Cuối năm là một dịp rất bận rộn của nhiều gia đình, vì thế, công việc của người phụ nữ trong gia đình cũng tăng lên. Đặc biệt với những người trăm công nghìn việc như các bà, các mẹ, thì việc nhà việc cửa, chợ búa, lễ thờ càng nhiều mà khó có thể bỏ. Vì thế, rất nhiều trường hợp đã bị bệnh suy giãn tĩnh mạch sau dịp Tết. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân bệnh và cách phòng tránh.
Mục lục
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Theo tổ chức y tế thế giới, nguy cơ một người lớn tuổi mắc suy giãn tĩnh mạch lên đến hơn 60 %, nữ có nguy cơ mắc cao gấp 3-4 lần nam giới. Suy giãn tĩnh mạch là bệnh giãn to mạch mạn tính có kèm theo biến chứng loét chân, huyết khối nguy hiểm.
Suy giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch bị suy giảm chức năng dẫn đến các mạch máu bị giãn ra và có hiện tượng ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch. Tùy theo mức độ mà kích thước tĩnh mạch giãn ra hoặc van của tĩnh mạch bị suy sẽ có biểu hiện, triệu chứng khác nhau.
Triệu chứng giãn tĩnh mạch
Đau, nhức, mỏi, nặng chân
Suy giãn tĩnh mạch có hai loại: suy tĩnh mạch nông và suy tĩnh mạch sâu, chúng bao gồm các triệu chứng:
Đau nhức, tê mỏi chân:
Vào ngày cận Tết, các chị em thường phải luôn chân luôn tay, tất bật dọn dẹp, đi chợ, nấu ăn, sắm sửa đồ mới. Vì thế thường hay bị nhức mỏi chân khi đứng lâu, ngồi nhiều.
Triệu chứng mỏi và tê chân khi đứng lâu, nhức và nặng ở phần bắp chuối, đi được chừng 20-30 phút cảm giác như đeo vật gì ở chân, rất khó đi lại.
Đọc bài viết: Làm gì để giảm nhức mỏi chân khi đứng lâu?
Nổi gân:
Nổi gân xanh là triệu chứng điển hình của bệnh giãn tĩnh mạch. Nổi gân xanh to giống như cái đũa, nổi thành từng đánh nổi như mạng nhện, hoặc mạch li ti tia máu tím nhỏ. Bệnh càng nặng mạch giãn càng to, càng nhiều. Bên cạnh đó, có thể kèm theo cảm giác ngứa chân, buồn bực dọc cẳng chân, châm chích, hoặc như kiến bò trong xương.
Chuột rút:
Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh, chuột rút ở chân bị suy giãn, gặp nhiều về đêm, hai chân bị rút không đồng đều. Cùng với đó, người bệnh còn có cảm giác tê dưới gan bàn chân, bồn chồn khó chịu không rõ nguyên nhân.
Sưng phù chân:
Dấu hiệu sưng phù chân thường xảy ra về cuối hoặc lúc đứng lâu, bệnh nhân có cảm giác máu dồn xuống chân, sưng to mắt cá chân, mu bàn chân dày lên, ấn lõm. Khi nghỉ ngơi hoặc kê cao chân sẽ đỡ phù hơn.
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Bệnh giãn tĩnh mạch gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh:
- Giãn tĩnh mạch làm cho người bệnh chân tay bứt rứt, khó chịu, phù, ảnh hưởng đến thẩm mỹ biến đổi sắc tố da, khiến phụ nữ mất tự tin.
- Bệnh không được điều trị kịp thời, tiến triển nặng có thể gây phù nặng, giãn nhiều mạch chằng chịt, ngoằn nghèo, giãn to ứ máu, viêm mạch, nguy cơ loét chân,viêm mô tế bào, cả chân đỏ mọng như quả hồng chín, thậm chí nhiễm trùng nông dẫn vào xương, có thể dẫn đến cắt cụt chi.
Vì sao sau tết nguyên đán, giãn tĩnh mạch tăng nặng?
Như đã đề cập, giãn tĩnh mạch là tình trạng ứ trệ máu tĩnh mạch chân, tăng áp lực lên tĩnh mạch, và gây suy giãn. Trong dịp tết, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh cho phụ nữ là: Đi đứng quá nhiều. Bên cạnh đó, công việc nhiều khiến các bà, các mẹ phải làm việc ở 1 tư thế trong thời gian dài như:
-
- Nấu ăn phục vụ gia đình, đứng và ngồi 1 chỗ nhiều đến mức tê chân, nhức chân nhấc không được mà không được nghỉ ngơi.
- Đi chợ, mua sắm, tay xách nách mang, chân mỏi nhừ cả chục ngày
- Đi hành hương, lễ chùa không ngừng nghỉ.
- Thói quen mang giày cao gót.
Đọc thêm: Nguyên nhân chân bị đau nhức, sưng phù nặng trĩu trong mùa hè và cách chữa
Biện pháp phòng ngừa giãn tĩnh mạch ngày Tết
Với bệnh giãn tĩnh mạch chân, người bệnh có thể phòng ngừa bệnh bằng cách:
- Mang vớ y khoa có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn.
- Tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, hạn chế đi giày cao gót.
- Khi đi ngủ nên kê chân cao 10-15cm, tập thể dục, yoga để làm tăng sức bền của thành mạch máu.
- Nên giảm cân trong trường hợp thừa cân béo phì.
- Tránh các loại thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao (estrogen với hàm lượng cao đã được chứng minh có thể thay đổi lưu thông máu, góp phần vào sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch)
- Thay đổi tư thế ngồi liên tục để giảm áp lực lên đùi, xương chậu từ đó giúp lưu thông máu.
- Hạn chế các loại quần bó sát, chọn những loại quần áo thoải mái và giày dép mềm để giữ cho máu lưu thông ở chân không bị tắc nghẽn…(Xem thêm: Tác hại của quần áo bó sát)
- Có chế độ ăn uống hợp lý, ăn thức ăn giàu vitamin, chất xơ, tránh béo phì bằng cách hạn chế ăn nhiều thịt, đồ ngọt…
- Tránh đứng lâu, tránh táo bón, hít thở sâu và tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức bền của thành mạch máu.
Xem chi tiết: Hướng dẫn phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả