Đối với người bị suy giãn tĩnh mạch chân, việc dùng thuốc đều đặn hàng ngày là việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh đồng thời hạn chế xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Để làm được điều này, người bệnh cần có hiểu biết nhất định về thuốc và cách dùng thuốc sao cho an toàn, hiệu quả. Cùng Dulcit tìm hiểu những thuốc giãn tĩnh mạch thường được sử dụng trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị riêng rẽ hoặc phối hợp biện pháp nội khoa và ngoại khoa. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ nhằm dự phòng xảy ra các biến chứng, bao gồm:
– Rối loạn quá trình lưu thông máu: Van tĩnh mạch suy yếu làm quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây ra biểu hiện như đau buốt cẳng chân, chuột rút về đêm.
– Tĩnh mạch bị giãn rộng: Máu bị ứ trệ trong lòng mạch khiến tĩnh mạch ngày càng bị giãn rộng. Tĩnh mạch nông nổi rõ trên bề mặt da với các biểu hiện bị viêm như sưng, nóng rát, đỏ, đau buốt. Nghiêm trọng hơn, khi dòng máu bị ứ trệ sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho vùng bàn chân, dẫn đến tình trạng lở loét, nhiễm trùng.
– Hình thành cục máu đông: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm. Cục máu đông hình thành sẽ tách rời lòng mạch, đi về phía tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
1. Thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân
Thuốc điều trị giãn tĩnh mạch được chia thành 2 nhóm chính đó là thuốc làm tăng trương lực tĩnh mạch và thuốc điều trị các biến chứng. Cụ thể:
1.1. Thuốc tăng trương lực tĩnh mạch
Thuốc tăng trương lực tĩnh mạch có tác dụng làm giảm áp lực lên tĩnh mạch và tăng sức bền cho tĩnh mạch bị suy yếu. Một số thuốc thường được sử dụng, bao gồm:
Diosmin
Là một flavonoid có tác dụng làm chậm quá trình giãn tĩnh mạch, tăng sức bền tĩnh mạch và phòng ngừa sự ứ trệ tuần hoàn. Một nghiên cứu tổng hợp được đăng tải trên Tạp chí Int Angiol năm 2018 cho thấy diosmin có khả năng làm giảm cảm giác nặng chân, đau chân, tê mỏi, phù chân ở người bị giãn tĩnh mạch. Diosmin được sử dụng phổ biến hiện nay trong điều trị giãn tĩnh mạch nông và sâu, trĩ cấp,…
Hesperidin
Tương tự diosmin, hesperidin cũng là một flavonoid có tác dụng làm tăng trương lực tĩnh mạch, tăng khả năng kết dính tiểu cầu, từ đó giảm nguy cơ hình thành huyết khối. Hesperidin thường được phối hợp với diosmin nhằm tăng hiệu quả trị giãn tĩnh mạch.
Rutosides
Thuốc có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do, làm bền vững thành mạch và giảm tình trạng phù. Thuốc ngày được nhiều người lựa chọn bởi có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn và ít tác dụng phụ.
Troxerutin
Troxerutin có nhiều dạng bào chế khác nhau, được dùng chủ yếu dưới 2 dạng là viên uống và gel bôi ngoài da. Thuốc có tác dụng làm giảm phóng thích các chất trung gian gây phản ứng viêm, cải thiện sự tưới máu vi mạch tuần hoàn và giảm tình trạng tích nước gây phù.
Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nhưng thường được uống sau bữa ăn để giảm kích ứng trên đường tiêu hóa.
Heptaminol
Thuốc có tác dụng cải thiện quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng máu bị ứ đọng, hình thành huyết khối. Vì vậy, ngoài sử dụng trong điều trị giãn tĩnh mạch, thuốc còn được dùng khi bị hạ huyết áp tư thế đứng, rối loạn tim mạch hoặc đang dùng thuốc hướng tâm thần.
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc tăng trương lực tĩnh mạch là rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, khó tiêu, nôn, buồn nôn), rối loạn thần kinh (chóng mặt, đau đầu, khó chịu), rối loạn về da (phát ban, mẩn ngứa, phù Quinck).
Đọc thêm: CẬP NHẬT KHUYẾN CÁO 2014 VỀ THUỐC TRỢ TĨNH MẠCH (VADs)
1.2. Thuốc điều trị các biến chứng
Bên cạnh những thuốc làm bền thành mạch, người bệnh còn được chỉ định thuốc khi có biến chứng viêm loét, nhiễm trùng, hình thành huyết khối,…
Kháng sinh
Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn hoặc dự phòng nhiễm khuẩn nếu tổn thương sâu và lan rộng. Tùy vào mức độ nhiễm khuẩn, kinh nghiệm sử dụng thuốc hoặc kết quả kháng sinh đồ mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.
Nhóm kháng sinh thường được sử dụng bao gồm beta-lactam, cephalosporin, tetracyclin, clindamycin,… Tác dụng phụ chủ yếu của kháng sinh là rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy, nôn,…). Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể bổ sung men vi sinh cách thời gian sử dụng kháng sinh ít nhất là 2 giờ.
Chống viêm
Chống viêm thường được sử dụng khi bị giãn tĩnh mạch thuộc nhóm chống viêm corticoid. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình viêm, làm giảm các triệu chứng sưng đau, nóng rát,… Mặc dù có tác dụng chống viêm mạnh nhưng corticoid cũng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ như ức chế miễn dịch, làm loãng xương, ức chế sự phát triển của xương, loét dạ dày – tá tràng,…
Một số thuốc thuộc nhóm này bao gồm prednisolon, methylprednisolon, betamethasone, dexamethason,…
Chống đông
Sử dụng thuốc chống đông trong điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị giãn tĩnh mạch, giúp giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, thuốc chống đông gồm 3 nhóm chính, bao gồm:
Heparin
Heparin được chia thành hai loại là heparin không phân đoạn và heparin trọng lượng phân tử thấp. Heparin trọng lượng phân tử thấp ngày càng được ưa chuộng bởi có thời gian tác dụng dài hơn, tác dụng ổn định, ít tác dụng phụ và liều dùng được tính dựa trên cân nặng. Trong khi đó, heparin không phân đoạn có thời gian tác dụng ngắn, phải dùng nhiều lần trong ngày, liều dùng dựa trên khả năng chống đông, gây bất tiện trong quá trình sử dụng.
Thuốc kháng vitamin K
Thuốc có cấu trúc tương tự vitamin K nên ức chế quá trình khử vitamin K epoxide thành vitamin K – một chất cần thiết cho quá trình đông máu. Thuốc hấp thu tốt qua đường uống và thời gian bắt đầu tác dụng chậm, thông thường là từ 48 – 72 giờ sau khi uống. Thuốc kháng vitamin K sử dụng nối tiếp heparin trong trường hợp cần chống đông trong thời gian dài.
Thuốc chống kết tập tiểu cầu
Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế hình thành nút chặn tiểu cầu, nhờ đó có tác dụng chống đông máu ngay từ giai đoạn đầu. Một số thuốc chống kết tập tiểu cầu thường được sử dụng là aspirin, clopidogrel, ticlopidin,… Các thuốc này được dùng chủ yếu qua đường uống trong trường hợp cần phòng ngừa dài hạn các biến cố do huyết khối gây ra.
2. Lưu ý khi sử dụng thuốc giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch là bệnh lý mãn tính đòi hỏi người bệnh phải sử dụng thuốc trong thời gian dài, ít nhất là 6 tháng. Chính vì vậy, người bệnh cần phải nắm được một số lưu ý sau để quá trình dùng thuốc diễn ra an toàn và hiệu quả.
2.1. Sử dụng đúng liều lượng
Liều lượng của từng thuốc đã được các bác sĩ đánh giá dựa trên mức độ và tình trạng bệnh. Do đó, bạn cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng thuốc.
Thời gian gần đây có rất nhiều bài thuốc gia truyền hay bài thuốc nam được truyền tai nhau là có tác dụng trị dứt điểm bệnh giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch là bệnh lý có tỷ lệ tái phát ở mức khá cao và rất khó để trị dứt điểm nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Do đó, người bệnh cần hết sức tỉnh táo trước những lời quảng cáo trên và tuyệt đối không được ngừng sử dụng thuốc để chuyển sang các bài thuốc này. Trước khi sử dụng bài thuốc nam, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có quyết định đúng đắn nhất.
2.2. Theo dõi tác dụng không mong muốn
Thuốc điều trị giãn tĩnh mạch có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn. Ngoài các tác dụng phụ đã được bác sĩ báo trước, nếu bạn có biểu hiện dị ứng thuốc như mẩn ngứa, phát ban, sốt, phù mạch, khó thở,… bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Khi thăm khám với bác sĩ, bạn cần thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe của bản thân, tiền sử dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ lựa chọn thuốc cho phù hợp, giảm khả năng bị dị ứng thuốc.
2.3. Kết hợp biện pháp không dùng thuốc
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch được cải thiện đáng kể khi bạn áp dụng các biện pháp không dùng thuốc dưới đây:
- Đeo vớ y khoa
- Bổ sung dinh dưỡng (nhóm thực phẩm giàu kali, giàu chất xơ, flavonoid, giảm muối)
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu.
- Hạn chế đi giày cao gót, lựa chọn giày dép phù hợp
- Không mặc quần áo bó sát cơ thể
- Kê cao chân khi nằm
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý; tránh thừa cân, béo phì
- Hạn chế tắm nước nóng, không massage bằng dầu nóng lên vùng bị giãn tĩnh mạch.
Có thể bạn quan tâm: Cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch bằng thuốc nam có hiệu quả không?
Nguyễn thu trang đã bình luận
Tôi đang uống thuốc dulcit tôi thấy khuyên cao la khi dung thuốc dulcit ko được uông kẽm thuốc chống đông ah . Vây lam sao đê phòng chông hinh thanh cuc mau đông đc ?
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Cục máu đông là những khối thạch giống như máu, thường được tìm thấy chủ yếu ở các động mạch, hoặc tĩnh mạch trong tim, não, phổi, bụng, cánh tay và chân của cơ thể. Huyết khối có thể hình thành ở động mạch hoặc tĩnh mạch tùy từng nguyên nhân. Ở động mạch nguyên nhân chính là do các mảng xơ vữa tạo nên, ở tĩnh mạch nguyên nhân chính là do lưu thông máu chậm, ứ trệ máu tĩnh mạch mà hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.
Làm sao để phòng tránh huyết khối?
Hiện tại, chưa có 1 biện pháp chủ đạo để phòng huyết khối, tuy nhiên vận động để tăng tuần hoàn máu là 1 cách hữu ích. Bạn có thể lựa chọn các môn thể thao phù hợp với thể trạng, riêng người có giãn tĩnh mạch thì nên bơi, đạp xe, hoặc đi bộ, tập 1 số bài yoga bổ trợ cho tĩnh mạch chân.
Khám bệnh định kỳ cũng là 1 giải pháp tốt, giúp phát hiện huyết khối sớm để điều trị.
Sở dĩ chúng tôi khuyên không nên dùng Dulcit chung với thuốc chống đông máu vì ưu tiên việc phòng chống huyết khối hơn, đồng thời giảm nguy cơ tác dụng phụ khi sử dụng cả 2 sản phẩm cho các bệnh tim mạch.
Về chế độ ăn: Giảm chất béo chứa cholesterol như nội tạng động vật, mỡ động vật, giảm đồ ăn tẩm ướp quá nhiều, tăng chất xơ, rau củ quả.
Chúc bạn sức khỏe!