Hội chứng chân không yên là một tình trạng rối loạn thần kinh, đặc trưng bởi cảm giác khó chịu ở chân thôi thúc bạn phải di chuyển. Để cải thiện các triệu chứng của bệnh, bạn cần điều chỉnh lối sống và thực hiện một số biện pháp như: tập luyện thể dục thường xuyên, tắm bằng nước ấm, massage chân, chườm ấm…
Việc bổ sung thực phẩm làm giảm hội chứng chân không yên cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cùng Dulcit tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Quả bơ
Quả bơ dồi dào dinh dưỡng là loại quả mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Bơ cung cấp một lượng lớn magie – hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong hàng trăm phản ứng trao đổi chất và chức năng của cơ bắp. Thiếu magie sẽ kích thích tế bào thần kinh và tăng cường dẫn truyền thần kinh cơ, dẫn đến co cơ. Đây là một trong những nguyên nhân gây hội chứng chân không yên. Khi cung cấp đủ lượng magie cần thiết, cơ bắp được thư giãn, đồng thời giảm các triệu chứng bứt rứt, khó chịu, co giật ở chân chủ yếu xảy ra vào ban đêm, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, quả bơ còn được đánh giá cao nhờ chứa một lượng lớn folate (vitamin B9) rất tốt cho quá trình lưu thông máu. Hoạt chất này là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới – một nguyên nhân khác dẫn đến chứng chân bồn chồn. Folate còn làm giảm sự tích tụ homocysteine – một chất cản trở quá trình cung cấp dinh dưỡng cho não, căn nguyên gây trầm cảm, mất ngủ. Hay nói cách khác, cung cấp đủ folate có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và tăng cảm giác thèm ăn.
2. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa như: sữa chua, bơ, phô mai… chứa nhiều vitamin B12. Một cốc sữa nguyên chất (khoảng 240ml) cung cấp một lượng vitamin B12 chiếm 46% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV).
Thiếu vitamin B12 có thể làm hỏng vỏ myelin bảo vệ xung quanh dây thần kinh. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến các dây thần kinh không thể hoạt động bình thường, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên và hội chứng chân không yên với các triệu chứng như: chân bứt rứt, khó chịu, ngứa ran… Vì vậy, việc bổ sung vitamin B12 trong chế độ ăn hàng ngày là vô cùng quan trọng.
Sữa và các sản phẩm từ sữa còn nổi tiếng giàu canxi. Khoáng chất này giúp xương khớp luôn chắc khoẻ, ngăn ngừa loãng xương và làm chậm quá trình thoái hoá. Điều này giúp bạn không gặp trở ngại khi hoạt động, hạn chế hình thành gai xương chèn ép dây thần kinh dẫn đến các triệu chứng đau nhức, tê bì, bứt rứt, khó chịu.
3. Chuối
Chuối là nguồn thực phẩm giàu kali – một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc chống lại hội chứng chân không yên. Theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ năm 2020, một quả chuối chứa khoảng 451 mg kali. Khoáng chất này giúp điều chỉnh sự cân bằng của các chất lỏng trong và xung quanh tế bào, hỗ trợ chức năng cơ và thần kinh, ngăn ngừa tình trạng co thắt, chuột rút cơ bắp, đặc biệt là về đêm. Từ đó, bạn có thể ngủ ngon hơn. Ngoài ra, kali cũng giúp cơ thể sử dụng hiệu quả protein và carbohydrate, giảm huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Chuối còn chứa nhiều magie – dinh dưỡng quan trọng giúp cơ bắp thư giãn, hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng nhức mỏi, bứt rứt, khó chịu của hội chứng chân không yên.
Xem chi tiết: Tại sao chuối giúp giảm tình trạng chuột rút và hội chứng chân không yên?
4. Các loại đậu
Các loại đậu như: đậu nành, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu cove, đậu phộng… đều chứa hàm lượng lớn vitamin B. Vitamin B là coenzyme trong quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Chúng là thành phần cần thiết để tổng hợp, cũng như giải phóng một số tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến việc điều chỉnh chu kỳ sinh học và giấc ngủ. Vitamin B giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi hơn, ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch và hội chứng chân không yên.
Ngoài ra, các loại đậu nêu trên còn là thực phẩm nổi tiếng chứa nhiều kẽm. Khoáng chất này có đặc tính chống oxy hoá, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính như: đái tháo đường, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hoá… và các bệnh liên quan đến rối loạn thần kinh. Kẽm cũng giúp làn da của bạn rạng rỡ hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
5. Cam
Cam hay các loại quả cùng họ với cam như: quýt, bưởi, chanh… chứa hàm lượng lớn vitamin C. Đây là một chất chống oxy hóa quan trọng, hoà tan được trong nước, giúp ngăn chặn quá trình oxy hoá dopamine, giảm tổn thương tế bào, bảo vệ mạch máu, thần kinh, cơ bắp, dây chằng, sụn khớp. Vitamin C hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt, tránh tình trạng thiếu sắt – một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hội chứng chân không yên.
Ngoài ra, vitamin C có trong cam còn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh và nhiễm trùng tái phát, làm chậm quá trình lão hoá da, kiểm soát lượng đường trong máu… Nhờ những ưu điểm vượt trội như trên, cam được khuyến khích trở thành yếu tố không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày.
Đối với hầu hết mọi người, ăn 1 – 2 quả cam mỗi ngày là đủ cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khoẻ mà không làm quá tải lượng đường cũng như acid tự nhiên trong cơ thể.
6. Rau màu xanh đậm
Các loại rau có màu xanh đậm như: bông cải xanh, rau bina, xà lách, cải xoăn, cải xoong… là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều kali. Như đã nói ở trên, kali cải thiện chức năng cơ và thần kinh, giảm co thất cơ, hạn chế sự xuất hiện của hội chứng chân không yên.
Bên cạnh đó, rau màu xanh đậm còn chứa nhiều vitamin E. Vitamin E tan được trong chất béo, hoạt động như một chất chống oxy hoá bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra. Cơ thể cũng cần vitamin E để tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn. Hoạt chất còn giúp mở rộng mạch máu và ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông.
7. Thịt đỏ
Một bài viết của trường Đại học Harvard năm 2020 có đề cập rằng: Sắt trong chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt trong thịt đỏ là vừa đủ để hỗ trợ điều trị hội chứng chân không yên nếu mức ferritin của người đó ở dưới 50 mcg/ lít. Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu với chức năng chính là vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác, hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ và mô liên kết. Ngoài ra, sắt cũng cần thiết cho sự tăng trưởng thể chất, phát triển thần kinh, hoạt động của các tế bào và tổng hợp một số hormon.
Chế độ ăn uống đủ sắt giúp cải thiện và ngăn ngừa hội chứng chân không yên, giảm bứt rứt, khó chịu và chuột rút chân. Sắt trong thực phẩm được chia thành hai nhóm chính: heme và non-heme. Trong đó, sắt heme chủ yếu có trong thịt đỏ là yếu tố chính tạo nên hemoglobin của máu và myoglobin của cơ thịt. Còn sắt non-heme được tìm thấy nhiều trong các món ăn làm từ thực vật, ngũ cốc thường khó hấp thu, kém hiệu quả với cơ thể. Vì vậy, bổ sung sắt từ thịt đỏ là lựa chọn hữu ích cho người đang bị làm phiền bởi hội chứng chân không yên.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, đặc biệt là các loại thịt đã qua xử lý như: giăm bông, xúc xích có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm túi thừa và một số loại ung thư.
8. Cá
Cá chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là vitamin D. Vitamin D phối hợp với sắt kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu và cải thiện các chức năng khác. Nhiều chuyên gia cho rằng thiếu vitamin D có thể làm rối loạn chức năng dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh do cơ thể tạo ra, gây nên hội chứng chân không yên với tình trạng khó chịu, chuột rút xảy ra thường xuyên. Thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi đi vào giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch (tăng huyết áp, suy tim và đột quỵ)…
Ngoài ra, cá là thực phẩm giàu acid béo omega-3 giúp tăng cường tuần hoàn và cải thiện sức khoẻ đôi chân. Acid béo omega-3 còn được biết đến nhờ khả năng làm chậm sự phát triển các mảng bám trong động mạch, giảm nguy cơ nhịp tim bất thường, giảm chất béo trung tính trong cơ thể…
Vì vậy, bạn nên ăn ít nhất hai phần cá (mỗi phần khoảng 140 gram) hàng tuần. Một số gợi ý các loại cá giàu vitamin D và acid béo omega-3 tốt cho người bị hội chứng chân không yên bao gồm: cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi…
Đọc thêm: