Hội chứng chân không yên (RLS) là một rối loạn thần kinh gây ra cảm giác khó chịu, thôi thúc di chuyển chân liên tục, đặc biệt vào buổi tối hoặc ban đêm. RLS có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sức khỏe tinh thần và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nước tăng lực là một loại thức uống có chứa các chất kích thích được quảng cáo là có thể tăng cường năng lượng và hiệu suất làm việc. Vậy nước tăng lực có thể chữa được RLS hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này dựa trên các nghiên cứu khoa học và ý kiến của các chuyên gia.
Nước tăng lực không thực sự chữa RLS
Nước tăng lực là sản phẩm đang được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là ở thanh thiếu niên nhờ tác dụng cải thiện hiệu suất làm việc và các hoạt động thể thao, tăng sức bền cũng như sự tỉnh táo. Thành phần chính của nước tăng lực thường có caffeine, taurine, đường, vitamin B (B6, B12, niacin) và khoáng chất (kali, magie).
Có một số nghiên cứu khoa học chỉ ra mối liên hệ chữa sự thiếu hụt vitamin B12 và sự phát triển các triệu chứng của RLS, hay nghiên cứu về việc bổ sung vitamin B6 và magie đem lại kết quả tích cực trong việc giảm bớt các triệu chứng của hội chứng chân không yên.
Trong nghiên cứu này, nhóm thử nghiệm đã bổ sung liều hàng ngày 40 mg vitamin B6 hoặc 250 mg magiê oxit. Trong khi những người khác thuộc nhóm đối chứng chỉ uống giả dược. Kết thúc thí nghiệm cho thấy uống bổ sung magiê và vitamin B6 có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở bệnh nhân RLS/WED và cải thiện chất lượng giấc ngủ của họ.
Chính vì điều này, nhiều người tin rằng uống nước tăng lực có thể cải thiện các triệu chứng của hội chứng chân bồn chồn. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin B và khoáng chất ở mỗi lon nước tăng lực rất nhỏ, ví dụ ở 1 lon rebull 250ml có 3mg vitamin B6. Thực tế, có thể một số người cảm nhận được hiệu quả của loại nước này đối với tình trạng bồn chồn chân tay nhưng tác dụng của nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Thành phần chính mà nước tăng lực nạp vào cơ thể chủ yếu là cafeine – nó lại chính là tác nhân gây hại hàng đầu đối với những người bị hội chứng chân không yên.
Bạn có thể xem chi tiết bài viết: Tác hại của cà phê với hội chứng chân không yên
Lạm dụng nước tăng lực – hại nhiều hơn lợi
Bên cạnh đó, lạm dụng những loại đồ uống năng lượng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ đáng ngại khác như:
Béo phì: Nước tăng lực thường chứa một lượng đường rất lớn, khoảng hơn 30 gram. Tiêu thụ thức uống này quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Đái tháo đường: Chất caffeine trong nước tăng lực làm giảm độ nhạy insulin, dẫn đến tăng lượng đường trong máu gây ra đái tháo đường tuýp 2. Đây là bệnh lý có mối liên hệ mật thiết đến hội chứng chân bồn chồn.
Tác dụng lên tâm lý và hệ thần kinh: Caffein có nhiều trong nước tăng lực còn được biết đến nhờ khả năng làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể. Tình trạng này khiến bạn trở nên căng thẳng, mất ngủ, thậm chí là ảo giác nếu dung nạp quá nhiều. Caffein còn là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá, co giật cơ, mang lại cảm giác bồn chồn, bứt rứt ở chân tay.
Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Tiêu thụ quá nhiều loại đồ uống này làm tăng huyết áp, nhịp tim, giảm chức năng nội mô, giãn nở động mạch, hình thành chứng phình đông mạch.
Nước tăng lực chỉ cải thiện nhất thời các triệu chứng của hội chứng chân bồn chồn, không có khả năng chữa trị tình trạng này. Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân dẫn đến quá nhiều vấn đề nghiêm trọng và lâu dài liên quan đến sức khỏe. Vì vậy, không nên lạm dụng nước tăng lực trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu đang gặp nhiều trở ngại khi mắc hội chứng chân bồn chồn, bạn nên bổ sung sắt, magie, vitamin B và các chất dinh dưỡng khác thông qua chế độ ăn uống khoa học hoặc thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của chuyên gia.
Cải thiện hội chứng chân không yên tại nhà đúng cách
Việc sử dụng nước tăng lực như một phương pháp cải thiện hội chứng chân không yên có thể là một lựa chọn thiếu lành mạnh. Đối mặt với một vấn đề sức khỏe như RLS, việc áp dụng các biện pháp khoa học khuyến cáo là quan trọng hơn. Nhiều nghiên cứu và chuyên gia y tế đều đồng thuận rằng việc thực hiện thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp đơn giản như tăng cường hoạt động thể chất có thể giảm đi các triệu chứng RLS.
Một biện pháp quan trọng là duy trì một lịch trình ngủ đều đặn, đảm bảo đủ thời gian ngủ và chất lượng ngủ. Thực hiện thói quen ngủ hợp lý, như tránh thức khuya và tạo môi trường yên tĩnh và thoải mái trong phòng ngủ, cũng có thể giúp giảm bớt tình trạng lo lắng và căng thẳng, từ đó giảm nguy xuất hiện các triệu chứng RLS.
Trước khi ngủ có thể ngâm chân nước ấm, trước khi nằm xuouongs hãy dành 5-10 phút để thực hiện động tác giãn cơ nhẹ nhàng, massage chân hoặc nâng cao chân lên tường khoảng 15 phút sẽ giúp giảm triệu chứng bồn chồn chân.
Bổ sung chất sắt và axit folic cũng được coi là một phương pháp hỗ trợ, đặc biệt là trong trường hợp thiếu hụt các khoáng chất này. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc bằng bổ sung thông quav các loại thực phẩm giàu chất sắt và axit folic sẽ an toàn hơn. Đọc bài viết: List thực phẩm tốt cho người mắc hội chứng chân không yên. Nếu như sử dụng viên uống tổng hợp hãy lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi áp dụng.
Tóm lại, việc điều trị RLS cần phải thông qua các biện pháp khoa học và đã được kiểm chứng, có tư vấn của người có chuyên môn. Việc chú ý đến lối sống, chế độ dinh dưỡng, và kiểm soát stress có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người bị ảnh hưởng bởi hội chứng này.