Tĩnh mạch giãn lòng chẳng an, chân không yên tâm không thể an nhiên, hãy không ngừng đẩy lui giãn tĩnh mạch, đôi chân khỏe mạnh để hạnh phúc tràn đầy.
Nguy cơ biến chứng giãn tĩnh mạch không trừ một ai
Tĩnh mạch đảm nhiệm chức năng đưa máu về tim nhờ hệ thống van một chiều, khi bị bệnh các van này suy chức năng, dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch chi để lại những hậu quả và biến chứng từ ngoài vào trong, khó lường.
– Bên ngoài nhìn là thấy các tĩnh mạch mạng nhện phía sau đầu gối, mu bàn chân, tĩnh mạch ở đùi, tĩnh mạch hiển lớn giãn to ngoằn ngoèo như con giun rất mất thẩm mỹ, rối loạn huyết động gây viêm loét, nhiễm trùng.
Bên trong tình trạng ứ máu tĩnh mạch diễn ra liên tục, xuất hiện dòng chảy ngược, các yếu tố viêm thành mạch ngày càng tăng, đáng lo ngại hơn cả là huyết khối tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch sâu làm trầm trọng hơn suy giãn tĩnh mạch, các triệu chứng như sưng chân, đau buốt, nóng rát trở nên nặng nề. Khi huyết khối tĩnh mạch sâu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể di chuyển về tĩnh mạch phổi làm tắc tĩnh mạch phổi, biến chứng này có thể gây tử vong ngay cả ở trong bệnh viện.
Đọc chi tiết: Tìm hiểu các biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân không thể thuyên giảm quá nhanh
Nếu suy giãn tĩnh mạch chân trải qua nhiều giai đoạn từ khi có triệu chứng ban đầu, tiến triển qua nhiều giai đoạn, mức độ thì việc điều trị STM cũng là 1 quá trình lâu dài, thậm chí còn cần thời gian nhiều hơn để kiểm soát hoàn toàn bệnh này.
Người bệnh than phiền rằng các triệu chứng như đau nhức, nổi mạch nổi gân tại sao lâu giảm, lâu hết quá. Đó là một thực trạng, mà ai điều trị giãn tĩnh mạch chân đều có thể gặp phải. Cơ chế giãn tĩnh mạch liên quan đến tuần hoàn máu tĩnh mạch, sức bền tĩnh mạch, sức khỏe của van 1 chiều trong lòng mạch. Khi điều trị, các yếu tố này sẽ được cải thiện dần dần, vì thế trong thời gian đầu (1 vài hôm) người bệnh sẽ chưa thấy được kết quả rõ rệt.
Tìm hiểu: Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Hay tái phát
Suy giãn tĩnh mạch chân là 1 bệnh mạn tính, đặc trưng là tình trạng suy giảm chức năng van tĩnh mạch và tình trạng giãn rộng của thành tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch trông như bị phồng lên. Sau 1 khoảng thời gian điều trị phù hợp thì bệnh tình thuyên giảm, tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ luôn rình rập để làm tái phát bệnh. Ví dụ như thói quen đứng lâu ngồi nhiều, hoặc nhiều khi là do yêu cầu công việc mà không thay đổi thói quen để phòng tái phát bệnh được.
Ngoài nguyên nhân khách quan, một số bệnh nhân phạm sai lầm chủ quan ngừng hẳn liệu trình điều trị mà không uống thuốc nhắc lại, làm tĩnh mạch thiếu yếu tố bảo vệ, dễ tổn thương, và tái phát bệnh.
Vì tất cả các phân tích trên, chúng ta cần tuân thủ liệu trình điều trị, phát hiện sớm dấu hiệu tái phát suy giãn tĩnh mạch chân để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Xem thêm: Danh sách các bác sĩ chữa giãn tĩnh mạch chân giỏi
Suy tĩnh mạch chân làm gì để hạn chế tái phát
Suy giãn tĩnh mạch chân có thể tái phát nếu không có chế độ sinh hoạt, chăm sóc phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý chi tiết cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch sau điều trị:
Kê cao chân khi ngủ: Tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy của máu từ chân về tim, từ đó hạn chế được tình trạng ứ đọng máu trong tĩnh mạch và giảm áp lực cho thành tĩnh mạch. (Tham khảo: Các loại gối kê chân chất lượng cho người bị giãn tĩnh mạch chân)
Chọn giày dép phù hợp: Người bệnh cần tránh đeo các loại giày dép cao gót hay quá chật gây chèn ép lên mạch máu và cản trở dòng chảy của máu từ tĩnh mạch về tim.
Không đứng hoặc ngồi quá lâu: Ngồi hoặc đứng lâu quá 1 tiếng trong một tư thế tạo áp lực cản trở máu từ tĩnh mạch trở về hệ tuần hoàn đồng thời gây chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch chân.
Kiểm soát cân nặng: Thừa cân, béo phì làm tăng trọng lượng của cơ thể, khiến các mạch máu bị chèn ép và tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy ngược của máu và tăng ứ đọng máu trong tĩnh mạch.
Thường xuyên tập thể dục: Tập các bài thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, bơi lội,… đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng sức mạnh cơ bắp và tăng sức khỏe tĩnh mạch hiệu quả.
Ăn uống khoa học: Tăng cường các nhóm thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin A/ E, giàu rutin, đồng thời hạn chế đồ ăn nhiều đường, nhiều muối, nhiều dầu mỡ và đồ uống có cồn trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Khám sức khỏe định kỳ: Người bệnh nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm khi bệnh tái phát hoặc tiến triển, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm: Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cần lưu ý gì khi trời trở lạnh?