễn đàn hay người bệnh giới thiệu cho nhau. Dưới đây là một số cách đơn giản và phổ biến nhất:
1.1. Xoa trực tiếp
Người bệnh chỉ cần nhỏ vài giọt giấm táo lên vùng chân bị giãn tĩnh mạch, sau đó dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng khu vực theo chuyển động tròn đều trong vòng vài phút. Cách làm này được cho là có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm triệu chứng đau nhức, tê mỏi, nặng nề ở chân.
1.2. Đắp lên da
Người bệnh dùng một miếng gạc vô trùng, nhúng vào giấm táo nguyên chất rồi đặt lên vùng chân bị giãn tĩnh mạch trong vài phút. Sau đó, bỏ miếng gạc ra kết hợp xoa bóp chân nhẹ nhàng. Cách làm này được cho là giúp giảm bớt cảm giác nặng mỏi, khó chịu trên chân đồng thời làm se tĩnh mạch, hạn chế hiện tượng tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo trên chân.
1.3. Giấm táo kết hợp cùng lô hội
Người bệnh tiến hành trộn 3 muỗng gel lô hội với nửa củ cà rốt và nửa ly giấm táo. Sau đó, nhẹ nhàng thoa hỗn hợp vừa chuẩn bị lên vùng da bị giãn tĩnh mạch kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng theo hướng từ cổ chân lên phía đùi. Cuối cùng, rửa sạch chân cùng nước ấm sau khoảng 30 phút.
Cách làm này được cho là có tác dụng kích thích tuần hoàn máu từ chân về tim, cải thiện triệu chứng đau nhức, phù nề, sưng tấy hay tĩnh mạch phình lồi trên chân.
1.4. Giấm táo kết hợp với băng y tế
Người bệnh dùng một miếng băng y tế nhúng vào trong nước giấm táo nguyên chất, sau đó buộc miếng băng này vào cẳng chân hoặc đùi trong khoảng 30 phút. Hết thời gian, người bệnh tháo bỏ băng và rửa chân với nước mát. Phương pháp này được giới thiệu có tác dụng ngăn máu ứ đọng ở tĩnh mạch chân, từ đó hạn chế triệu chứng phù nề, đau mỏi, sưng tấy ở chân hiệu quả.
1.5. Uống giấm táo
Ngoài cách sử dụng tại chỗ, người bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng có thể bổ uống giấm táo để điều trị bệnh lý này. Theo đó, người bệnh chỉ cần thêm một vài thìa cà phê giấm táo vào một cốc nước ấm và uống vào ngay trước bữa ăn. Để cải thiện hương vị, bạn cũng có thể cho thêm một chút mật ong vào cốc nước giấm táo này.
Cách làm này được giới thiệu có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm giúp ngăn ngừa tình trạng viêm tĩnh mạch và hạn chế hình thành huyết khối tĩnh mạch. Ngoài cách uống trực tiếp, người bệnh cũng có thể sử dụng giấm táo như một loại gia vị trong các món ăn hàng ngày của mình để tăng hiệu quả.
2. Dùng giấm táo chữa giãn tĩnh mạch có thật sự hiệu quả?
Giấm táo là một sản phẩm lên men có nguồn gốc từ táo với thành phần chính là acid acetic, các hợp chất chống oxy hóa và các loại vitamin nhóm B, vitamin C. Trên thực tế, giấm táo đã được sử dụng như một bài thuốc truyền thống của các nước phương Tây từ cách đây hơn 5000 năm.
Những hoạt chất trong giấm táo được cho rằng có tác dụng chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do, cải thiện lưu thông máu. Đây là lý do nhiều người tin rằng chế phẩm này có khả năng chữa trị chứng suy giãn tĩnh mạch, giảm đường huyết và kiểm soát cân nặng.
Một nghiên cứu năm 2016 được thực hiện trên 120 bệnh nhân với bằng cách hướng dẫn người bệnh bôi giấm táo lên vùng chân bị giãn tĩnh mạch kết hợp nâng cao chân 45 độ trong vòng 30 phút, tần suất 2 lần/ ngày, kéo dài trong vòng 1 tháng. Kết quả cho thấy, phương pháp này giúp cải thiện các triệu chứng như: sưng đau, phù nề, tê ngứa, nhức mỏi, nặng nề và rối loạn sắc tố ở chân.
Sau nghiên cứu, các chuyên gia đã đưa ra đánh giá như sau: Trong giấm táo chứa hợp chất polyphenolic có lợi cho sức khỏe tĩnh mạch. Vì vậy, việc sử dụng giấm táo như một chất bổ sung cho phương pháp điều trị bảo tồn có thể cải thiện triệu chứng và tâm lý căng thẳng của bệnh nhân mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng hiệu quả tích cực của người bệnh còn đến từ hoạt động kê cao chân 45 độ trong suốt thời gian nghiên cứu. Nâng chân cao hơn tim buộc máu chảy đúng hướng và không đọng lại trong tĩnh mạch, qua đó cải thiện tình trạng sưng và đau do giãn tĩnh mạch. Như vậy, nghiên cứu này chưa hoàn toàn đánh giá được hiệu quả thực sự của giấm táo trong điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Quay trở lại câu hỏi: Dùng giấm táo điều trị suy giãn tĩnh mạch có thật sự hiệu quả? – Câu trả lời là: Có thể. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về giấm táo trị giãn tĩnh mạch còn ít và chưa chứng minh được tính xác thực của các phản hồi từ người bệnh về hiệu quả của giấm táo. Vì vậy, người bệnh có thể thử áp dụng phương pháp này nhưng không nên đặt quá nhiều kỳ vọng, càng tuyệt đối không được dùng giấm táo thay thế chỉ định của bác sĩ.
Một số lưu ý khi bạn áp dụng giấm táo lên vùng da bị giãn tĩnh mạch như sau:
- Không lạm dụng giấm táo lên chân bị giãn tĩnh mạch, bạn chỉ nên thoa từ 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 30 phút.
- Không uống hoặc ăn quá nhiều giấm táo và không dùng giấm táo cách xa bữa ăn vì giấm táo có tính acid có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu,…
- Dùng giấm táo lên vùng da nhỏ để thử phản ứng dị ứng hoặc kích ứng trước khi áp dụng trên toàn bộ chân.
- Những người bị khô chân khi dùng giấm táo nên bôi một lớp dưỡng ẩm trước khi bôi giấm táo.
- Những người bị lở loét da, có hiện tượng dị ứng, kích ứng với giấm táo không nên áp dụng cách này.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn.
Xem chi tiết về nghiên cứu của giấm táo với suy giãn tĩnh mạch tại: ncbi.nlm.nih.gov
Đọc thêm:
- Chữa giãn tĩnh mạch bằng diếp cá có hiệu quả không?
- Gừng có tác dụng gì với bệnh giãn tĩnh mạch chân?
- Tỏi trị giãn tĩnh mạch chân có tốt như “lời đồn”?
3. Viên uống Dulcit – Giải pháp an toàn cho người giãn tĩnh mạch
Như vậy, hiệu quả của giấm táo trong trị giãn tĩnh mạch là không chắc chắn. Vậy nên, trong những trường hợp suy giãn tĩnh mạch tiến triển, phương pháp này thường không được các bác sĩ khuyến khích thực hiện. Thay vào đó, người bệnh được đề nghị điều trị theo phác đồ chuyên biệt kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và các sản phẩm dành riêng cho người suy giãn tĩnh mạch có nguồn gốc thảo dược.
Viên uống thảo dược Dulict được nhập khẩu nguyên hộp từ Holistica – Pháp là lựa chọn của hàng chục nghìn người bệnh trong hơn 10 năm qua tại Việt Nam. Sản phẩm được kết hợp từ bộ 3 thảo dược chuyên biệt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch gồm:
Chiết xuất cây dẻ ngựa: Chứa 40mg Aescin có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch, được chứng minh giúp giảm 60 – 80% các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chỉ sau 4 – 12 tuần sử dụng.
Chiết xuất cây đậu chổi: Chứa 7.5mg ruscogenin đã được nghiên cứu có tác dụng “thắt chặt” tĩnh mạch suy giãn, cải thiện tuần hoàn từ đó giảm nhanh triệu chứng và ngăn suy giãn tĩnh mạch tiến triển.
Bột lá cây phỉ (30mg): Là thảo dược có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ, đóng vai trò ngăn ngừa viêm tĩnh mạch, hiệu quả trong phòng và điều trị suy giãn tĩnh mạch mãn tính.
Viên uống Dulcit được các chuyên gia khuyên dùng bởi hàng loạt ưu điểm vượt trội như:
- Thành phần 100% từ thảo dược, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người sử dụng.
- Chất lượng thảo dược và công nghệ chế biến độc quyền từ Holistica – Pháp, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Châu Âu.
- Đã được nghiên cứu và chứng minh tính an toàn, hiệu quả qua thực tế sử dụng.
- Cách dùng đơn giản, liệu trình ngắn chỉ khoảng 1 – 3 tháng, phân liều rõ ràng cho từng đối tượng.
Hiện nay, Viên uống thảo dược Dulcit đã được phân phối tại hơn 2000 nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh quan tâm có thể tìm mua sản phẩm tại các điểm bán gần mình nhất TẠI ĐÂY.