Em lúc mang thai bị bệnh sgtm này và giờ sinh bé xong thì có vẻ nặng hơn thì điều trị sao ạ?
Trả lời
Chào bạn
Dưới đây là tư vấn chi tiết của Dulcit.vn:
Trong thời kỳ mang thai, việc điều trị tích cực chứng giãn tĩnh mạch không được tiến hành mà chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Nhưng sau khi sinh con, hết thời gian cho con bú, đã đến lúc bạn cần quan tâm đến sức khỏe của mình.
Thực tế, trong thai kỳ, trọng lượng cơ thể của người mẹ tăng lên đáng kể ảnh hưởng đến hệ thống tĩnh mạch, kích hoạt hàng loạt các triệu chứng khác nhau như: sưng phù chân, hay nhức mỏi chân, bị chuột rút chân ban đêm.
Theo thống kê, có khoảng 80% phụ nữ bị giãn tĩnh mạch trong và sau khi sinh con. Những thay đổi trong tĩnh mạch khi mang thai nhiều lần đặc biệt đáng chú ý nếu có một khoảng thời gian ngắn giữa lần sinh thứ nhất và thứ hai. Điều này đặc biệt đúng đối với những phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch có liên quan tới yếu tố di truyền trong gia đình.
Dưới đây là một số biện pháp mà mẹ sau sinh nên áp dụng để điều trị suy giãn tĩnh mạch:
1/ Vận động:
Áp dụng một số bài tập tại nhà giúp lưu thông máu tĩnh mạch ở chân, mẹ nên tham khảo và tập luyện mỗi ngày.
Xem thêm tại: Các bài tập cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà
2/ Dùng thuốc:
Giai đoạn cho con bú mẹ nên hạn chế việc dùng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch, trừ khi các triệu chứng đau nhức, nặng chân quá nhiều khiến bạn mệt mỏi.
Ngoài dùng thuốc bạn nên hạn chế việc đứng lâu ngồi nhiều, vận động hợp lý và thư giãn khi căng mỏi, chọn chế độ ăn nhiều vitamin C, uống đủ nước.
Trước khi dùng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ.
3/ Mang vớ y khoa:
Khi có triệu chứng như nặng chân, đi lại khó khăn mà bạn không muốn dùng thuốc, vớ y khoa là 1 lựa chọn hợp lý và an toàn. Sau thời kì cho con bú bạn vẫn nên dùng thuốc để tăng sức bền cho tĩnh mạch để tĩnh mạch không bị giãn nặng hơn.
Tham khảo: Top các loại vớ y khoa chất lượng cho người bị giãn tĩnh mạch
4/ Một số cách xử lý khi đau nhức chân, mỏi chân, nặng chân do suy giãn tĩnh mạch:
- Mát-xa nhẹ nhàng
- Kê cao chân
- Đi bộ nhẹ nhàng kết hợp với động tác nhón chân
- Xả nước mát vào chân
- Đi giày dép thoải mái.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách chọn giày dép phù hợp cho người bị giãn tĩnh mạch chân