Rạn da và giãn tĩnh mạch có nhiều sự tương đồng về mặt hình thái nên thường dễ bị nhầm lẫn. Mời bạn cùng Dulcit tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây để phân biệt chính xác hai tình trạng trên nhé!
Mục lục
1. Phân biệt qua nguyên nhân và cơ chế hình thành
Nguyên nhân cũng như cơ chế hình thành rạn da và giãn tĩnh mạch là hoàn toàn khác nhau.
Nguyên nhân và cơ chế hình thành của rạn da
Rạn da là một loại sẹo xuất hiện khi da đột ngột căng ra và co lại trong thời gian ngắn khiến sợi collagen và elastin bị đứt gãy. Rạn da bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:
- Cơ thể tiết ra quá nhiều hormone cortisone từ tuyến thượng thận khiến da mất độ đàn hồi.
- Cơ thể phát triển quá nhanh do tập tạ, giảm hoặc tăng cân đột ngột, mang thai, giai đoạn tăng trưởng ở tuổi dậy thì.
- Sử dụng thuốc chứa thành phần corticosteroid dạng bôi hoặc uống trong thời gian dài.
- Mắc bệnh Cushing hoặc hội chứng Marfan.
Nguyên nhân và cơ chế hình thành của suy giãn tĩnh mạch
Trong khi đó, suy giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch căng ra hoăc xoắn lại do van tĩnh mạch bị yếu hoặc hư hỏng ngăn cản quá trình lưu thông máu khiến máu không thể hồi lưu trở về tim. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau như:
- Lão hóa: Van tĩnh mạch hao mòn dần theo thời gian, đồng nghĩa với việc giảm khả năng kiểm soát lưu lượng máu. Lúc này, máu có thể bị chảy ngược và tích tụ.
- Béo phì: Cân nặng vượt mức cho phép gây thêm áp lực lên tĩnh mạch và khiến các van suy yếu.
- Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, mãn kinh hoặc do dùng thuốc tránh thai là yếu tố làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.
- Mang thai: Bên cạnh sự thay đổi nội tiết tố, lưu lượng máu trong thời kỳ mang thai tăng lên để nuôi dưỡng bé cũng là nguyên nhân làm tăng áp lực lên tĩnh mạch chi dưới gây suy giãn.
- Ít vận động: Đứng hoặc ngồi trong thời gian liên tục trong thời gian quá dài khiến máu bị trì trệ, lưu thông kém hơn và có thể tích tụ lại, hình thành cục máu đông.
2. Phân biệt qua biểu hiện
Nhiều người cho rằng rạn da và giãn tĩnh mạch có sự tương đồng về mặt hình thái. Tuy nhiên, nếu kiểm tra kỹ thì không phải như vậy. Sự khác nhau giữa rạn da và giãn tĩnh mạch có thể được kiểm chứng bằng mắt thường.
Nhận biết rạn da
Rạn da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: bụng, ngực, hông, mông, đùi… Những vết rạn da mới nổi thường sờ thấy rõ, có màu tím, hồng, đỏ, nâu đỏ hoặc nâu sẫm tùy thuộc vào màu da của từng người và thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Theo thời gian, vết rạn không nổi lên thành sợi liên tục mà bị đứt đoạn như vùng da bị hụt xuống, không bằng phẳng, màu sắc sẽ nhạt dần và chuyển thành màu trắng.
Nhận biết suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch thường tập trung ở chân do đây là vị trí chịu nhiều áp lực khi phải nâng đỡ toàn bộ cơ thể và hoạt động thường xuyên. Tĩnh mạch nông bị suy giãn thường nổi lên trên bề mặt da thành một mạng lưới nối tiếp nhau trông giống như dây thừng hoặc mạng nhện, màu tím hoặc xanh. Bạn có thể nhìn thấy tĩnh mạch nổi rõ hơn vào buổi tối do chi dưới chịu sự tác động của trọng lực cơ thể khi thực hiện các hoạt động trong ngày.
Một di chứng sớm của tình trạng suy giãn tĩnh mạch mãn tính là viêm da ứ đọng hay còn gọi là chàm ứ đọng. Các dấu hiệu thường gặp là: hồng ban, bong da, rỉ dịch, da bị tăng sắc tố và sạm lại, có vết xuất huyết dưới da. Nếu không chữa trị đúng cách, viêm da ứ đọng sẽ phát triển thành những vết lở loét nghiêm trọng, xơ mỡ khó điều trị.
Người bị suy giãn tĩnh mạch thường có những triệu chứng khác như: đau nhức, sưng phù, mỏi chân, nặng chân như đeo đá, chuột rút khi ngủ…
3. Phân biệt qua biến chứng
Rạn da là những vết sẹo khó điều trị, ảnh hưởng tiêu cực về mặt thẩm mỹ nhưng không gây hại cho sức khỏe thể chất của bạn.
Trong khi đó, nếu không điều trị đúng cách, hệ thống tĩnh mạch bị giãn to dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm khuẩn vết loét: Các vết loét thường xuất hiện ở mắt cá chân hoặc vùng ống quyển. Chúng thường mang lại cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu, cản trở hoạt động hàng ngày. Nhiễm khuẩn vết loét có thể lan rộng nhanh chóng và mất nhiều thời gian để điều trị.
Đọc thêm: Tại sao giãn tĩnh mạch chân gây loét da?
Chảy máu nặng: Tĩnh mạch bị tổn thương nghiêm trọng dễ dàng vỡ ra khi va đập mạnh dẫn đến chảy máu không ngừng. Đây là trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Hình thành cục máu đông: Dòng máu gặp khó khăn trong việc lưu thông, ứ đọng lâu ngày là nguyên nhân hình thành các cục máu đông. Chúng có thể di chuyển về tim gây tắc nghẽn động mạch phổi và nguy cơ cao gây tử vong.
4. Rạn da và giãn tĩnh mạch điều trị như thế nào?
4.1. Điều trị rạn da
Vết rạn da cũ thường rất sâu và hầu như không thể điều trị triệt để. Kể cả những vết rạn da mới hình thành cũng mất rất nhiều thời gian và chi phí để có thể khắc phục một phần. Dưới đây là những cách phổ biến giúp làm mờ vết rạn da:
4.1.1. Mài da
Bác sĩ thẩm mỹ dùng dụng cụ chuyên dụng để làm phẳng các vết rạn, giúp da mịn màng hơn. Sau khi phẫu thuật, bạn mất khoảng 2 tuần để phục hồi hoàn toàn. Phương pháp này cũng có tác dụng phụ như: làm lỗ chân lông to hơn, nổi mụn thịt, tăng hoặc giảm sắc tố khiến da không đều màu.
4.1.2. Lăn kim
Bác sĩ thẩm mỹ dùng kim mỏng chuyên dụng châm vào vết rạn để kích thích sợi collagen và elastin hình thành, giúp vùng da bị hút xuống trở nên căng đầy và săn chắc hơn. Để đạt được hiệu quả, bạn phải thực hiện thủ thuật này khoảng 3 – 6 lần, thậm chí là nhiều hơn tùy vào tình trạng da. Tác dụng phụ thường gặp là: da bị kích ứng, sưng tấy, đổi màu, bong tróc.
4.1.3. Tái tạo bề mặt da bằng laser
Chuyên gia sử dụng những chùm sáng có bước sóng ngắn tập trung vào vùng da bị rạn kích thích sự phát triển của các sợi collagen khiến da căng đầy, mịn màng hơn. Hiệu quả của phương pháp này có thể kéo dài trong vài năm. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín để hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra như: xuất hiện mụn thịt, sưng tấy, tăng sắc tố khiến da sẫm màu hoặc giảm sắc tố khiến da sáng màu hơn.
4.1.4. Dùng retinol
Retinol là một dạng của vitamin A, xuất hiện phổ biến trong nhiều sản phẩm chăm sóc chống lão hóa nhờ khả năng cải thiện kết cấu da, làm mờ nếp nhăn và vết rạn. Bạn phải kiên trì dùng sản phẩm chứa retinol trong ít nhất 6 tháng mới thấy sự thay đổi. Một số tác dụng phụ xảy ra khi sử dụng retinol quá liều hoặc không đúng cách là: da bị khô, kích ứng, nhạy cảm với ánh sáng, đổi màu…
4.2. Điều trị suy giãn tĩnh mạch
Một số phương pháp khắc phục các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch là:
4.2.1. Dùng vớ y khoa
Vớ y khoa là công cụ thường được dùng nhất cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Sản phẩm được làm từ chất liệu đàn hồi tạo áp lực sâu vào các mạch máu ở chân, cố định vị trí của các van giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, hạn chế chấn thương, giảm đau nhức, tê bì, sưng phù và nguy cơ lở loét. Bạn chú ý dùng vớ có độ nén phù hợp, đúng size, bảo quản cẩn thận, giặt và phơi đúng cách để kéo dài tuổi thọ của vớ cũng như đảm bảo hiệu quả cao khi sử dụng.
Hỏi đáp: Cần mang vớ nén giãn tĩnh mạch trong bao lâu để có hiệu quả?
Nếu bị viêm da ứ đọng hoặc lở loét, bạn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết có nên dùng vớ y khoa hay không. Ngoài ra, bạn đừng quên sát trùng hàng ngày và che miệng vết thương bằng băng gạc, bông y tế để hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập.
4.2.2. Uống thuốc
Người bị suy giãn tĩnh mạch thường được kê đơn thuốc chống viêm và làm bền thành mạch. Trong trường hợp mắc viêm da ứ đọng, bạn có thể bôi thuốc mỡ chứa corticosteroid và kem dưỡng để cải thiện các triệu chứng, đồng thời da khỏe mạnh, mềm mại hơn.
Xem chi tiết: Các loại thuốc uống cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân
4.2.3. Điều trị xâm lấn
Các phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu thường được đề xuất khi tĩnh mạch bị tổn thương nghiêm trọng, nguy cơ cao hình thành cục máu đông. Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn kỹ lưỡng và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình điều trị.
Những phương pháp được dùng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
- Liệu pháp xơ hóa: Các chất xơ hóa dạng lỏng hoặc bọt được tiêm vào những tĩnh mạch bị suy giãn khiến chúng sưng lên, trở thành mô sẹo và tiêu biến hoàn toàn.
- Laser: Chuyên gia dùng chùm ánh sáng có cường độ cực mạnh tác động vào tĩnh mạch bị tổn thương mà không ảnh hưởng đến vùng da xung quanh.
- Phẫu thuật Stripping: Bác sĩ sẽ bóc tách và loại bỏ các tĩnh mạch nông chi dưới thông qua những vết cắt nhỏ.
- Phẫu thuật ghép da: Phẫu thuật này chỉ thực hiện khi vết loét quá lớn và ngày càng nghiêm trọng hơn, không có dấu hiệu hồi phục.
5. Cách phòng ngừa rạn da và giãn tĩnh mạch
5.1. Rạn da
Hiện nay, không có phương pháp nào đảm bảo ngăn ngừa triệt để nguyên nhân hình thành rạn da. Tuy nhiên, sự kết hợp hài hòa giữa chế độ ăn, tập thể dục và cấp ẩm góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa vết rạn xuất hiện.
- Bạn ăn đúng giờ và đủ bữa để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết giúp làn da luôn khỏe mạnh. Bạn đừng quên bổ sung những thực phẩm giàu kẽm, vitamin A, C, D và protein để củng cố cấu trúc da từ sâu bên trong.
- Tập thể dục đều đặn làm tăng lưu thông máu và kích thích cơ thể sản sinh collagen, hạn chế tình trạng gãy đứt collagen gây rạn da.
- Uống đủ nước là cách cấp ẩm cho da từ sâu bên trong. Ngoài ra, bạn tránh uống cà phê, nước ngọt, nước có ga vì chúng làm da khô, thâm sạm.
- Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày đảm bảo da luôn căng mịn.
5.2. Suy giãn tĩnh mạch
Để hạn chế tối đa tình trạng suy giãn tĩnh mạch, bạn lưu ý những vấn đề sau:
- Kiểm soát cân nặng nhằm giảm thiểu những áp lực không cần thiết lên tĩnh mạch.
- Thực hiện chế độ ăn ít muối là cách ngăn ngừa cơ thể giữ nước, hạn chế sưng phù chân.
- Lựa chọn trang phục phù hợp, không mặc quần bó sát, đi giày quá chật hoặc giày cao gót thường xuyên để bảo vệ tĩnh mạch, cũng như cơ bắp, xương khớp của bạn.
- Không đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian quá dài để quá trình vận chuyển máu diễn ra thuận lợi.
- Luyện tập thể thao thường xuyên để máu lưu thông tốt hơn, tránh ứ đọng máu.
Hỏi đáp: