Hội chứng chân không yên sau đột quỵ là tình trạng ít phổ biến, nhưng nó cũng được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân tại sao sau khi đột quỵ xảy ra một số người lại bị hội chứng chân không yên.
Tại sao hội chứng chân không yên xảy ra sau khi bị đột quỵ?
Đột quỵ có thể xảy ra khi lượng máu cung cấp cho một phần của não bị chặn hoặc giảm. Điều này khiến mô não không nhận được đủ oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Từ đó, tế bào não sẽ ngừng hoạt động chỉ sau vài phút.
Một nguyên nhân khác của đột quỵ là do xuất huyết, xảy ra khi một mạch máu bị vỡ hoặc rò rỉ gây chảy máu trong não. Máu làm tăng áp lực lên các tế bào não và khiến chúng bị tổn thương nghiêm trọng. Người bị đột quỵ cần được điều trị y tế ngay lập tức. Sau khi thực hiện các phương pháp để bảo toàn tính mạng, người bệnh vẫn có thể mắc những di chứng là khuyết tật nặng sau đột quỵ, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Theo nghiên cứu năm 2017, một trong những tình trạng thường gặp sau đột quỵ là hội chứng chân không yên, xảy ra do những nguyên nhân như sau:
Thay đổi trong hệ thống thần kinh: Đột quỵ thường gây tổn thương nghiêm trọng cho hệ thống thần kinh. Các khu vực bị ảnh hưởng có thể liên quan đến việc kiểm soát cơ bắp, gây gián đoạn trong việc truyền tải tín hiệu. Điều này dẫn đến hội chứng chân không yên sau đột quỵ.
Thay đổi cấu trúc cơ bắp và mạch máu: Đột quỵ có thể tác động đến cấu trúc cơ bắp và mạch máu xung quanh, gây ra sự không ổn định và ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát chân.
Tổn thương hạch nền: Hạch nền là cụm tế bào thần kinh nằm sâu trong vỏ não, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp não lựa chọn các cơ để hoạt động. Đột quỵ có thể khiến các hạch nền bị tổn thương, làm gián đoạn khả năng giữ thăng bằng, đồng thời kích thích các cơ chủ vận (cơ bắt đầu sự chuyển động) và cơ đối kháng (cơ ức chế sự chuyển động). Điều này khiến chân bạn bứt rứt, khó chịu và có cảm giác thôi thúc di chuyển không ngừng.
Thiếu hụt chuyển động: Sau đột quỵ, người bệnh thường trải qua quá trình hồi phục. Việc nghỉ ngơi một chỗ trong thời gian tương đối dài khiến cơ bắp và khớp ở chân không được hoạt động. Đó là lý do vì sao người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu và xuất hiện hội chứng chân không yên.
Thuốc điều trị: Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị đột quỵ làm thay đổi cảm giác và việc kiểm soát cơ bắp. Từ đó, hội chứng chân không yên sau phẫu thuật có thể xảy ra.
Yếu tố cá nhân: Cảm giác ở chân sau khi đột quỵ có thể thay đổi tùy thuộc vào tâm lý và cơ địa của mỗi người.
Hội chứng chân không yên và đột quỵ có chung các yếu tố nguy cơ như: bệnh đái tháo đường, béo phì, huyết áp cao, mỡ máu cao, hút thuốc… Ngoài ra, hội chứng chân không yên còn có thể xuất hiện bởi những nguyên nhân tiềm ẩn như sau: thiếu ngủ, hàm lượng sắt trong não thấp, mắc các vấn đề tâm thần, uống quá nhiều cà phê, rượu bia…
Xem chi tiết: Vì sao rượu khiến hội chứng không yên trầm trọng hơn?
Điều trị hội chứng chân không yên sau đột quỵ
Viện nghiên cứu quốc gia về những rối loạn thần kinh và đột quỵ của Anh cho biết: cách tốt nhất để điều trị hội chứng chân không yên là khắc phục các triệu chứng. Di chuyển nhẹ nhàng sẽ giảm đau nhức, khó chịu tạm thời ở chân. Người bệnh cũng có thể tham khảo bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc như: thuốc bổ sung sắt, thuốc chống động kinh, thuốc kích thích sản sinh dopamine, thuốc giảm đau trung ương opioids, thuốc benzodiazepin… Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các triệu chứng của hội chứng chân không yên sau đột quỵ:
- Tập thể dụng vừa phải, đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Duy trì thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Tắm nước ấm, ngâm chân bằng nước ấm và xoa bóp trước khi đi ngủ.
- Tránh tối đau rượu bia, các thức uống chứa cafein, thuốc lá.
- Ăn uống đủ chất, đặc biệt bổ sung các thực phẩm giàu sắt, magie, kẽm.
Tham khảo: Danh sách thực phẩm tốt cho người bị hội chứng chân không yên