Đối với những người bị suy giãn tĩnh mạch chân, việc nằm ngủ đúng tư thế giúp cho người bệnh có được sự thoải mái nhất khi ngủ, cải thiện quá trình lưu thông máu ở chân có tĩnh mạch bị suy giãn, giảm tình trạng đau mỏi chân, giảm cảm giác bồn chồn không yên.
1. Chi tiết về các ảnh hưởng của suy giãn tĩnh mạch chân đến giấc ngủ
Nhiều người cho rằng, suy giãn tĩnh mạch chủ yếu ảnh hưởng đến khía cạnh thẩm mỹ với những đường vằn vện xanh tím nổi quanh bắp chân. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lại tác động không nhỏ tới chất lượng cuộc sống nói chung và chất lượng giấc ngủ nói riêng.
Thực tế, áp lực do suy giãn tĩnh mạch có thể tích tụ ở đôi chân và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau suốt cả ngày, nhưng mọi người ít quan tâm bởi vì chúng ta luôn bận rộn với vô số công việc cần làm.
Vào ban đêm thì lại khác. Khi nằm trên giường, giữa không gian tối và yên tĩnh, tâm trí và cơ thể nhạy cảm hơn hẳn. Bạn có thể khó chịu, trằn trọc cả đêm chỉ vì tiếng những giọt nước rơi xuống bồn rửa mặt hay tiếng kẽo kẹt của những con mọt đang ăn gỗ. Cơ thể cũng vậy, khi càng cố gắng ổn định giấc ngủ, bạn càng nhận thức rõ hơn về cơn đau và các triệu chứng khác của bệnh.
Nếu như ban ngày phải đứng hoặc ngồi quá lâu thì ban đêm những cơn đau và tình trạng sưng phù mắt cá chân sẽ càng trầm trọng hơn.
Chứng suy giãn tĩnh mạch cũng gây ra tình trạng chuột rút bắp chân và bồn chồn chân khi ngủ. Bồn chồn chân còn gọi là hội chứng chân không yên (RLS), nó khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi nằm hoặc ngồi. Người bệnh không thể kiểm soát chân được, buộc phải di chuyển chân liên tục để giảm bớt cảm giác khó chịu tạm thời. Điều này đã làm gián đoạn giấc ngủ của họ và khiến họ khó trở lại trạng thái thư giãn như ban đầu.
2. Các tư thế ngủ cần tránh với người bị suy giãn tĩnh mạch chân
2.1. Ngủ ngay sau khi ăn trưa xong
Ngủ ngay sau khi ăn xong là thói quen của rất nhiều người, nhất là nhân viên văn phòng. Quỹ thời gian nghỉ trưa eo hẹp tại nhiều công ty khiến các nhân viên luôn phải vội vàng ngay cả khi ăn và ngủ.
Nhiều người muốn tranh thủ ăn thật nhanh và ngủ ngay sau khi ăn xong để có thể nghỉ ngơi nhiều hơn một chút. Thói quen này không chỉ gây sức ép cho hệ tiêu hóa mà còn làm tăng áp lực lên tĩnh mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh và các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Do vậy, việc điều chỉnh lại lịch trình sinh hoạt buổi trưa rất quan trọng. Thực tế, một giấc ngủ trưa chỉ cần 30 phút là đủ, vì thế, bạn nên dành thêm thời gian đi lại nhẹ nhàng và massage bụng sau khi ăn, tránh ngồi tại chỗ hay đi ngủ ngay. Đi bộ thư giãn vừa giúp dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn, giảm béo bụng mà còn là bài tập cho tim mạch với cường độ nhẹ.
2.2. Nằm sấp khi ngủ
Nằm sấp gây áp lực lên các mạch máu nằm ở mặt trước của chân, làm nặng thêm triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch nói chung và bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới nói riêng.
Nằm sấp không chỉ gây ra các vấn đề về tuần hoàn máu, mà nó còn làm tăng áp lực lên cột sống (gây đau lưng, đau cổ) và các vấn đề về hô hấp (chứng ngủ ngáy, tắc nghẽn mũi).
2.3. Ngủ trong tư thế ngồi
Nhiều người ngủ trong tư thế ngồi trên ghế và ngửa cổ ra sau hoặc ngủ gục trên bàn. Hai tư thế này tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch chân, cản trở sự lưu thông của máu tĩnh mạch và làm nặng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, tư thế ngủ ngồi dễ gây mỏi tay và cổ nên nó không giúp chúng ta đạt được trạng thái thư giãn nhất khi ngủ.
3. Tư thế ngủ nào phù hợp cho người bị giãn tĩnh mạch chân?
3.1. Kê cao chân khi ngủ
Đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, tư thế kê cao chân khi ngủ đúng là phải giữ cho chân cao hơn mặt phẳng tim, đây là tư thế cơ bản nhất, giữa chân và mặt phẳng hình thành một góc chênh lệch áp suất khoảng 30°.
Tư thế này có thể làm cho máu trong tĩnh mạch chân bị giãn chảy ngược trở lại tim một cách thuận lợi, giảm bớt áp lực lên chân và tĩnh mạch, giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đau hay sưng phù chân.
Người bệnh nên sử dụng những loại gối kê chân có chất liệu mềm và thoáng khí. Nếu có điều kiện, tốt nhất hãy mua loại gối dành riêng cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân. Những loại gối này được thiết kế với kiểu dáng và chất liệu phù hợp với cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân, gối có đàn hồi, độ nảy cao và không bị sụt lún theo thời gian, độ bền thường là từ 5 – 10 năm.
Gợi ý một số thương hiệu gối kê chân uy tín cho người bị giãn tĩnh mạch:
- Gối kê chân Yorokobi
- Gối kê chân Emma
- Gối kê chân Belsana Classic
Đọc thêm: Hướng dẫn cách lựa chọn gối kê chân cho người bị suy giãn tĩnh mạch
3.2. Ưu tiên nằm nghiêng bên trái khi ngủ
Đối với người bị suy giãn tĩnh mạch, thay vì liên tục nằm ngửa hay nằm sấp thì chuyển sang nằm nghiêng bên trái sẽ tốt hơn.
Tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể (tĩnh mạch chủ) nằm ở phía bên phải. Nó chịu trách nhiệm bơm máu từ chân đến tim. Nằm ngủ nghiêng bên trái giúp giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch chủ, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm nguy cơ máu tích tụ trong tĩnh mạch.
Những bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phẫu thuật cần được nghỉ ngơi để phục hồi đúng cách, do đó việc duy trì giấc ngủ sâu rất quan trọng. Ngoài việc nằm ngủ đúng tư thế như trên, người bệnh cũng cần mang vớ y khoa trị suy giãn tĩnh mạch trong vài tuần (theo chỉ định của bác sĩ) để ngăn máu tụ lại trong tĩnh mạch.
4. Các lưu ý khác để có một giấc ngủ ngon
Đi dạo trước khi ngủ
Đặc thù công việc của nhiều người đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng hàng giờ. Việc ít vận động có thể gây ứ đọng máu trong tĩnh mạch, dẫn đến tăng áp lực. Hãy cố gắn đi bộ ngắn từ 20 đến 30 phút giúp thúc đẩy tuần hoàn máu lên tim tốt hơn.
Xem thêm: Tips chọn giày dép phù hợp cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân
Uống nước trước khi ngủ
Uống nước trước khi ngủ không chỉ đáp ứng quá trình trao đổi chất của cơ thể vào ban đêm mà còn làm cho dòng chảy của máu lỏng hơn và dễ lưu thông hơn. Bạn có thể uống một số loại trà an thần như trà hoa cúc, trà lạc tiên, trà gừng… để ngủ sâu giấc hơn.
Xoa bóp chân trước khi ngủ
Bạn có thể thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng từ gót chân lên đến mắt cá chân, nếu thấy khó chịu hãy ngừng massage và kê cao chân hơn. Không massage mỗi chân quá 5 phút.
Có thể sử dụng kết hợp máy massage cổ để tăng lưu thông máu giảm tê mỏi vai gáy, giảm đau nhức và tạo sự thư giãn cần thiết giúp bạn dễ vào giấc ngủ, đạt giấc ngủ sâu. Không dùng máy mát-xa khi đang ngủ.
Không nên ngủ quá muộn
Để có một giấc ngủ chất lượng và duy trì trạng thái tinh thần tốt vào ngày hôm sau, việc thiết lập lịch trình ngủ khoa học rất quan trọng. Cụ thể, thời lượng ngủ cần thiết mỗi đêm là từ 7 – 8h, nên ngủ sớm trước 23h mỗi ngày.
Ngủ muộn không chỉ gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới tâm lý mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch, huyết áp cao, rối loạn chuyển hóa đường, béo phì, suy giảm khả năng tập trung.
Lưu ý khác
- Mặc quần áo thoải mái nhất khi ngủ, tránh quần áo bó chật.
- Tắt điện thoại, không dùng đồ điện tử trước khi ngủ ít nhất 30 phút.
- Duy trì nhiệt độ và độ ẩm phòng thích hợp..
- Đóng cửa để tránh ánh sáng và tiếng ồn tác động đến giấc ngủ.
- Sử dụng tinh dầu oải hương trong phòng ngủ.
Ngoài việc thay đổi thói quen và và tư thế đúng khi ngủ, để cải thiện các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ với các hoạt chất giúp hỗ trợ làm bền vững tĩnh mạch, hỗ trợ lưu thông máu và chống viêm tĩnh mạch.