Chạy bộ được biết đến là bài tập có lợi cho sức khỏe tổng thể. Thế nhưng, nhiều người băn khoăn rằng liệu áp lực lên chân khi chạy bộ có khiến các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân trở nên nghiêm trọng? Nếu đây cũng là vấn đề khiến bạn bận tâm, vậy thì đừng bỏ qua bài viết hôm nay.
Mục lục
1. Giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không?
Giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tĩnh mạch suy giãn và tình trạng hiện tại của người bệnh.
Ở người bình thường, chạy bộ là bài tập có lợi cho sức khỏe tổng thể, bao gồm sức khỏe tim mạch và hệ cơ – xương – khớp ở chân. Bạn có thể cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, khỏe khoắn và ít gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp nếu duy trì thói quen chạy bộ mỗi ngày.
Thế nhưng, không phải tất cả người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đều nhận được những lợi ích này khi chạy bộ. Chạy bộ với lực lớn có thể truyền lên cẳng chân và ảnh hưởng đến các van nhỏ trong tĩnh mạch. Như vậy, chạy bộ có thể tạo một phần bất lợi với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nếu không được kiểm soát.
Viện Tim, Phổi và Máu Hoa Kỳ cũng cho rằng: Các bài thể dục cường độ cao có thể làm trầm trọng thêm chứng suy giãn tĩnh mạch. Vậy nên, đứng trước lợi ích và tác hại của việc chạy bộ, người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần cân nhắc tình trạng của mình và điều chỉnh phương pháp tập luyện để nhận được kết quả tốt nhất.
Bằng cách này, bạn có thể hạn chế được tối đa những tác động bất lợi của việc chạy bộ lên tĩnh mạch, lại có thể nhận được hàng loạt những lợi ích từ bài tập này như: tăng cường sức mạnh cơ bắp chân, tăng cường sự linh hoạt của các khớp xương đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể tốt hơn.
Nếu vẫn còn lo ngại trước nguy cơ của chạy bộ đối với tĩnh mạch, bạn có thể thay thế chạy bộ bằng một số bài tập khác nhẹ nhàng hơn như: đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga, khiêu vũ hoặc các bài thể dục nhịp điệu,… Những bài tập này vẫn đảm bảo được lợi ích cho sức khỏe, lại giảm thiểu áp lực lên tĩnh mạch, qua đó hạn chế mối lo chứng suy giãn tĩnh mạch tiến triển trong quá trình tập luyện.
Có thể bạn quan tâm: Đi bộ một lúc bị ngứa và nóng rát chân là sao?
2. Chạy bộ đúng cách khi bị giãn tĩnh mạch chân
Nếu yêu thích chạy bộ, bạn vẫn có thể lựa chọn bài tập này ngay cả khi đang bị suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những tác động bất lợi cho sức khỏe, bạn cần chú ý những điều sau khi chạy bộ:
– Trước khi chạy: Bạn cần dành khoảng 5 – 10 phút để thực hiện các động tác khởi động như: giãn cơ, xoay khớp và vận động tại chỗ. Điều này giúp tuần hoàn máu và cơ khớp thích nghi với hoạt động chạy sau đó.
– Địa điểm chạy bộ: Tránh chạy ở những bề mặt cứng, gồ ghề vì có thể làm tăng áp lực lên chân và nguy cơ chấn thương khi chạy. Nếu có thể, hãy lựa chọn sân cỏ cỏ hoặc đường đất, bề mặt này giảm áp lực hiệu quả.
– Giày chạy: Đừng sử dụng những đôi giày đế cứng gây đau chân và dễ chấn thương. Thay vào đó, bạn cần chuẩn bị đôi giày có đế đệm tốt và chủ động thay giày sau khi chạy quãng đường khoảng 300 – 500km.
– Cường đ–ộ chạy: Không có quy chuẩn cho tất cả mọi người, vậy nên hãy lắng nghe cơ thể của mình. Nếu khi chạy, tim đập quá nhanh hoặc bị đau nhức chân, bạn cần tiết chế lại cường độ tập luyện của mình.
– Sau khi chạy: Đừng ngồi hoặc đứng yên sau khi chạy, bạn cần đi lại nhẹ nhàng một lúc để thả lỏng cơ bắp, điều hòa tuần hoàn để hạn chế sự tăng – giảm áp lực đột ngột lên các tĩnh mạch.
– Bổ sung nước: Trước và sau khi chạy bộ, bạn nên uống khoảng 300 – 500ml nước để đảm bảo lưu lượng và áp lực của máu trong hệ tuần hoàn đồng thời tránh khiến cơ thể bị mất nước.
Duy trì đều đặn: Thói quen chạy bộ mỗi ngày không chỉ giúp bạn sớm đạt được lợi ích sức khỏe mà còn duy trì sự thích nghi của cơ thể với việc tập luyện, hạn chế được những ảnh hưởng từ chế độ sinh hoạt mới.
Chạy bộ đúng là biện pháp hiệu quả để tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe thành mạch và tuần hoàn máu trong cơ thể. Điều này không chỉ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn mà còn ngăn ngừa các biến chứng trong suy giãn tĩnh mạch như: lở loét, giãn vỡ tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch hay nhịp tim nhanh trên thất.
3. Phương pháp phối hợp cùng chạy bộ giúp giảm giãn tĩnh mạch chân
Điều trị và kiểm soát suy giãn tĩnh mạch chân cần thời gian dài và phối hợp đồng thời nhiều biện pháp. Nếu đã xây dựng được thói quen chạy bộ đều đặn mỗi ngày, bạn hãy chú ý kết hợp cùng một số biện pháp sau để tăng cường hiệu quả.
3.1 Đeo vớ y khoa
Vớ y khoa (hay vớ nén) là một thiết bị y tế được thiết kế đặc biệt nhằm tạo ra độ dốc áp lực phù hợp trên chân nhằm thúc đẩy dòng chảy của máu từ chân về tim, cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
Thông thường, vớ y khoa sẽ được thiết kế với áp lực cao ở phần mắt cá chân và giảm dần về phía háng. Kích thước và áp lực của vớ khác nhau tùy vào thể trạng và tình trạng suy giãn tĩnh mạch của người bệnh.
Xem thêm: Hướng dẫn các bước đeo vớ y khoa đúng và hiệu quả
Vớ y khoa được khuyến khích kết hợp khi chạy bộ với mục đích ổn định cơ bắp, cố định vị trí của các van tĩnh mạch và hỗ trợ dòng chảy của máu về tim. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ chấn thương cơ khớp khi người bệnh sai tư thế đồng thời hạn chế các tổn thương tĩnh mạch khi chạy.
Loại vớ nén sử dụng khi chạy có thể khác với vớ nén đeo trong lúc ngủ hoặc sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng của vớ nén, bạn cần chủ động thay thế sản phẩm mới sau mỗi 3 – 6 tháng. Mỗi lần thay vớ mới, người bệnh nên tái khám để nắm được tình trạng sức khỏe hiện tại, từ đó lựa chọn được loại vớ có thông số phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Mang vớ giãn tĩnh mạch bị ngứa phải làm sao?
3.2 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất và khoa học không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động mà còn góp phần kiểm soát suy giãn tĩnh mạch. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.
– Tăng cường thực phẩm nhóm chất xơ: Giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực lên tĩnh mạch ở nửa người dưới. Bạn nên bổ sung 25 – 30g chất xơ/ ngày thông qua các loại rau, củ, trái cây tươi.
– Tăng cường thực phẩm giàu flavonoid: Giúp làm bền thành mạch, giảm áp lực lên tĩnh mạch và hỗ trợ lưu thông máu. Các thực phẩm điển hình như: tỏi, trà xanh, rau xanh, ca cao,…
– Thực phẩm giàu vitamin: Đặc biệt là vitamin C và vitamin E, có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hoạt động của hệ tuần hoàn. Vitamin có nhiều trong: ớt chuông, ổi, đu đủ, cam, bơ, hạnh nhân,…
– Thực phẩm giàu Kali: Ngăn giữ nước trong cơ thể, từ đó giảm áp lực lên lòng tĩnh mạch. Kali có nhiều trong đậu lăng, khoai tây, cá ngừ, cá hồi, các loại rau,….
Bên cạnh những thực phẩm có lợi, bạn cũng cần chú ý loại bỏ những thực phẩm không tốt cho tĩnh mạch như: thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, nhiều béo và các loại nước uống chứa cồn. Sử dụng quá nhiều những thực phẩm này có thể khiến mạch máu tổn thương, rối loạn tuần hoàn và làm nặng thêm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
Xem chi tiết: Bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì, kiêng gì?
3.3 Sử dụng viên uống thảo dược Dulcit
Tại Việt Nam, viên uống Dulcit đã có mặt trên thị trường hơn 10 năm và được hàng chục nghìn bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Những lợi ích mà người bệnh có thể nhận được khi sử dụng viên uống Dulcit như: