Thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng đều có thể khiến người bệnh gặp phải những triệu chứng khó chịu, tình trạng đau mỏi, nhức chân có thể nặng hơn. Vậy, với thời tiết trở lạnh, những người mắc suy giãn tĩnh mạch cần đặc biệt lưu ý gì để giữ cho chân luôn được ấm và đảm bảo sức khỏe của mình? Những thông tin cần thiết sẽ được Dulcit tổng hợp qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân
Do cơ thể chưa kịp thích nghi, hoặc bệnh có tính chu kì: Không chỉ bệnh suy giãn tĩnh mạch mà với người gặp bệnh mạn tính, nhạy cảm với thời tiết là chuyện rất bình thường. Nó có thể là biểu hiện của việc cơ thể chưa kịp thích nghi với điều kiện môi trường mới, cụ thể là sự tăng giảm nhiệt độ môi trường, độ ẩm không khí hoặc đơn giản có những bệnh mang tính chu kì, cứ đến một khoảng thời gian trong năm bệnh sẽ quay trở lại.
Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể về bệnh tĩnh mạch tái phát theo chu kì, nhưng không ít bệnh nhân than phiền, mỗi khi vào mùa hè, hoặc sang mùa đông lạnh, triệu chứng bệnh bị nặng lên.
Đọc thêm: Nguyên nhân chân bị đau nhức, sưng phù nặng trĩu trong mùa hè và cách chữa
Người bệnh giãn tĩnh mạch cần lưu ý gì trong thời tiết lạnh
Giữ ấm cơ thể
Đa phần người bệnh giãn tĩnh mạch có độ tuổi trung và cao tuổi, và vấn đề tĩnh mạch nó nằm ở hệ thống tuần hoàn, liên quan trực tiếp đến quá trình lưu thông máu. Giữ ấm cơ thể là sự đảm hệ thống này vận hành liên tục, tránh ứ trệ hoặc những bất thường nguy hiểm.
Duy trì cân nặng hợp lý
Khi cân nặng quá khổ, áp lực của cơ thể sẽ tăng lên nhất là khi đứng làm cho việc máu trở về tim bằng đường tĩnh mạch trở nên rất khó khăn. Áp lực trong lòng tĩnh mạch tăng lên khiến cho thành tĩnh mạch của tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu bị giãn lớn, từ đó van tĩnh mạch đóng không kín làm máu trào ngược về phía dưới gây ra tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới làm chân sưng phù, nặng nề, chuột rút.
Vận động phù hợp
Bệnh tĩnh mạch phần lớn do đứng lâu ngồi nhiều mà ra, vì thế vận động bằng cách đi bộ là biện pháp hữu hiệu để ngừa bệnh, giảm nhẹ triệu chứng tức nặng chân, tê bì chân… Tuy nhiên với thời tiết lạnh buốt, thay vì ra ngoài trời vận động thể dục, bạn có thể tập yoga, đăng ký tập thể dục tại phòng tập, chạy bộ tại nhà hoặc tránh thể dục sáng sớm hoặc chiều tối ngoài trời.
Tham khảo: Các bài tập yoga cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân
Tránh đứng một chỗ trong thời gian dài
Thông thường, dòng máu tĩnh mạch từ chân trở về tim được duy trì theo một chiều từ dưới đi lên (ngược với chiều trọng lực khi ở tư thế đứng) là nhờ hệ thống van tĩnh mạch, lực hút được tạo ra do hoạt động của tim, cơ thành ngực và lực ép của khối cơ cẳng chân.
Đứng quá lâu có thể gây ảnh hưởng đến cơ chế duy trì dòng máu một chiều làm chèn ép tĩnh mạch vùng chậu… lâu ngày sẽ khiến thành tĩnh giãn ra tạo ra dòng máu trào ngược qua van theo trục các tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé hay tĩnh mạch sâu theo chiều ngược xuống chân rồi truyền qua các tĩnh mạch nhỏ làm giãn cả tĩnh mạch lớn và nhỏ. Vì vậy, chúng ta cần xen kẽ đứng lâu và đi lại nhẹ nhàng, đứng lên ngồi xướng giữ máu lưu thông thuận lợi.
Đọc thêm: Cách đứng lâu không bị mỏi chân
Tư thế nằm và ngồi
Nằm và ngồi đúng tư thế giúp bảo vệ sức khỏe và các cơ quan nội tạng. Vì vậy, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi nằm nên kê chân cao hơn tim từ 15 – 20cm giúp giảm đua nhức và giúp tĩnh mạch đưa máu lưu thông về tim tốt hơn. Với tư thế ngồi, nên chọn chế có chiều coa phù hợp với cơ thể giúp trọng lượng không dồn vào một vùng cơ thể nhất định.
Xem thêm: Tư thế ngủ tốt nhất cho người suy giãn tĩnh mạch
Thói quen mặc quần áo
Người bệnh giãn tĩnh mạch lưu ý tránh mặc quần áo quá trật, bó sát vào cơ thể, vào chân. Nhất là những quần chất liệu cứng, bó sát vùng chậu, hông chân khiến cản trở lưu thông máu có thể gây áp lực lên thành mạch máu có thể tăng lên dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu.
Hạn chế mang vác vận nặng
Khi mang vác vật nặng thường xuyên khiến cơ thể chịu trọng lực nặng, dồn ép lên hệ xương, dồn ép xuống chân, các tĩnh mạch chân bị lực ép lớn do máu dồn xuống chân gây giãn tĩnh mạch.
Tránh ngâm chân nước nóng
Nhiều bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch hay mắc phải sai lầm cố ngâm chân nước nóng để giảm sự khó chịu đau mỏi hoặc hi vọng tan máu bầm tím, mất đi gân xanh. Nhưng tác dụng thì ngược lại, càng ngâm chân với nước nóng, bệnh giãn tĩnh mạch chân càng nặng. Bác sĩ chuyên khoa mạch máu chia sẻ, trong bệnh suy giãn tĩnh mạch, nóng sẽ làm tĩnh mạch suy giãn nhiều hơn và có xu hướng làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh. Vì thế, không được ngâm chân nước nóng.
Đọc chi tiết: Bị suy giãn tĩnh mạch nên ngâm chân thế nào cho hiệu quả?