Gừng từ lâu đã được biết đến là một loại thảo dược tự nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là trong việc cải thiện tuần hoàn máu. Nhiều người tin rằng gừng có thể hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả nhờ vào đặc tính kháng viêm và giảm sưng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng gừng một cách an toàn. Trước khi áp dụng phương pháp này, hãy cẩn thận với 4 cảnh báo quan trọng mà chúng tôi chia sẻ sau đây.
Mục lục
Nghiên cứu khoa học về tác dụng của gừng
Gừng có các đặc tính có thể mang lại lợi ích cho những người bị giãn tĩnh mạch, chủ yếu nhờ vào tác dụng chống viêm và tăng cường tuần hoàn. Tuy nhiên, gừng không phải là phương pháp chữa trị và nên được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ bổ sung. Dưới đây là các nghiên cứu đề cập tới tác dụng của gừng liên quan đến bệnh lý về tim mạch:
1. Theo một nghiên cứu của TS.Bs Jason Gold thuộc tổ chức Foot Ankle & Leg Vein Center [1] thì gừng có tác dụng:
- Cải thiện tuần hoàn máu:
Gừng có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu. Nó giúp giảm huyết áp, hỗ trợ dòng máu lưu thông dễ dàng hơn qua các tĩnh mạch. Gừng cũng có thể làm giãn nở mạch máu, cải thiện tuần hoàn. Tính chất làm loãng máu của gừng giúp tăng cường lưu thông máu. - Chống viêm và giảm đau nhức:
Gừng chứa các hợp chất như gingerol và shogaol có tính chất chống viêm. Những hợp chất này giúp giảm viêm ở các mạch máu và làm dịu các triệu chứng của giãn tĩnh mạch.
2. Theo bài báo Varicose Veins: Emerging Herbal Drug Treatments [2] công bố trên tạp chí Medicinal Plants and Herbs thì gừng có tác dụng:
- Chống oxy hóa:
Các hợp chất phenolic trong gừng hoạt động như chất chống oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do có hại, ngăn ngừa tổn thương mạch máu. - Phân giải fibrin:
Gừng có thể hoạt động như một chất phân giải fibrin, giúp phá vỡ fibrin và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong viêm tĩnh mạch huyết khối.
3. Theo bài báo của tác giả Chao Li đăng trên tạp chí Food & Function [3] thì gừng có tác dụng:
- Bảo vệ mạch máu:
Gừng có thể giảm căng thẳng oxy hóa và viêm trong hệ mạch máu. Nó cũng hỗ trợ tăng cường tổng hợp nitric oxide và ức chế sự tăng sinh của tế bào cơ trơn mạch máu. Ngoài ra, gừng có khả năng làm giảm căng thẳng ferroptotic trong các tế bào cơ trơn mạch máu bị suy giảm.
3 cách chữa giãn tĩnh mạch bằng gừng
Dưới đây là 3 cách sử dụng gừng hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch. Theo dược sĩ Trang Nguyễn [4] thì các phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ với trường hợp bệnh nhẹ và vừa, và không thể thay thế phương pháp điều trị y tế.
Cách 1: Uống trà gừng mật ong
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 – 3 lát gừng tươi.
- 1 cốc nước sôi.
- 1 thìa cà phê mật ong.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho 2 – 3 lát gừng tươi đã cạo sạch vỏ vào cốc. Thêm nước vừa đun sôi.
- Bước 2: Chờ 4 – 5 phút để gừng ngấm nước.
- Bước 3: Thêm một chút mật ong, khuấy đều.
Chú ý:
- Uống đúng liều lượng: Chỉ nên dùng 2-3 lần/tuần hoặc thêm gừng vào món ăn. Lạm dụng sẽ gây nóng rát, kích ứng tiêu hóa hoặc các bệnh lý dạ dày.
- Đối tượng không nên dùng nhiều gừng:
- Phụ nữ mang thai.
- Người bị rối loạn đông máu, loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày.
- Người đang dùng thuốc làm loãng máu.
Cách 2: Chườm nóng bằng gừng và muối
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 củ gừng tươi.
- 1 thìa cà phê muối.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Thái nhỏ, thêm nước rồi cho vào nồi đun sôi.
- Bước 2: Bỏ phần gừng đã đun sôi và muối vào một chiếc khăn mỏng.
- Bước 3: Chườm khăn lên vùng tĩnh mạch bị suy giãn.
Chú ý:
- Không dùng nhiệt độ cao: Tránh chườm nóng hoặc massage với tinh dầu nóng, vì có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch yếu, khiến tình trạng nặng hơn.
- Không sử dụng khi có vết thương hở: Tuyệt đối không bôi gừng lên vùng da bầm tím, lở loét vì dễ gây nhiễm trùng.
Cách 3: Massage bằng tinh dầu gừng
Nguyên liệu:
- 5 – 10 giọt tinh dầu gừng (có thể dùng dầu dừa, dầu oliu hay dầu jojoba đều được)
- 30ml dầu dẫn
Cách thực hiện:
- Trộn 5-10 giọt tinh dầu gừng với 30ml dầu dẫn. Khuấy đều để hỗn hợp được đồng nhất.
- Cho hỗn hợp vào một bát nhỏ và ngâm vào nước ấm. Để hỗn hợp ấm lên giúp tăng cường hiệu quả của tinh dầu.
- Thoa một lượng nhỏ hỗn hợp tinh dầu bắp chân và bàn chân
- Dùng các đầu ngón tay massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn từ mắt cá chân lên đến đầu gối.
- Tập trung vào các vùng bị đau nhức hoặc sưng tấy.
- Massage trong khoảng 10-15 phút.
- Dùng khăn mềm lau sạch phần tinh dầu còn sót lại trên da.
Chú ý:
- Pha loãng tinh dầu gừng: Dùng tinh dầu gừng pha với nước mát để ngâm chân hoặc tắm, thay vì làm nóng tinh dầu.
- Kết hợp dầu dẫn: Sử dụng dầu dừa hoặc dầu ô liu khi massage để tránh kích ứng da.
Tham khảo:
- https://www.bocaratonfootcare.com/improve-blood-circulation-in-veins-with-ginger/
- https://jscholaronline.org/articles/JMPH/Varicose-Veins-Emerging.pdf
- https://pubs.rsc.org/en/content/articlelanding/2021/fo/d0fo02210a/
- https://www.youtube.com/watch?v=ciSZhrqaCqM