Sắt là khoáng chất cần thiết cho nhiều chức năng sinh học bao gồm tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh. Trong đó, sắt là đồng yếu tố của tyrosine hydroxylase, giúp chuyển hoá tyrosine thành dopamine. Vì vậy khi thiếu sắt, nồng độ chất dẫn truyền thần kinh dopamine giảm làm cản trở khả năng kiểm soát các hoạt đông của cơ. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hội chứng chân không yên.
Nghiên cứu đánh giá tình trạng thiếu sắt ở bệnh nhân mắc hội chứng chân không yên
Tình trạng thiếu máu thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng chân không yên thứ phát (RLS). Thiếu sắt không kèm thiếu máu (IDNA) diễn ra âm thầm vì vậy mối liên quan giữa tình trạng này với hội chứng chân không yên ít được chú ý đánh giá. Nghiên cứu dưới đây được thực hiện nhằm mục đích điều tra mức độ phổ biến và các đặc điểm của tình trạng thiếu sắt không kèm thiếu máu trong một nhóm bệnh nhân mắc RLS.
Nghiên cứu này bao gồm ba nhóm đối tượng: bệnh nhân RLS không thiếu máu, bệnh nhân RLS thiếu máu thiếu sắt, và nhóm kiểm soát là những người khỏe mạnh có độ tuổi và giới tính tương đương. Các trường hợp giả RLS hoặc có bệnh lý khác đồng thời được loại trừ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 42.3% bệnh nhân RLS không thiếu máu có thiếu sắt. Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới bị IDNA với tỷ lệ tương quan là 5.51 (p < 0.0001). Phụ nữ có IDNA và RLS có độ tuổi thấp hơn cả khi phỏng vấn và khi xuất hiện triệu chứng RLS so với phụ nữ có RLS không thiếu sắt (NID) (P < 0.01). Bệnh nhân RLS có IDNA có xu hướng có nguy cơ cao hơn bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ nặng hoặc rất nặng trong ngày so với bệnh nhân RLS có NID. Hơn nữa, bệnh nhân RLS có IDNA có thời gian mắc bệnh RLS dài hơn (P < 0.01 ở nam giới, P < 0.05 ở phụ nữ) và độ tuổi xuất hiện triệu chứng RLS thấp hơn (chỉ ở nam giới, P < 0.05) so với bệnh nhân RLS có IDA.
Kết luận của nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu sắt không thiếu máu là vấn đề thường gặp ở bệnh nhân RLS và thiếu sắt có thể nghiêm trọng dù nồng độ hemoglobin bình thường. Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới bị IDNA, và IDNA ở phụ nữ có những đặc điểm lâm sàng riêng biệt. Đặc điểm của RLS có IDNA khác với RLS có IDA. Nghiên cứu khuyến cáo nên thường xuyên kiểm tra các chỉ số sắt ngoại vi ngay cả ở bệnh nhân có chỉ số máu bình thường để có phương pháp điều trị kịp thời và tối ưu.
Có thể bạn quan tâm: Bồn chồn chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo 7 căn bệnh này
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả bổ sung sắt cho bệnh nhân mắc hội chứng chân không yên.
Một nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn của liệu pháp bổ sung sắt cho bệnh nhân bị hội chứng chân không yên (RLS) thực hiện với nhóm đối tượng gồm 428 người tham gia, được theo dõi từ 2 đến 16 tuần. Các nghiên cứu này đã so sánh giữa sắt và giả dược hoặc thuốc khác, ở dạng uống hoặc tiêm, trong điều trị RLS ở người lớn. Kết quả chính được quan tâm trong nghiên cứu này là sự bồn chồn hoặc cảm giác khó chịu ở chân, được đo bằng thang đo quốc tế về RLS (IRLS) hoặc thang đo triệu chứng RLS khác.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sắt có hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm bớt triệu chứng RLS, mặc dù lợi ích là thấp đến trung bình. Sắt có ích ngay cả khi mức sắt trong máu là bình thường ở đầu nghiên cứu. Chất lượng bằng chứng cho kết quả này là vừa phải, vì không phải tất cả các nghiên cứu đã hoàn thành đều được công bố, không phải tất cả các kết quả quan trọng đều được đo lường, và số lượng người tham gia chưa đủ. Sắt không gây ra nhiều tác dụng phụ hơn giả dược. Dựa trên một nghiên cứu, tác dụng phụ ít xảy ra hơn với sắt so với một loại thuốc điều trị RLS thường dùng khác, tuy nhiên độ chắc chắn của kết quả này rất thấp. Cần có thêm nghiên cứu để cho phép người bệnh RLS và bác sĩ đưa ra quyết định về việc ai nên dùng sắt để điều trị RLS, dùng loại sắt nào, và dùng trong bao lâu.
Nghiên cứu này đã thực hiện một đánh giá tổng hợp và phân tích thống kê của các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, so sánh việc sử dụng bổ sung sắt với việc không sử dụng sắt cho bệnh nhân mắc hội chứng chân không yên. Các cơ sở dữ liệu khác nhau đã được tìm kiếm để thu thập các nghiên cứu phù hợp. Kết quả chính là ảnh hưởng của sắt đối với điểm số Quốc tế về Hội chứng chân không yên sau 4 tuần điều trị.
Kết quả: Tổng cộng có 10 thử nghiệm được bao gồm trong nghiên cứu này, thực hiện từ năm 2004 đến 2018. Kết quả cho thấy rằng việc sử dụng sắt, bất kỳ là qua đường uống hay tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, đều liên quan đến giảm điểm số đo hội chứng chân khong yên theo thang Quốc tế.
Nhận biết dấu hiệu thiếu sắt và cách bổ sung
Khi cơ thể thiếu sắt, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều hệ thống trong cơ thể. Vậy làm sao để nhận biết cơ thể bị thiếu sắt? Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản mà bạn cần lưu ý:
– Da nhợt nhạt: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của thiếu sắt, do lượng huyết sắc tố giảm làm cho da mất đi vẻ hồng hào. Da nhợt nhạt có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể hoặc chỉ ở một số khu vực như mặt, nướu, bên trong môi, mí mắt dưới hay móng tay.
– Móng tay giòn hoặc hình thìa: Móng tay giòn hoặc hình thìa là một dấu hiệu thiếu sắt ít người biết đến, thường chỉ xuất hiện ở những trường hợp thiếu sắt nặng. Móng tay giòn dễ gãy và nứt, còn móng tay hình thìa là khi phần giữa của móng và các cạnh được nâng lên tạo thành hình thìa.
– Tóc rụng và khô: Thiếu sắt làm giảm lượng oxy đến các mô và cơ quan, bao gồm da và tóc. Khi da và tóc không được cung cấp đủ oxy, chúng sẽ trở nên khô, yếu và dễ gãy. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, thiếu sắt có thể gây ra tình trạng rụng tóc.
– Khó thở: Khi cơ thể thiếu sắt, lượng oxy trong máu cũng giảm theo. Điều này khiến cơ thể phải tăng nhịp thở để nhận được nhiều oxy hơn. Do đó, người bị thiếu sắt thường có triệu chứng khó thở, đặc biệt khi vận động.
– Mệt mỏi và yếu đuối: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của thiếu sắt. Khi cơ thể không có đủ oxy, các cơ bắp và não bộ sẽ không hoạt động hiệu quả, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, yếu đuối, kém tập trung và giảm năng suất.
Ngoài những dấu hiệu trên, thiếu sắt còn có thể gây ra một số biểu hiện khác như đau ngực, tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, tay chân lạnh, viêm hoặc đau lưỡi, hội chứng chân không yên…
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của thiếu sắt, bạn nên đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu và điều trị kịp thời.
Lượng sắt trong cơ thể có đang ở mức bình thường hay không được xác định bằng cách đo nồng độ ferritin trong máu – một phức hợp trong nội bào protein với chức năng chính là lưu trữ và giải phóng sắt dưới dạng kiểm soát được. Nồng độ ferritin huyết thanh thấp, dưới 45 – 50 ng/mL cho thấy cơ thể đang trong tình trạng thiếu sắt và có nguy cơ cao mắc hội chứng chân không yên. Đây là thời điểm bạn cần bổ sung sắt.
▶ Chế độ ăn uống: Bài viết của trường Đại học Harvard năm 2020 có đề cập rằng: nếu nồng độ ferritin trong cơ thể thấp hơn 50 ng/mL, việc bổ sung sắt từ chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt trong thịt đỏ là vừa đủ để hỗ trợ điều trị hội chứng chân không yên. Sắt trong thịt đỏ thuộc nhóm heme dễ hấp thu, đồng thời là yếu tố chính tạo nên hemoglobin của máu và myoglobin của cơ thịt. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy sắt dạng non-heme trong thực vật, ngũ cốc. Tuy nhiên, nhóm sắt non-heme thường khó hấp thu và kém hiệu quả với cơ thể.
Tham khảo thêm: Các loại thực phẩm giúp cải thiện hội chứng chân không yên hiệu quả
Lưu ý: Tiêu thụ lượng thịt đỏ vừa phải, khoảng 350 – 500 gram mỗi tuần và hạn chế các loại thịt đã qua xử lý như: giăm bông, xúc xích để tránh nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm túi thừa và một số loại ung thư.
▶ Thực phẩm chức năng: Bạn tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn thực phẩm chức năng và liều dùng phù hợp với tình trạng của bản thân. Hiện nay, sắt có thể được dùng dưới dạng viên nang, viên nén, viên nhai và ống thuốc lỏng, với hàm lượng phổ biến nhất là 325 mg ở dạng sắt sulfat. Ngoài ra, nhiều thực phẩm chức năng còn chứa sắt dưới các dạng hoá học khác như: gluconate, fumarate.
Theo các chuyên gia, sắt hữu cơ là lựa chọn tốt nhất bởi khả năng dung nạp cao, hạn chế tác dụng phụ so với các loại sắt thông thường. Để quá trình bổ sung sắt đảm bảo an toàn và hiệu quả bạn nên lựa chọn sản phẩm có uy tín trên thị trường, được Bộ y tế cấp phép. Fogyma là sản phẩm thuốc sắt hữu cơ được nhiều chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng. Sản phẩm chứa sắt III hydroxy polymantol (IPC) với cấu trúc tương tự Ferritin dự trữ sắt trong cơ thể nên có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng thiếu sắt. Đặc biệt, IPC có cấu trúc ổn định, không gây kích ứng với dạ dày nên hầu như rất ít gây ra tác dụng phụ, không gây táo bón hay khó chịu đường tiêu hóa.