Xin chào chuyên gia tư vấn, tôi là giáo viên (năm nay 50 tuổi). Tôi thấy mình có các triệu chứng giống như bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Tôi chưa đi khám nên có thắc mắc là “Bệnh này có nhất định phải mổ không, khi nào cần mổ và phương pháp mổ mới nhất hiện nay là gì? Nếu phải mổ tôi sẽ cần nằm viện bao lâu?”
Mong giải đáp sớm giúp tôi, cảm ơn!
(Lê Thu Hằng, Đông Hưng, Thái Bình)
Trả lời
Xin chào cô Hằng, với hỏi đáp này, chuyên gia tư vấn của Dulcit.vn xin được trả lời như sau:
Suy giãn chia ra làm 2 loại: nông và sâu.
1/ Suy giãn tĩnh mạch nông được chỉ định điều trị khi gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân hoặc có những triệu chứng gây khó chịu chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như đau chân, phù chân, thay đổi tình trạng da vùng cổ chân, lở loét do tĩnh mạch …
2/ Suy giãn tĩnh mạch sâu, chỉ định điều trị khi các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Suy tĩnh mạch sâu có 2 nguyên nhân: tắc nghẽn hoặc trào ngược. Đối với nhóm nguyên nhân tắc nghẽn nên điều bằng can thiệp nội mạch, nông và đặt stent tĩnh mạch. Với nhóm trào ngược thì biện pháp việc điều trị là phẫu thuật, ví dụ như phẫu thuật sửa van tĩnh mạch sâu, chuyển vị tĩnh mạch…
Các phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định phù hợp với tình trạng của từng ca bệnh để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu.
Phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch thường kéo dài từ 30 phút cho tới 2 - 3 h đồng đồ, với tùy theo mức độ nghiêm trọng của ca bệnh. Người bệnh cần lưu viện từ 1 - 3 ngày, có thể quay trở lại làm việc vài ngày sau đó.
Thực tế, không phải loại suy giãn tĩnh mạch nào cũng cần phải mổ. Theo chúng tôi, nếu nghi ngờ bị suy giãn tĩnh mạch chân, cô Hằng nên sớm đi khám để các bác sĩ đề xuất phương án điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ suy giãn tĩnh mạch chân