Tình trạng bắp chân bên to bên nhỏ đang là nỗi ám ảnh của nhiều người. Bởi nó làm mất đi sự thon gọn, mảnh mai của cơ thể, khiến bạn cảm thấy tự ti do nhìn thấy hai chân không đều. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy cùng Dulcit tìm hiểu nguyên nhân cũng như giải pháp qua bài viết dưới đây nhé!
Hoạt động thể thao
Trong quá trình tham gia thể thao, bạn hoạt động chân quá mức, vận động cơ chân không đều và thường xuyên dùng một bên chân thuận khiến chân sẽ gặp phải tình trạng bắp chân bên to bên nhỏ. Các dấu hiệu có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi hai bên chân không đều nhau.
Chẳng hạn, bạn chơi môn nhảy sào hay quần vợt, cầu lông,… chỉ sử dụng một bên chân hoặc một bên tay là chủ yếu. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như trật khớp vai, bong gân và đặc biệt làm cho hai tay, hai bắp chân bên to bên nhỏ.
Giải pháp
Giải pháp để khắc phục tình trạng này là tăng cường sức mạnh cho nhóm cơ yếu hơn. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản là dành thời gian tập luyện cho nhóm cơ một bên chân nhỏ hơn hay không phải chân thuận như:
- Những bài tập đơn giản, không yêu cầu thiết bị đi kèm.
- Tập trung vào nhóm cơ yếu hơn bằng cách sử dụng một chân hoặc hông.
- Bài tập có liên quan đến chuyển động chậm, có mục tiêu cụ thể, chuyển động lệch tâm.
Do chấn thương
Nếu bạn bị gãy xương một bên chân có thể làm mất cân bằng đến sự phát triển của khung xương, dẫn đến hai chân không đều nhau. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu xương bị gãy thành nhiều mảnh hoặc các mô cơ bị tổn thương. Tuy nhiên, xương bị gãy không đồng nghĩa với việc chúng sẽ bị teo đi mà vẫn có thể phát triển bất thường trong quá trình hồi phục.
Bên cạnh đó, trẻ em có thể kém phát triển các chi khi gặp chấn thương. Tình trạng này sẽ làm sụn tăng trưởng của trẻ thành xương cứng khiến bé chậm phát triển khi đến tuổi trưởng thành. Các môn thể thao có thể khiến xương chân của trẻ dễ bị chấn thương hay làm bắp chân bên to bên nhỏ như bóng đá, trượt tuyết, trượt ván,…
Ngoài tình trạng bắp chân bên to bên nhỏ, người bị chấn thương chân còn có thể gặp các vấn đề như xương chân bị cong, giảm vận động ở bên chân bị gãy,…Quá trình hồi phục sau phẫu thuật cũng có thể dẫn đến tình trạng bắp chân bên to bên nhỏ. Đặc biệt, nếu phẫu thuật được thực hiện một bên cơ bắp chân. Điều này làm cơ yếu hơn cơ còn lại và có thể không lành lại như bình thường, dẫn đến bắp chân bên to bên nhỏ.
Giải pháp
- Tập phục hồi chức năng khi chân đang dần hồi phục
- Sau khi khỏi, cần phải tập luyện thêm cho nhóm cơ yếu hơn và thực hiện giãn cơ thường xuyên để hai bên chân được cân bằng.
- Có thể sử dụng các phương pháp khác như vật lý trị liệu, xoa bóp bắp chân,… để cải thiện bắp chân.
Suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra nhiều triệu chứng, một trong số đó là tình trạng bắp chân bên to bên nhỏ. Điều này có thể gây khó chịu và tự ti cho người bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi hệ thống van trong tĩnh mạch ngăn cho máu chảy ngược trở nên yếu đi hoặc bị tổn thương. Kết quả là máu bị ứ đọng, tích tụ trong các tĩnh mạch bị tác động, dẫn đến sự giãn nở và hình thành các mạch máu xoắn, phồng lên.
Mặc dù, suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở hai chân nhưng không quá lạ khi chỉ một chân bị ảnh hưởng. Triệu chứng này hoàn toàn có thể nhìn thấy rõ ràng qua sự khác biệt về kích thước giữa chân bị suy giãn tĩnh mạch sẽ to hơn so với chân bình thường. Người bị suy giãn tĩnh mạch ngoài hiện tượng phình giãn tĩnh mạch còn hay bị sưng phù chân, nặng chân về chiều, chuột rút ban đêm, đau nhức chân,…
Giải pháp
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định hướng điều trị phù hợp với từng mức độ bệnh:
- Sử dụng một số phương pháp điều trị xâm lấn để cải thiện triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch như: điều trị nhiệt nội tĩnh mạch, tiêm xơ tĩnh mạch, phẫu thuật hở.
- Dùng thuốc điều trị để hỗ trợ chức năng của tĩnh mạch trong một số trường hợp đau, phù hoặc loét tĩnh mạch kết hợp với điều trị bằng băng ép.
- Điều trị băng ép để kiếm soát tình trạng chảy máu ngược không từ tĩnh mạch về tim, được ưu tiên cho người điều trị nội khoa sử dụng thuốc.
- Điều chỉnh lối sống để giảm bớt triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trầm trọng hơn như: tập các bài tập đạp xe, đi bộ, bơi lội, khi ngủ hoặc nghỉ ngơi nâng cao chân, thay đổi tư thế và di chuyển thường xuyên sau khoảng 30 phút.
☛ Đọc thêm: Profile bác sĩ chữa giãn tĩnh mạch giỏi tại Hà Nội và TP.HCM
Teo cơ chân
Teo cơ chân là tình trạng mất cơ ở bắp chân khi không được sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu là do không hoạt động cơ bắp chân làm cho cơ bị tiêu biến. Teo cơ bắp chân xảy ra khi bạn mắc phải bệnh lý, chấn thương gây khó khăn trong việc di chuyển hoặc ngồi làm việc trong thời gian quá lâu, lười vận động….
Triệu chứng của tình trạng này là khiến bắp chân bên to bên nhỏ trong khi chiều dài chân không hề thay đổi. Bên cạnh đó còn một vài triệu chứng để nhận biết bệnh như: teo lõi cơ bắp chân, dễ bị ngã, suy nhược cơ tăng, khó khăn khi leo cầu thang, đi bộ hoặc đứng quá lâu một chỗ, dáng đi bị thay đổi,…
Giải pháp
Để điều trị tình trạng teo cơ chân, người bệnh cần thực hiện phương pháp như:
- Đến bệnh viện thăm khám để các bác sĩ đánh giá và lựa chọn phương pháp vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng của bạn. Điều này nhằm khôi phục và tái tạo vùng cơ bắp chân bị mất mà không làm bệnh trầm trọng thêm.
- Trong trường hợp bạn bị tổn thương thần kinh, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách liên kết các dây thần kinh và cơ lại với nhau để khôi phục chức năng cơ bắp chân trở lại một cách bình thường.
- Tăng cường hoạt động thể chất, tập luyện cách bài tập sử dụng cơ chân như đi bộ, chạy, đạp xe,… nhằm tạo hình cho các cơ bắp chân cân đối hơn.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất để cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng.
Bệnh chân voi
Bệnh chân voi là một trường hợp bệnh tắc hệ tĩnh mạch do giun chỉ gây ra. Bệnh có các triệu chứng như phù chi dưới với kích thước to bất thường, phù cứng, ấn không lõm, không có cảm giác đau, da dày, biến dạng và có thể bị loét.
Phần lớn, phù chân chỉ xảy ra ở một bên chân khiến chân bên to bên nhỏ, bệnh phát tác liên tục và kéo dài từ chân lên đến đùi. Ngoài ra, phù có thể lan rộng đến các bộ phận sinh dục gây tràn dịch màng tinh hoàn, xơ cứng da bìu và xù xì.
Giải pháp
Bệnh chân voi là một tình trạng bệnh khá phức tạp, nên cần được chẩn đoán và điều trị bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ.
- Phương pháp phức hợp điều trị suy giảm: Mục đích nhằm tăng thoát bạch huyết, giảm sưng đau và khó chịu cho người bệnh.
- Bác sĩ sẽ sử dụng kĩ thuật xoa bóp chân, cơ bắp chân bị phù, các bài tập tăng cường cơ chế bơm bên trong để ngăn ngừa nhiễm trùng và kiểm soát sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Người bệnh sẽ phải sử dụng quần áo nén, vớ nén vào ban ngày, thậm chí về đêm đối với những trường hợp nặng.
- Phương pháp phẫu thuật sẽ chỉ định thực hiện khi người bệnh trở nặng, không thể di chuyển và các biện pháp khác không có tác dụng.
- Ngoài ra, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ,… nếu có thể; kê cao chân khi nằm hoặc ngồi để giảm sưng tấy và hạn chế tình trạng bắp chân bên to bên nhỏ.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên, Dulcit đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng bắp chân bên to bên nhỏ. Khi nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh thì sẽ có cách giải quyết và điều trị phù hợp. Từ đó giúp bạn có thể giảm sưng chân, khôi phục lại sự cân bằng ban đầu và cải thiện chất lượng cuộc sống.