Mặc dù các liệu pháp tự nhiên không giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch nhưng nếu áp dụng đúng cách, nó có thể giúp các triệu chứng trở nên dễ chịu hơn. Dầu ô liu là một trong những sản phẩm được rất nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng bởi những lợi ích kinh điển mà nó mang lại cho sức khỏe. Thế nhưng, phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Cách chữa giãn tĩnh mạch bằng dầu ô liu
Có nhiều cách sử dụng dầu ô liu được giới thiệu là có khả năng kiểm soát các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Dưới đây là một số cách đơn giản và phổ biến nhất:
Massage với dầu ô liu
Massage chân với dầu ô liu được cho là cách giúp cải thiện lưu thông máu, giảm tình trạng sưng tấy, phù nề và đau nhức ở chân.
Cách thực hiện như sau:
- Nhỏ vài giọt dầu ô liu vào lòng bàn tay, xoa đều.
- Dùng hai lòng bàn tay xoa bóp chân theo chiều từ cổ chân lên bắp đùi.
- Thực hiện trong khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày.
Ngoài cách sử dụng dâu ô liu nguyên chất, nhiều người bệnh còn lựa chọn kết hợp dầu ô lịu cùng vitamin E với mong muốn tăng cường tác dụng tuần hoàn máu và phục hồi các tổn thương trên da cũng như thành mạch.
Kết hợp dầu ô liu và tỏi
Sự kết hợp dầu ô liu và tỏi được cho là sẽ tạo ra một kết cấu tương tự như kem trị suy giãn tĩnh mạch có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện máu lưu thông. Điều này giúp giảm triệu chứng đau nhức, phù nề chân và ngăn ngừa viêm tĩnh mạch.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy 12 tép tỏi bóc vỏ, sau đó rửa sạch rồi giã nhuyễn.
- Trộn tỏi vừa giãn với khoảng 100g dầu ô liu và nước cốt của một quả chanh.
- Trút hỗn hợp thu được vào một bình thủy tinh, đậy nắp kín và để qua đêm ở nơi thoáng mát.
- Sáng hôm sau, dùng rây lọc bỏ phần tỏi có kích thước lớn và trữ lại phần dầu thu được trong hộp thủy tinh.
- Mỗi lần dùng lấy một lượng vừa đủ thoa lên chân cần trị liệu, kết hợp massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 – 10 phút.
- Giữ nguyên dầu trên da trong khoảng 1 tiếng, sau đó rửa sạch chân với nước mát.
- Thực hiện tối thiểu 3 lần/ tuần, vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Bên cạnh việc sử dụng dầu ô liu tại chỗ, một số nguồn thông tin khác cũng khuyến khích người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên bổ sung đều đặn khoảng 2 muỗng canh dầu ô liu vào chế độ ăn hàng ngày. Cách làm này được cho là giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp thu dọn gốc tự do từ đó tăng cường bảo vệ tĩnh mạch đang bị suy yếu.
2. Chữa giãn tĩnh mạch bằng dầu ô liu có hiệu quả?
Dễ thấy, các biện pháp chữa giãn tĩnh mạch từ dầu ô liu đều được kết hợp đồng thời cùng phương pháp massage chân. Điều này gây ra khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả trị giãn tĩnh mạch thực sự của nguyên liệu này. Bởi lẽ, chỉ cần áp dụng đơn thuần các biện pháp massage chân đúng cách cũng có thể đem lại tác dụng cải thiện tuần hoàn, giãn cơ, giảm triệu chứng khó chịu tại chân.
Hầu hết bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch tin vào phương pháp trị liệu này bởi dầu ô liu là nguyên liệu có tiếng là tốt cho sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, các luồng thông tin cũng đưa ra nhiều dẫn chứng có vẻ khoa học như dầu ô liu giàu vitamin E, chất chống oxy hóa giúp chống viêm, kiểm soát tình trạng sưng viêm đau ngứa hiệu quả.
Thực tế, các hoạt chất trong dầu ô liu không thể thẩm thấu qua da để đủ tạo ra cơ chế như đã được mô tả. Muốn dầu ô liu phát huy được hiệu quả, người bệnh cần bổ sung qua khẩu phần ăn hàng ngày, liên tục trong thời gian vài tháng hoặc vài năm. Trong thời gian này, rất khó đánh giá hiệu quả thực sự mà nó mang lại. Do đó, dầu ô liu được đánh giá “có lợi cho sức khỏe” nhưng chưa có quan điểm rõ ràng về “tác dụng trị liệu”.
Sử dụng dầu ô liu trên bề mặt da chỉ có thể giúp dưỡng ẩm da, làm dịu kích ứng và giảm ma sát trong quá trình xoa bóp chân. Thậm chí, việc kết hợp dầu ô liu và tỏi giúp tăng cường tuần hoàn thông qua tác dụng làm ấm chân, giãn nở mạch máu và lại không hoàn toàn có lợi cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Quan trọng hơn, hiện nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học hay thống kê lâm sàng nào chứng minh dầu ô liu có tác dụng trị giãn tĩnh mạch chân. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định áp dụng những phương pháp này.
Hiện nay, các phương pháp điều trị chính cho suy giãn tĩnh mạch là:
- Dùng vớ y khoa
- Uống thuốc làm bền thành mạch, chống viêm
- Chích xơ tĩnh mạch
- Phẫu thuật bóc tách tĩnh mạch suy giãn (Phẫu thuật Stripping, Phẫu thuật Chivas)
- Đốt laser nội mạch
- Làm đông lạnh tĩnh mạch bằng nitơ lỏng
*** Các phương pháp điều trị ngoại khoa tối ưu hơn, giảm tỷ lệ tái phát, tuy nhiên sau khi điều trị vẫn cần sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm bổ trợ để làm bền thành mạch.