Sưng phù chân diễn ra thường xuyên và kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nào đó. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về những bệnh lý liên quan tới triệu chứng này và cách để cải thiện sưng phù chân hiệu quả.
Mục lục
Sưng phù chân là dấu hiệu rất phổ biến, nó có thể xuất hiện khi bạn đứng hoặc ngồi quá lâu, sau khi uống rượu bia, thời tiết quá nóng hoặc do bạn đang mang thai. Tuy nhiên, sưng phù chân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng dưới đây:
1. Bệnh suy tim
Suy tim là bệnh mãn tính. Đây là tình trạng tim bị suy yếu do các tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng tim khiến cho tâm thất không có khả năng tiếp nhận máu hoặc bơm máu để đáp ứng nhu cầu cung cấp máu và oxy cho cơ thể. Máu không lưu thông khiến chất lỏng bị tích tụ tại các vùng thấp của cơ thể như: bàn chân, cẳng chân, mắt cá chân… gây sưng phù chân.
Dấu hiệu sưng phù chân do suy tim thường biểu hiện rõ nét nhất là vào cuối ngày, sau khi ngồi hoặc đứng liên tục. Triệu chứng sưng phù chân có thể được giảm bớt khi nằm xuống, gác cao chân nghỉ ngơi. Bên cạnh triệu chứng sưng phù chân, người bệnh suy tim còn gặp phải một số triệu chứng khác như:
- Khó thở.
- Ho khan.
- Mệt mỏi.
- Tăng cân không rõ nguyên nhân…
Xem thêm: Các dấu hiệu sớm để nhận biết bệnh suy tim giúp phòng ngừa đột quỵ
Suy tim là một bệnh mãn tính cần điều trị suốt đời. Mục đích của việc điều trị bệnh làm chậm tiến triển và tăng chất lượng sống của người bệnh. Để điều trị suy tim, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng, giai đoạn và nguyên nhân của bệnh. Bác sĩ có thể kết hợp các loại thuốc và có những phác đồ điều trị nhau cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt luyện tập.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ khuyên bạn nên phẫu thuật để điều trị như mổ van tim nếu suy tim do bệnh van tim, mổ bắc cầu mạch vành nếu suy tim do hẹp động mạch vành… Suy tim là bệnh lý nguy hiểm nhưng chúng ta vẫn có thể phòng ngừa và điều trị từ sớm. Vì vậy, bạn đừng lo lắng quá khi gặp triệu chứng này nhé, hãy bình tĩnh đi khám để được hỗ trợ kịp thời.
2. Bệnh suy thận
Thận có chức năng cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, lọc máu và các chất thải. Khi chức năng thận bị suy yếu, không hoạt động bình thường, không có khả năng lọc các chất thải từ máu có thể dẫn tới tích nước, sưng phù chân, mắt cá chân. Ngoài ra, bệnh còn có một số dấu hiệu:
- Rối loạn tiểu tiện, giảm lượng nước tiểu.
- Nước tiểu có bọt.
- Tiểu ra máu.
- Khó thở, nặng ngực, đau ngực.
- Buồn ngủ, thèm ngủ, mệt mỏi.
- Không muốn ăn.
- Nôn, buồn nôn
- Sụt cân nhanh.
Phương pháp điều trị suy thận phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn và tình trạng sức khỏe người bệnh suy thận mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp riêng như: Điều trị nội khoa, chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc, ghép thận…
Bệnh suy thận không có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được thăm khám sớm, điều trị đúng hướng vẫn có thể đảm bảo cuộc sống cho người bệnh. Chính vì vậy, nếu có biểu hiện về bệnh thận, người bệnh nên thăm khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ theo dõi chức năng thận và làm chậm sự tiến triển bằng các phương pháp điều trị thích hợp.
3. Bệnh xơ gan
Bệnh xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương trong một khoảng thời gian dài. Các tế bào gan bình thường còn lại phải tăng công suất hoạt động để đáp ứng nhu cầu hoạt động đào thải các chất độc. Từ đó, các mô xơ xuất hiện ngày càng nhiều làm giảm chức năng hoạt động của gan.
Sưng phù chân là một triệu chứng của xơ gan giai đoạn muộn F3, F4, bệnh thường xuất hiện dấu hiệu sưng phù cả 2 chân, ấn vào thấy lõm, 1 – 2 phút sau mới trở về bình thường, ấn không đau.
Ở giai đoạn cuối, bệnh có thể phù toàn thân, phù ổ bụng, cổ trướng. Nguyên nhân của tình trạng này là chức năng gan bị suy giảm, các hormone và điều tiết dịch biến đổi theo làm tăng áp lực trong các mạch máu lớn, máu từ lá lách, ruột chuyển đột ngột sang tuyến tụy và gan. Do đó gây hiện tượng phù chân và cổ trướng.
Xơ gan là bệnh lý nguy hiểm, việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn.
Phác đồ điều trị đưa ra có thể là: Ghép gan, nuôi cấy tế bào gốc. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để giảm triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh phát triển.
4. Bệnh viêm quầng
Bệnh viêm quầng (Erysipelas) là một bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng xảy ra ở trên da và các mô dưới da. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nhất là ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Ở trẻ sơ sinh, bệnh viêm quầng thường xuất hiện ở bụng, trẻ lớn hơn xuất hiện ở mặt, tai, da đầu. Ở người cao tuổi thường xuất hiện viêm quầng ở chân, tay.
Bệnh viêm quầng thường do vi khuẩn streptococcus nhóm A gây ra. Hiện tượng viêm nhiễm này gây ảnh hưởng đến lớp thượng bì và trung bì, lan đến mạch bạch huyết ở bề mặt da.
Triệu chứng của bệnh viêm quầng là xuất hiện vùng da màu đỏ, hơi đau. Dần dần, các tổn thương sẫm màu đỏ tươi, lan rộng xung quanh. Ngoài ra, bệnh còn một số đặc trưng tổn thương da như:
- Vùng da nhiễm khuẩn phồng rộp, phù nề. Trường hợp bệnh viêm quầng ở chân, khiến sưng phù chân, có thể dẫn tới hoại tử.
- Da có đường viền rõ ràng, nổi bật.
- Chảy máu dưới da, xuất hiện các nốt ban xuất huyết.
Bệnh viêm quầng là tình trạng nhiễm khuẩn da nên người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kèm theo các biện pháp chăm sóc tại nhà như: chườm, bôi da…
Một số trường hợp hiếm gặp thì có thể phải điều trị bằng phẫu thuật, loại bỏ các mô chết dưới da. Bệnh rất hiếm khi có trường hợp cần phải phẫu thuật để điều trị, chỉ khi các tổn thương tiến triển quá nhanh khiến nhiều mô khỏe mạnh chết đi. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ các mô chết dưới da.
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đi khám để được điều trị sớm và mang lại kết quả nhanh.
5. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Đây là bệnh mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mô lành trong cơ thể gây ra một số triệu chứng viêm khớp dạng thấp từ nhẹ đến nặng gồm:
- Khớp sưng đau, sưng phù chân
- Người mệt mỏi, sốt.
- Viêm khớp gia tăng và lan ra các mô xung quanh.
- Mô xương xuất hiện, sụn khớp bị phá hủy.
- Khớp sưng cứng nhiều hơn, khó khăn khi cử động, di chuyển.
- Khớp dần mất chức năng, biến dạng.
Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn mãn tính với nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị viêm khớp dạng thấp khỏi tận gốc mà chỉ có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị, phẫu thuật hoặc trị liệu thần kinh để ngăn ngừa bệnh tiến triển và hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra.
6. Bệnh gout
Bệnh gout hay còn được gọi là thống phong. Đây là một dạng viêm khớp phổ biến. Nguyên nhân bởi tình trạng tăng acid uric máu do mắc một số bệnh lý về máu như: bệnh đa hồng cầu, đau tủy xương, sử dụng thuốc điều trị bệnh lý ác tính… Hoặc do chế độ ăn uống, di truyền, cơ địa… Bệnh gây ra một số triệu chứng:
- Đau khớp dữ dội, vị trí đau tập trung ở các khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, cơn đau âm ỉ, kéo dài, đau mức độ tăng dần.
- Sưng phù bàn chân, đặc biệt là ngón chân bởi các khớp sưng, mềm, nóng và đỏ.
- Sốt, cơ thể mệt mỏi.
- Khó cử động các khớp bình thường.
Để điều trị bệnh gout hiệu quả, trước hết cần tìm và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, chấm dứt các triệu chứng đau nhức và dự phòng tái phát. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ cân nhắc sử dụng một số nhóm thuốc như: Thuốc giảm đau và chống viêm, thuốc giảm acid uric, thuốc dự phòng…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng purine cao, tránh xa bia, rượu và khói thuốc để giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Đọc thêm: 13 cách cải thiện tình trạng sưng phù chân tại nhà
7. Rối loạn chức năng tuyến giáp
Tuyến giáp là một bộ phần hình cánh bướm ở cổ có chức năng sản xuất hormone (nội tiết tố) điều hòa các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể. Khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn sẽ gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Dựa vào nồng độ hormone tuyến giáp, bác sĩ phân loại thành hai nhóm chính:
Cường giáp (tăng tiết hormone tuyến giáp):
Đây là tình trạng mà một lượng lớn hormone tuyến giáp được sản xuất dẫn đến dư thừa về số lượng. Khi bị cường giáp xuất hiện một số dấu hiệu:
- Bề mặt cẳng chân dày lên (ở phía trước, ngay trên mắt cá chân).
- Tại chỗ sưng tấy, da bị sừng hóa và bong tróc, tóc rụng (lỗ nang tóc).
- Chỗ sưng tấy khi ấn vào không có dấu vết lồi lõm, không có nếp
Suy giáp (nhược giáp):
Tình trạng suy giáp xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng nội tiết tố tuyến giáp thiết yếu. Hiện tượng phù nề có thể xảy ra khắp cơ thể, bao gồm cả ở chân.
Tùy thuộc vào bệnh lý đặc hiệu của tuyến giáp mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Điều quan trọng, bạn nên phòng ngừa rối loạn chức năng tuyến giáp, kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh xa bia rượu, khói thuốc và nên khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
8. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Sưng phù chân có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về máu. Tiêu biểu nhất là bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Đây là tình trạng hệ thống tĩnh mạch chân bị ứ lại, không lưu thông lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường. Tình trạng này gây tăng áp lực thủy lĩnh trong lòng tĩnh mạch khiến tĩnh mạch bị giãn ra gây ra triệu chứng sưng phù chân, đặc biệt là vùng mắt cá chân. Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng nhận diện:
- Căng, tức bắp chân.
- Nặng chân, nhức mỏi chân.
- Tê chân, có cảm giác như kiến bò.
- Xuất hiện chuột rút về ban đêm.
- Nổi gân chân chạy dọc theo da đùi, bắp chân, mắt cá chân hoặc đầu gối.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch khó có thể điều trị dứt điểm bệnh tận gốc. Thông thường, các biện pháp điều trị chỉ có thể cải thiện bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp như: Điều trị nội khoa hay phẫu thuật.
Suy giãn tĩnh mạch chân nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối ở lòng mạch, tắc nghẽn ở hệ bạch huyết, nhiễm trùng rất khó điều trị. Vì vậy, khi có bất kì triệu chứng nào, bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị bệnh sớm nhằm tránh những biến chứng xảy ra nhé.
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh nên tham khảo sử dụng TPBVSK Dulcit (Holistica Pháp).
Dulcit đã có mặt tại Việt Nam được 10 năm và được bày bán trên 2000 nhà thuốc uy tín, được chục ngàn người Việt tin dùng.
Nên dùng liên tục theo liệu trình 3 tháng, uống 2 viên/ ngày, sáng 1 viên, trưa 1 viên, uống, sau ăn 15 – 30 phút. Để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả, người bệnh nên dùng theo liệu trình liên tục tối thiểu 3 tháng.