Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, nhiều mẹ bầu có thể trải qua một số triệu chứng bất thường ở chân, được gọi là “hội chứng chân không yên.” Đây là một hiện tượng khá phổ biến, nhưng ít người biết đến nó. Bài viết này sẽ tìm hiểu về hội chứng này và tác động của nó đối với sức khỏe của bà bầu trong thời kỳ đầu thai.
1. Nguyên nhân gây hội chứng chân không yên thời kỳ đầu mang thai
Cơ chế sinh lý bệnh của hội chứng chân không yên trong thời kỳ đầu mang thai vẫn chưa được xác định rõ và cần thêm thời gian để nghiên cứu.
Trong một nghiên cứu lớn năm 2010, các nhà nghiên cứu từ Đại học Michigan đã gọi hội chứng chân không yên là vấn đề thai kỳ phổ biến nhất.
Hội chứng chân không yên khi mang thai có thể do thiếu axit folic hoặc sắt. Cũng có một số bằng chứng cho thấy nồng độ estrogen tăng lên trong thời kỳ mang thai có thể góp phần vào sự phát triển của hội chứng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết các yếu tố ở nội dung dưới đây:
Di truyền:
Người trong gia đình từng mắc hội chứng chân không yên thì bạn có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này trong quá trình mang thai.
Xem chi tiết: Hội chứng chân không yên do di truyền
Các loại hormon:
Ở những tháng đầu thai kỳ, nồng độ estrogen bắt đầu tăng cao và có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp cũng như giải phóng dopamin. Ngoài ra, progesterone – một loại hormon thiết yếu khác trong quá trình mang thai, cũng tăng nhanh, kích thích của tế bào thần kinh. Đây đều là những nguyên nhân dẫn đến hội chứng chân không yên.
Sắt, ferritin và folate:
Nồng độ sắt, ferritin và folate trong huyết thanh bắt đầu giảm ở thời kỳ đầu mang thai. Thay đổi này có thể bắt nguồn từ việc gia tăng tổng lượng máu, dẫn đến sự pha loãng các thành phần trên.
Ngoài ra, thai nhi phát triển khiến nhu cầu bổ sung các chất tăng, nếu không kịp thời đáp ứng có thể dẫn đến tình trạng này. Nhu cầu về sắt ở phụ nữ mang thai cao gấp 3-4 lần bình thường để “nuôi” thai nhi đang phát triển. Do đó nhiều mẹ bầu có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt, nguyên nhân chính gây ra hội chứng chân không yên.
Thiếu sắt, ferritin và folate hạn chế quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh dopamine (một chất dẫn truyền thần kinh trong não kiểm soát hoạt động và chuyển động của cơ) gây ra hội chứng chân không yên. Nếu không bổ sung đủ các chất trong và sau khi mang thai, chúng có xu hướng giảm nhiều hơn ở những lần mang thai tới.
Vitamin D:
Vitamin D đóng vai trò quan trọng giúp điều chỉnh nồng độ canxi trong não và chuyển hóa sắt. Hoạt chất này còn có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh dopaminergic chống lại độc tố và chịu trách nhiệm làm tăng nồng độ dopamine. Vì vậy, thiếu vitamin D trong quá trình mang thai sẽ làm mất cân bằng nồng độ dopamine và gây nên hội chứng chân không yên.
Magie:
Nồng độ magie thấp làm tăng nguy cơ kích thích dây thần kinh và cơ bắp, gây co cơ, chuột rút và đau nhức – những dấu hiệu phổ biến của hội chứng chân không yên. Ngoài ra, thiếu magie còn dẫn đến sinh non, rối loạn hệ thống tim mạch, tăng huyết áp thai kỳ.
Đọc thêm: Nên bổ sung magie thế nào để cải thiện triệu chứng RLS?
2. Cách điều trị hội chứng chân không yên thời kỳ đầu mang thai
Hầu hết các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị RLS là thuốc an thần, thuốc kháng histamine và hợp chất opioid. Các thuốc này chưa được nghiên cứu đầy đủ khi dùng cho đối tượng là phụ nữ mang thai. Vì vậy, thuốc không phải là biện pháp được khuyến khích để điều tri RLS trong thai kỳ.
Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc điều trị hội chứng chân không yên, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn tốt nhất. Các bà bầu thường sẽ được xét nghiệm kiểm tra nồng độ sắt trong máu. Nếu ở mức thấp, sẽ cân nhắc bổ sung sắt – phương pháp điều trị chính và an toàn cho các thai phụ.
Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để kiểm soát các triệu chứng khó chịu, như là:
Tập thể dục điều độ
Mọi hoạt động của mẹ đều ảnh hưởng ít nhiều đến em bé, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu chú ý hoạt động với cường độ vừa phải và tập luyện đúng cách dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, kích thích lưu thông máu, giảm căng cơ, chuột rút, ngứa ran cũng như ngăn ngừa hội chứng chân không yên. Thai phụ có thể đi bộ, tập yoga, các bài tập kéo giãn chân…
Tham khảo thêm: Một số bài tập cải thiện triệu chứng chân không yên
Massage chân
Massage chân mỗi ngày, trước khi đi ngủ giúp máu lưu thông tốt hơn, thư giãn cơ bắp, dây thần kinh và mang lại cảm giác thoải mái, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Sử dụng nhiệt
Tắm nước ấm, ngâm chân bằng nước ấm, giữ cơ thể luôn ấm bằng cách mặc đủ quần áo, dùng đệm sưởi… là cách giảm co cơ, chuột rút hiệu quả. Phương pháp này cũng thúc đẩy quá trình lưu thông máu và mang lại cho bạn giấc ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, vào mùa đông, việc sử dụng nước nóng có thể gây khô da. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn kem dưỡng ẩm an toàn, lành tính, vừa giúp da luôn mềm mại, vừa đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Chế độ ăn khoa học
Như đã nói ở trên, thiếu một số chất dinh dưỡng, điển hình là: sắt, folate, magie, kẽm… là nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng chân không yên ở mẹ bầu. Vì vậy, việc bổ sung đủ dưỡng chất từ bữa ăn hàng ngày là vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thực phẩm chức năng cung cấp các chất thiết yếu trong trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng gây nên những nguy hiểm khôn lường như: tiền sản giật, đẻ non, sảy thai…
Phần tiếp theo: Tìm hiểu về suy giãn tĩnh mạch chân ở phụ nữ mang thai