Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng hoa hòe là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Vậy hoa hòe có thực sự đem lại hiệu quả cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tổng quan về suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn ra, phồng lên, có thể nằm nông và nổi ngoằn ngoèo dưới bề mặt da, màu xanh hoặc tím.
Theo thống kê, có khoảng 25% người trưởng thành tại Việt Nam mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ ai, lứa tuổi nào nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn ở những người làm công việc yêu cầu ngồi và đứng trong thời gian dài, phụ nữ có thai, người thừa cân, có lối sống ít vận động, có tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.
Suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra các triệu chứng như căng tức ở bắp chân, đau chân, nặng và mỏi chân, chuột rút về đêm, bàn chân bị sưng phù, ngứa, da bị viêm, gân xanh nổi rõ,… Các triệu chứng bệnh thường tiến triển âm thầm và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác dẫn đến việc phát hiện bệnh sớm gặp nhiều khó khăn.
Suy giãn tĩnh mạch gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hơn thế nữa, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh còn có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nghiêm trọng hơn như giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng vùng da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng, hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch gây thuyên tắc phổi đe dọa tính mạng người bệnh,…
Vì vậy, việc điều trị bệnh sớm để ngăn ngừa tiến triển và phòng ngừa biến chứng là vô cùng quan trọng. Bên cạnh các phương pháp y học hiện đại, các bài thuốc dân gian chữa suy giãn tĩnh mạch cũng ngày càng được nhiều người quan tâm, trong đó có bài thuốc sử dụng hoa hòe. Để hiểu rõ hơn về loại dược liệu trị suy giãn tĩnh mạch này, hãy cùng xem cụ thể trong nội dung dưới đây.
2. Tác dụng của hoa hòe trong trị suy giãn tĩnh mạch
Hoa hòe (tên khoa học là Styphnolobium japonicum) là một loại cây thân gỗ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây hoa hòe được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành như Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam, Bắc Giang,…
Từ xa xưa, mọi bộ phận của cây hòe bao gồm hoa, chồi, lá, vỏ và hạt đều được sử dụng phổ biến để làm thuốc. Theo Y học cổ truyền, hoa hòe có tính bình, vị đắng, có tác dụng cầm máu rất tốt. Do đó, dược liệu này thường được dùng để điều trị các bệnh đại tiện ra máu, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, trĩ ra máu, nôn ra máu, cao huyết áp.
Kết quả các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong hoa hòe có chứa nhiều hoạt chất khác nhau như kaempferol, quercetin, rutin, isorhamnetin, genistein và sophoricoside. Trong đó, rutin là thành phần chiếm hàm lượng cao nhất và là thành phần tạo hoạt tính sinh học chính cho hoa hòe. Hàm lượng rutin chiết xuất từ nụ hòe Việt Nam có thể đạt tới 34% và giảm dần khi hoa nở (theo Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam).
Rutin là một flavonoid có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe đã được ghi nhận trong các nghiên cứu như chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm đau và ngăn ngừa viêm khớp,… Ngoài ra, theo tài liệu của Viện nghiên cứu Dr.Rath (Hoa Kỳ), rutin còn được biết đến với những lợi ích trong việc củng cố mao mạch và các mạch máu,
Theo tài liệu được ghi trong sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam“, rutin trong hoa hòe có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch và phục hồi tính đàn hồi cho mao mạch đã bị tổn thương. Nhờ đó, rutin có thể cải thiện tình trạng thoát dịch ra ngoài mao mạch gây phù.
Người ta cho rằng tác dụng trên mao mạch của rutin là do rutin có đặc tính chống oxy hóa, nhờ đó làm giảm hiện tượng oxy hóa adrenalin – chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho mao mạch. Bên cạnh đó, rutin còn có khả năng làm co mạch trực tiếp hệ mao quản, dẫn đến giảm tính thẩm thấu của mao mạch.
Ngoài ra, rutin còn có tác dụng làm tăng trương lực tĩnh mạch, củng cố sức bền thành mạch giúp cải thiện đáng kể áp lực tĩnh mạch, giảm tình trạng ứ trệ.
Nhờ các tác dụng tuyệt vời đối với mạch máu, rutin đã được sử dụng để hỗ trợ giảm bớt tình trạng giãn tĩnh mạch và cải thiện các triệu chứng đi kèm như phù, sưng.
Với hàm lượng rất cao rutin trong thành phần, hoa hòe hứa hẹn có thể sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời đối với người suy giãn tĩnh mạch.
3. Cách dùng hoa hòe chữa suy giãn tĩnh mạch
Nếu bạn muốn thử phương pháp tự nhiên từ hoa hòe để cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch, trà hoa hòe sẽ là một gợi ý hay dành cho bạn. Bạn có thể tham khảo một số cách pha trà hoa hòe ngay dưới đây:
Cách 1:
- Cho nụ hoa hòe vào ấm trà. Bạn nên sử dụng các loại ấm bằng sứ hoặc gốm chuyên dụng trong pha trà truyền thống.
- Đun sôi nước khoảng 90 – 95oC để pha trà.
- Đổ một ít nước nóng vào ấm và tráng qua để làm nóng ấm, đồng thời làm sạch bụi bẩn từ hoa. Đổ bỏ phần nước tráng này.
- Rót nước vào ấm theo tỷ lệ khoảng 10g hoa hòe với 100ml nước. Sau 5 phút, khi nụ hòe đã ngấm dần nước và chìm xuống dưới, bạn có thể rót trà ra thưởng thức.
- Uống hết nước trà lần 1, bạn có thể pha thêm nước 2 – 3 lần để uống.
Cách 2:
- Cho nụ hoa hòe vào ấm nước.
- Đun sôi khoảng từ 1 – 2 phút và thưởng thức.
Hoa hòe là loại dược liệu lành tính, quen thuộc, dễ tìm kiếm với mức giá thành không quá cao. Do đó, bạn có thể áp dụng phương pháp uống trà hoa hòe hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch dễ dàng ngay tại nhà.
Tuy nhiên, do hoa hòe sử dụng pha trà là dược liệu thô, chưa qua tinh chế nên thường lẫn nhiều tạp chất và không phát huy được hết tác dụng. Các cách chế biến hoa hòe cũng hoàn toàn thủ công, làm theo kinh nghiệm, không thể kiểm soát được hàm lượng và chất lượng của các thành phần trong dược liệu và có thể khiến rutin – hoạt chất có lợi cho bệnh suy giãn tĩnh mạch bị biến chất, mất tác dụng.
Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có rất nhiều dược liệu giả, rất khó để phát hiện. Nếu bạn mua phải dược liệu hoa hòe không đảm bảo chất lượng thì không chỉ không đem lại lợi ích và còn có thể gây ra tác dụng không mong muốn cho sức khỏe.
Do đó, thay vì sử dụng hoa hòe theo phương pháp dân gian truyền thống, bạn có thể lựa chọn các loại viên uống chứa thành phần tốt cho suy giãn tĩnh mạch (rutin, aescin, diosmin,…) chiết xuất từ thảo dược. Chúng sẽ hạn chế nhược điểm của phương pháp dân gian và giúp bạn trải nghiệm tác dụng của các hoạt chất này một cách tốt nhất.
Tham khảo thêm: 5 bài thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch
4. Dulcit – Viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch
Dulcit là sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh giãn tĩnh mạch được nhập khẩu nguyên hộp từ Holistica, Pháp. Sản phẩm đã được chứng nhận an toàn bởi Cục Dược – Bộ Y tế Việt Nam và được tin dùng tại Việt Nam trong suốt hơn 8 năm qua.
Viên uống Dulcit là sự kết hợp của 3 loại thành phần thiên nhiên có tác dụng đặc biệt trong hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch như:
- Chiết xuất hạt dẻ ngựa với hoạt chất chính là Aescin 40mg: Chứa các tinh chất có tác dụng chống phù nề, chống viêm, chống oxy hòa và làm bền thành mạch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hạt dẻ ngựa là dược liệu rất tốt cho người bị trĩ, suy giãn tĩnh mạch mạn tính, phù nề sau phẫu thuật.
- Chiết xuất cây đậu chổi với hoạt chất chính là Ruscogenin 7.5mg: Giúp làm giảm cảm giác mỏi, nặng nề chân, đem lại tinh thần thoải mái cho người bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
- Bột lá cây phỉ 30mg: Hỗ trợ giảm sưng, kháng viêm, kháng khuẩn và phòng ngừa viêm tĩnh mạch hiệu quả.
Với bộ ba dược liệu trên, viên uống Dulcit sẽ giúp tăng sức bền tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu, giảm ứ trệ máu tĩnh mạch chân và phòng ngừa viêm tĩnh mạch.
Nhờ đó, sản phẩm giúp đẩy lùi các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch như đau nhức căng tức, nóng rát bắp chân, nặng chân, phù chân, hội chứng chân bồn chồn, chuột rút ban đêm, đồng thời bảo vệ tĩnh mạch từ bên trong và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây ra. Vì vậy, đây sẽ là công thức bổ sung đặc biệt từ thảo dược an toàn, lành tính cho người bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch Dulcit với 3 cách sau:
- Cách 1: Đặt hàng online, giao tận nhà: BẤM VÀO ĐÂY
- Cách 2: Gọi điện đặt hàng qua Hotline 1900 545518
- Cách 3: Mua hàng trực tiếp tại các nhà thuốc gần bạn BẤM VÀO ĐÂY
Tôi bị tiểu đường nhẹ và suy giãn tĩnh mạch chân, ko dùng thuốc nào, chỉ kiêng ăn uống, có uống dulcit được ko?