Nhiều người cho rằng dùng cà chua có thể cải thiện một số triệu chứng của bệnh ở giai đoạn chớm. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tác dụng thực sự của cà chua với bệnh suy giãn tĩnh mạch trong bài viết này.
Mục lục
1. Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới. Đây là hiện tượng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại, gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.
Khi bị suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh có thể có cảm giác như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê chân, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm. Tĩnh mạch nổi lên thành từng đám khu trú hoặc phồng lên dọc theo cẳng chân (tĩnh mạch hiển nông lớn), làm mất thẩm mỹ, đôi khi gây ngứa hoặc nóng rát.
Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
2. Nhiều người dùng cà chua để cải thiện suy giãn tĩnh mạch như thế nào?
2.1. Cách 1: Ăn cà chua với mật ong
Nguyên liệu:
- 2 trái cà chua xanh cỡ vừa
- 1 thìa mật ong
Thực hiện:
- Lấy phần thịt quả cà chua xanh cùng với mật ong và nước bỏ vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn thành hỗn hợp.
- Uống hỗn hợp cà chua xanh – mật ong mỗi sáng trước khi ăn.
2.2. Cách 2: Đắp cà chua lên vùng giãn tĩnh mạch chân
Nguyên liệu:
- 2 quả cà chua xanh hoặc chính cỡ vừa
Thực hiện:
- Rửa sạch cà chua và cắt lát tròn
- Đặt những lát cà chua này lên các vùng da chân bị giãn tĩnh mạch
- Giữ nguyên như vậy từ 20 – 30 phút.
3. Cà chua thực sự có thể giúp ích cho bệnh suy giãn tĩnh mạch?
3.1. Giải mã lợi ích cải thiện suy giãn tĩnh mạch khi ăn cà chua
Có nhiều thông tin công bố rằng:
- Cà chua xanh làm mờ tĩnh mạch dưới da nhanh chóng, còn cà chua chín có khả năng tăng cường thành mạch là nhờ chứa flavonoid.
- Axit tự nhiên trong cà chua có thể thúc đẩy tuần hoàn máu.
- Lycopene có tác dụng chống oxy hóa và có thể loại bỏ các gốc tự do.
- Vitamin C có thể ngăn ngừa táo bón, cải thiện lưu thông máu.
Những thông tin này có vẻ khá khoa học nhưng thực tế nó thiếu các bằng chứng lâm sàng đáng tin cậy. Trong tất cả các thành phần nói trên, chỉ có Lycopene là hoạt chất được nghiên cứu kỹ lưỡng với sức khỏe tĩnh mạch và cho tín hiệu khả quan.
Cụ thể, theo nghiên cứu vào năm 2018 công bố trên Thư viện y khoa Hoa Kỳ cho biết:
Đánh giá hiện tại ủng hộ tầm quan trọng của lycopene trong việc cải thiện chức năng mạch máu và phòng ngừa các rối loạn tim mạch nguyên phát và thứ phát. Các tác dụng đã được chứng minh của lycopene đối với sức khỏe tim mạch bao gồm khả năng chống oxy hóa và chống viêm nói chung, các đặc tính kháng tiểu cầu, chống apoptotic và hạ huyết áp, khả năng cải thiện chức năng nội mô, quá trình trao đổi chất và tái tạo tâm thất, giảm xơ cứng động mạch. như giảm kích thước của mảng xơ vữa động mạch. Lycopene phát huy tác dụng thuận lợi ở những bệnh nhân bị xơ vữa động mạch cận lâm sàng, hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp, bệnh mạch máu ngoại vi và một số rối loạn tim mạch khác, nhưng đôi khi thu được kết quả trái ngược nhau.
Nghiên cứu này tập trung vào việc bổ sung lycopene thông qua chế độ ăn uống. Các nhà khoa học cho biết việc bổ sung các sản phẩm chứa thành phần lycopene hứa hẹn mang đến lợi ích nhất định phòng ngừa bệnh tim mạch và bệnh về mạch máu nói chung.
Kết luận:
Từ đây có thể thấy rằng, việc thêm cà chua vào chế độ ăn uống có thể phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nhưng cần nhấn mạnh rằng chỉ bổ sung cà chua đơn thuần vào chế độ ăn uống là không đủ. Cà chua không phải là thuốc và không thể điều trị được căn nguyên gây bệnh.
Ăn cà chua có tác dụng tốt đối với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, nhưng cần lưu ý, trong loại quả này có chứa một lượng đường nhất định, không thể ăn quá nhiều. Hơn nữa, cà chua có tính axit nên người bị viêm dạ dày ruột và các bệnh khác, không thích hợp dùng.
3.2. Giải mã lợi ích cải thiện suy giãn tĩnh mạch khi đắp cà chua lên da
Nhiều người tin rằng việc thoa đắp cà chua ngoài da có thể cải thiện tạm thời tình trạng ngứa và đau chân do suy giãn tĩnh mạch.
Thực tế, cà chua giúp giảm các triệu chứng này là do tính mát, ẩm của nó mà không phải là vì các hoạt chất trong nó đang tác dụng lên tĩnh mạch.
Việc dùng khăn lạnh, tưới nước mát hay chườm đá lên các vùng bị giãn tĩnh mạch cũng có thể cho kết quả tương tự.
Hiện tại, không có nghiên cứu đáng kể nào củng cố hiệu quả của cách làm này.
Kết luận:
Những người bị suy giãn tĩnh mạch có thể chọn lựa đắp cà chua hoặc một nguyên liệu làm mát khác để xoa dịu tạm thời triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nhưng các bác sĩ khuyên rằng, nếu áp dụng thì chỉ nên đặt lát cà chua tối đa 30 phút, không trộn thêm các thành phần khác khi chưa có khuyến cáo, để tránh các tác hại không mong muốn.
Đọc thêm:
4. Sự thật cần biết về suy giãn tĩnh mạch và các phương pháp điều trị bệnh
Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh mãn tính, vì vậy rất khó có thể điều trị khỏi triệt để. Hiện nay, các biện pháp điều trị chủ yếu nhằm mục tiêu cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
Suy giãn tĩnh mạch có thể nặng dần theo thời gian, gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị cụ thể.
Hiện nay, trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân cần kết hợp cả biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà và điều trị bằng y tế. Tùy theo mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ phù hợp.
Hỗ trợ điều trị tại nhà bao gồm:
- Sử dụng vớ y khoa
- Thay đổi chế độ ăn uống và vận động, điều chỉnh lối sống nói chung
- Sử dụng viên uống bổ trợ
Điều trị y tế:
- Tiêm xơ tĩnh mạch
- Laser làm teo tĩnh mạch
- Phẫu thuật